Chợ chỉ... vùng biên giới mới có

Đại úy Trần Bá Liêm phổ biến cho các tiểu thương chợ lối mở A Pa Chải về các dấu hiệu nhận biết tiền thật và tiền giả.
Đại úy Trần Bá Liêm phổ biến cho các tiểu thương chợ lối mở A Pa Chải về các dấu hiệu nhận biết tiền thật và tiền giả.
(PLO) - Chợ chỉ… vùng biên mới có là chợ Cột Mốc, chợ lối mở tức chợ mở ở hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, ở giữa là đường biên, cột mốc. Các chợ độc đáo này là một trong những nơi “trung chuyển” hàng Việt sang Trung Quốc và ngược lại của cư dân giáp biên. Không chỉ là nơi giao thương, chợ phiên vùng cao còn là nơi khách du lịch ghé qua để cảm nhận những nét đẹp văn hóa của hai quốc gia có chung đường biên giới. 

Độc đáo chợ cột mốc, chợ lối mở

Chợ phiên lối mở A Pa Chải - Long Phú được mở tại điểm nối A Pa Chải (xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên) và Long Phú (huyện Giang Thành, Vân Nam, Trung Quốc), sát cột mốc số 3 biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Theo Đồn Biên phòng A Pa Chải, nằm gần ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung, chợ được thành lập từ năm 2010, mở phiên họp vào các ngày 3, 13, 23 âm lịch hàng tháng, cũng là những ngày mở lối cửa khẩu. Mỗi phiên chợ thường họp từ sáng sớm đến 5 giờ chiều. 

Để đảm bảo quy định qua lại biên giới, tránh trường hợp nhiều người lợi dụng vào chợ rồi “tranh thủ” vượt biên trái phép, Trạm Kiểm soát Biên phòng A Pa Chải, Đồn Biên phòng A Pa Chải đã đặt một barie chắn đường, chỉ mở một lối nhỏ đặt bàn kiểm soát xuất nhập cảnh. Ai đi qua phải xuất trình giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hay giấy giới thiệu để bộ đội biên phòng (BĐBP) vào sổ.

Phương tiện xe cộ có nơi gửi riêng, được BĐBP coi miễn phí. Thế nhưng ngày nào cũng có khách đi chợ gãi đầu, gãi tai: “Em có chứng minh thư đây nhưng vợ em không có. Cho chúng em sang bên kia một tí” hoặc có em gái chưa có giấy tờ tùy thân ngại ngần chìa ra một tấm ảnh chân dung 3x4 của mình. Các trường hợp như vậy đều bị từ chối xuất cảnh sang chợ Long Phú. 

Chợ Cột Mốc hay chợ Mốc 53 là cách gọi của dân địa phương đối với hai chợ đối diện, một bên họp chợ trên lãnh thổ Việt Nam thuộc xã biên giới Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) và một bên họp trên lãnh thổ Trung Quốc thuộc xã Đức Thiên (huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây), ở giữa là cột mốc quốc giới số hiệu 835 phân định biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Cạnh cột mốc 835 là cột mốc quốc giới 53 cũ được hai nước Việt Nam - Trung Quốc thống nhất giữ lại trên thực địa để bảo tồn di tích lịch sử. Chợ Mốc 53 được họp vào tất cả các ngày trong tuần. Bên 2 cột mốc quốc giới, du khách xếp hàng chụp ảnh lưu niệm khiến chợ càng nhộn nhịp, đông vui. 

Cũng được mở gần cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc là chợ cửa khẩu mốc 358 Bạch Đích (xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, Hà Giang). Chợ biên giới Mốc 358 (mốc cũ là Mốc 9 nên còn gọi là chợ Mốc 9) mở mỗi tuần một phiên vào ngày Thân, ngày Dần theo lịch âm hàng tháng. Đây là chợ phiên lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Minh và cũng là chợ phiên duy nhất cho người dân giáp biên thuộc huyện Ma Ly Pho, Trung Quốc. Chợ Bạch Đích được huyện Yên Minh quy hoạch thu hút đầu tư phát triển kinh tế biên mậu giai đoạn 2016-2020. 

Mua sắm và… chơi chợ

Khách đến chợ là khách du lịch trong và ngoài nước, các nhóm phượt và nhân dân hai bên khu vực giáp biên. Các chợ được mở với mục đích ban đầu là phục vụ nhu cầu mua sắm, giao thương của bà con hai bên biên giới, vừa là nơi giao lưu văn hóa nhưng hiện tại, quy mô các chợ không ngừng phát triển. Các gian hàng bày san sát và hàng hóa rất đa dạng. 

Tại chợ, khách có thể mua hàng bằng tiền Việt và Nhân dân tệ Trung Quốc. Đến chợ, du khách không cần biết tiếng Trung hay tiếng Việt vẫn trả giá mua bán được. Chỉ cần người mua giơ món hàng lên, chủ hàng liền nhìn mặt để biết quốc tịch của khách mà bấm số tiền nước nào vào máy tính. Khách nhìn số tiền nếu đồng ý thì lấy hàng, trả tiền. Không ưng thì trả giá bằng cách cầm máy tính bấm số tiền mà mình trả giá, cứ thế cho đến khi một bên gật đầu đồng ý. 

Không thể phủ nhận các gian hàng của Trung Quốc phong phú hơn hẳn phía Việt Nam. Các phương tiện ô tô, xe máy vận chuyển đỗ san sát, hàng quán được đầu tư đầy đủ hệ thống âm thanh, ánh sáng, các mặt hàng bày bán đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Từ thực phẩm, giày dép, quần áo đến các sản phẩm điện tử không thiếu thứ gì, thậm chí có cả cửa hàng răng giả lắp tại chỗ. Những gian hàng của người Trung Quốc có rất nhiều loại hàng hóa giá rẻ mà mẫu mã lại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt là thực phẩm, các loại giống cây trồng, gia cầm... so với giá bán bên chợ Việt Nam chỉ bằng một nửa. Thế nên mới có chuyện mang một con gà ở Việt Nam đi bán, mua được cân thịt mỡ lại còn thêm… đôi gà ở cửa hàng thực phẩm Trung Quốc. 

Người đến chợ không chỉ với mục đích mua hàng mà rất nhiều người đến chỉ để… chơi chợ bởi các phiên chợ vùng cao luôn hấp dẫn, là sự hội tụ của nhiều sắc màu văn hóa của nhiều dân tộc. 

Những ngày giáp Tết này, trời se lạnh. Trong màn sương đặc quánh, dần lộ ra những sắc màu rực rỡ của trang phục hàng thổ cẩm và tiếng khèn dặt dìu bài Chợ phiên Lai Châu: “Đỉnh đèo đội trời, chân đồi đạp suối. Sáng mở cửa gặp núi, đêm kê gối bằng rừng. Ngày gùi nắng trên lưng. Vui tưng bừng chợ phiên”. Hay “Bước tới phiên chợ đông, má em gọi nắng hồng. Bước tới phiên chợ đông, váy hoa mừng tung tẩy”.

Chợ phiên vùng cao có một không gian khác nhiều so với những phiên chợ ở miền xuôi. Đó là một không gian đa âm, đa sắc màu, đa ngôn ngữ, yên vui, náo nức và đầm ấm. Xuống chợ với bà con dân tộc không khác gì đi hội. Hàng bán tại những phiên chợ biên giới từ lâu đã trở thành đặc trưng. Bởi lẽ, những hàng hóa được bày ra ở chợ phiên đều là những sản vật do đồng bào vùng cao tự làm ra và mang xuống trao đổi, mua bán. Đó là những loại rau xanh non trồng trên núi cao, gạo nếp, gạo đỏ. Bên cạnh đó là các sản phẩm tươi sống như gà bản, vịt bầu, lợn cắp nách...

Không thể thiếu được trong các phiên chợ biên giới là rượu nấu từ ngô thơm nức - một thứ “mỹ tửu” của đồng bào vùng cao mang xuống chợ phiên. Không nhiều, số hàng họ mang bán chỉ đủ tiền mua quần áo về cho lũ trẻ ở nhà hoặc cái cuốc, cái xẻng làm ruộng và thêm ít nhu yếu phẩm... Các quầy hàng nông cụ phục vụ sản xuất như dao, cuốc, xẻng, lưỡi cày do người Hà Nhì ở Sín Thầu làm rất đông khách. 

Cách bán hàng của đồng bào vùng cao ở những phiên chợ biên giới cũng mang đến nét độc đáo và lí thú. Tiểu thương thường nói thách còn người bán hàng là đồng bào dân tộc thiểu số thì không. Họ bán hàng không cần cân đo gì mà chỉ bán “quạ” cho khách. Chẳng hạn như bán xâu măng, mớ rau, đôi gà, con lợn người bán nói luôn giá bán mà không cần biết trọng lượng của chúng là bao nhiêu. Không hề có lời kì kèo ngã giá, mặc cả hay bớt một thêm hai. Bởi trước khi ra chợ, người bán định luôn giá của từng loại hàng và cứ thế phát giá khi khách mua hàng hỏi. Người bán chỉ bán duy nhất một giá mà không hề thay đổi, dù món hàng đó đến tan chợ không ai mua, thà mang về chứ không bán tháo cho hết.

Có chợ còn có kiểu bán đôi, cách bán này chủ yếu được áp dụng cho việc bán những con vật do đồng bào nuôi được như đôi vịt, đôi gà, đôi lợn, đôi chó... Khi đến chợ phiên biên giới, hiếm thấy khi nào đồng bào tách đôi để bán từng con vật. Có những lần vì bán cả đôi nên khách không mua được, bà con vui vẻ mang con vật về, thả ra nuôi tiếp và đến phiên chợ sau lại mang đến chợ bán. Việc bán đôi không phải là cách làm khó khách mua mà xuất phát từ quan niệm nhân sinh được đồng bào dân tộc gìn giữ từ bao đời nay. Đó là quan niệm về âm dương, về đôi lứa. Cái gì cũng phải đi đôi, có như vậy mới có sự phát triển một cách hài hòa.

Tuyên truyền pháp luật ở chợ Cột Mốc

Theo Đồn Biên phòng Đàm Thủy, BĐBP Cao Bằng, chợ Cột Mốc 53 gần thác Bản Giốc nên tại chợ, trung bình mỗi tuần phía Việt Nam có trên 1.000 khách du lịch, cao điểm có tuần tới 4.000 khách đến chợ. Phía Trung Quốc trung bình có trên 4.000 khách, cao điểm có tuần lên đến 22.000 người chơi chợ và thăm quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).

Để đảm bảo an toàn, an ninh khu vực biên giới và đảm bảo cho khách du lịch có thể thoải mái đi lại, mua sắm, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Đàm Thủy đã phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền 3 văn kiện pháp lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, giữ gìn vệ sinh, không bán hàng cấm, kịp thời thông báo với lực lượng bảo vệ biên giới những vấn đề phát sinh. 

Tại chợ phiên lối mở A Pa Chải - Long Phú, Trung tá Phạm Hồng Giang - Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải cho biết: “Đội tuyên truyền lưu động gồm các thành viên của Đồn Biên phòng A Pa Chải và lực lượng chức năng Trung Quốc đã nhiều lần phối hợp tuyên truyền song phương bằng hai thứ tiếng Trung và Việt cho các chủ cửa hàng kinh doanh trên chợ biên giới hiểu rõ hơn về quy chế biên giới, hàng giả, cách nhận biết tiền thật, tiền giả và các loại hàng hóa cấm nhập, xuất khẩu...”. Khi được Đại úy Trần Bá Liêm - Trạm trưởng Trạm KSBP A Pa Chải trực tiếp giới thiệu 7 dấu hiệu nhận biết tiền thật, tiền giả, nhóm tiểu thương người Việt rất phấn khởi. 

Đại úy Liêm cho biết: “Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật song phương đã giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người dân hai bên biên giới. Không chỉ vậy, qua hoạt động này, bà con còn thấy được sự phối hợp công tác giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước, từ đó có ý thức hơn trong việc giữ gìn khu vực biên giới hòa bình, ổn định để phát triển sản xuất, kinh doanh”.

Đọc thêm

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung: