Chính sách đối với lao động nữ: Phần lớn chưa đi vào cuộc sống (kỳ 1)

Thường xuyên tăng ca, cuộc sống kham khổ, không có thời gian dành cho nhu cầu vui chơi, giải trí, thậm chí nhiều người phải tạm gác thiên chức làm mẹ do yêu cầu công việc là thực trạng buồn về cuộc sống của lao động nữ trong nhiều doanh nghiệp…

Không có thời gian vui chơi, giải trí

 

Theo khảo sát của Liên đoàn Lao động thành phố ở 13 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh may mặc, giày da và nến, hầu hết lao động nữ phải làm tăng giờ quá quy định (hơn 400 giờ/năm). Thời gian lao động kéo dài 12-14 giờ/ngày, làm 2-3 chủ nhật/tháng. Theo bà Nông Kim Nguyệt, Trưởng ban nữ công Liên đoàn Lao động thành phố, cá biệt vẫn có trường hợp lao động nữ mang thai làm thêm giờ hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Ngoài việc doanh nghiệp phải hoàn thành đúng hạn hợp đồng giao sản phẩm, lý do chính làm thêm giờ, thêm ca là đơn giá tiền lương sản phẩm quá thấp nên người lao động buộc phải làm thêm mới bảo đảm thu nhập tối thiểu.

 

Không có điều kiện cả về thời gian lẫn vật chất nên việc giải trí, vui chơi với lao động nữ gần như là một thứ xa xỉ. Ở trọ không có điều kiện mua  ti vi, thời gian ít ỏi còn lại sau giờ làm việc họ dành để…ngủ cho lại sức để ngày mai tiếp tục “đi cày”.

 

Ngoài ra, việc chăm sóc sức khỏe lao động nữ còn nhiều hạn chế, chủ doanh nghiệp thường bỏ qua hoặc chỉ làm chiếu lệ. Theo khảo sát của Liên đoàn Lao động thành phố, có doanh nghiệp chỉ thực hiện chế độ nghỉ khám thai cho lao động nữ 3 lần trong thời kỳ mang thai. 12/13 doanh nghiệp không có phòng thay quần áo, làm vệ sinh cho lao động nữ. Nhìn chung, các doanh nghiệp không quan tâm xây dựng nhà tắm nữ hoặc một số doanh nghiệp có nhà tắm nhưng không sử dụng được, không có nước sạch, ảnh hưởng đến vệ sinh của lao động nữ. Nhiều chị em bị mắc các bệnh phụ khoa…Chỉ có một doanh nghiệp có nhà tắm, nước sạch là Công ty Yen of London.

 

Việc thực hiện chế độ khám sức khỏe không được doanh nghiệp quan tâm thỏa đáng. Trong 2 năm 2008, 2009, chỉ có 9 doanh nghiệp thực hiện khám sức khỏe cho 11594 công nhân (khoảng 71%). Riêng khám phụ khoa cho lao động nữ càng hạn chế hơn, chỉ có 5 doanh nghiệp tổ chức khám cho 3571 người (25%). Nhiều doanh nghiệp cho rằng khám sức khoẻ tổng thể một lần/năm là đã cố gắng rồi, nói gì đến khám đi, khám lại. Đại diện công đoàn cơ sở ở một số doanh nghiệp thừa nhận rằng, việc khai thác quá mức sức lao động của lao động nữ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em. Do thời gian làm việc kéo dài, nữ công nhân thường mắc các bệnh liên quan đến cổ, cột sống, tim mạch, huyết áp. Theo lý giải của nhiều doanh nghiệp, chính sách, chế độ cho lao động nữ khu vực ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế là do họ chưa được ưu đãi về thuế hoặc việc vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất còn gặp khó khăn, thủ tục phức tạp.

 

Cường độ lao động cao, chế độ đãi ngộ thấp

 

Thực tế, phần lớn lao động nữ nhập cư chỉ được doanh nghiệp ký hợp đồng ngắn hạn thay vì phải chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật. Theo ý kiến của nhiều công nhân, cường độ và thời gian lao động hiện nay đã giảm căng thẳng hơn so với năm 2008 do doanh nghiệp ít đơn đặt hàng hơn nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức cao, nhiều nơi vẫn trong tình trạng rất căng thẳng: 69% số lao động nữ nhập cư được hỏi làm việc 48 giờ/tuần; 13% làm việc 49 – 56 giờ/tuần; 5% làm việc 64 – 72 giờ/tuần; 15% làm việc 9 – 11 giờ/ngày, 7% làm việc 12 giờ/ngày và 1% làm việc trên 12 giờ/ngày. Trong tổng số 15076 lao động nữ trong 13 doanh nghiệp được Liên đoàn Lao động khảo sát số công nhân nữ được tham gia BHXH, BHYT chiếm tỷ lệ hơn 70% so với tổng số lao động nữ đã ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, trong đó, tỷ lệ lao động nữ ở một số doanh nghiệp được tham gia BHXH, BHYT thấp. Đơn cử như Công TNHH thương mại dịch vụ Trường  Sơn 9,5%; Nhà máy giày Bảo Hân (13,6%); Công ty cổ phần giày Long Sơn 31,8%, Công ty May Trường Sơn (52%)…Các doanh nghiệp đều đóng đóng BHXH theo lương ký hợp đồng lao động, dựa trên mức lương tối thiểu nên lao động nữ chịu nhiều thiệt thòi khi thực hiện chế độ, nhất là chế độ thai sản, hưu trí…

 

Năm 2009, thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội sau khi thanh tra, kiểm tra 100 doanh nghiệp phát hiện nhiều sai phạm như thời gian thử việc vượt quá quy định; chưa đóng BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và thanh toán tiền làm thêm giờ cho người lao động…

 

Tăng sản lượng nhưng không muốn mất thêm chi phí sản xuất, một số doanh nghiệp cố tình hạ thấp đơn giá sản phẩm hoặc đặt ra những chỉ tiêu sản xuất cao, do đó tiền lương, tiền công được trả chưa tương xứng với thời gian, công sức của người lao động. Tiền lương và thu nhập thực tế của hầu hết công nhân nữ nhập cư giảm so với trước (bình quân từ 15 – 30%) trong khi giá cả ngày một leo thang, tiền trượt giá người lao động càng phải chi tiêu tiết kiệm, kham khổ hơn, nhất là những người phải tiết kiệm tiền để gửi về hỗ trợ gia đình, người thân. Phần lớn chị em tự mua thực phẩm về nấu thay vì ăn ở các quán ăn bình dân, mức chi bình quân chỉ là 3.000 – 7.000 đồng/bữa.

 

Công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân lao động nói chung, lao động nữ nói riêng hạn chế do người sử dụng lao động chưa coi đó là nghĩa vụ, mặt khác họ cố tình cho rằng, công nhân hiểu biết nhiều vì biết nhiều lại đòi hỏi quyền lợi nhiều…Do đó, nhiều công nhân không hay biết quyền lợi, chính sách mình được hưởng, đã thiệt thòi lại càng thiệt thòi hơn…

 

Thanh Thủy

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.