Chính quyền và chủ đầu tư nỗ lực vì DA KĐT Long Hưng

Liên quan đến dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng (xã Long Hưng, TP Biên Hòa, Đồng Nai), PLVN đã có cuộc trao đổi với đại diện chính quyền địa phương để làm rõ hơn việc đền bù, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.

Liên quan đến dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng (xã Long Hưng, TP Biên Hòa, Đồng Nai), PLVN đã có cuộc trao đổi với đại diện chính quyền địa phương để làm rõ hơn việc đền bù, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.

Cầu An Hòa - một trong ba cây cầu được chủ đầu tư xây dựng  để vào Khu dự án đô thị thương mại và dịch vụ Long Hưng
Cầu An Hòa - một trong ba cây cầu được chủ đầu tư xây dựng để vào Khu dự án đô thị thương mại và dịch vụ Long Hưng

Dự án đã được Thủ tướng đồng ý cho triển khai

Như PLVN đã phản ánh, trong tổng số 1.173,3952 ha phục vụ dự án khu kinh tế mở Long Hưng, thì có đến 70% diện tích đã được chủ đầu tư thỏa thuận với người dân; phần còn lại chính quyền địa phương phải tiến hành thu hồi đất…

Trao đổi với PLVN, Chánh Văn phòng UBND TP Biên Hòa - Hồ Văn Lộc cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai về giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án này, UBND TP đã chỉ đạo các phòng, ban lập kế hoạch thực hiện.

Cưỡng chế thì chẳng ai thích cả, nhưng chúng tôi làm đúng quy định, vừa đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, vừa đảm bảo quyền lợi của dân nên UBND TP Biên Hòa đã huy động các ban ngành và địa phương vận động, phân tích đúng sai, thiệt hơn nên đã tạo sự chuyển biến lớn trong người dân. 

Vì vậy, nói là cưỡng chế nhưng khi chúng tôi xuống đến nơi thì đa số người dân bàn giao mặt bằng; còn những hộ chưa đồng tình thì chúng tôi lắng nghe để giải thích, thuyết phục; nếu ý kiến của dân là đúng thì mình ghi nhận và giải quyết.

Với sự vào cuộc của các ban ngành, sự hưởng ứng tích cực của chủ đầu tư, chúng tôi dự kiến trong tháng 9/2012 sẽ cố gắng vận động người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng với phương châm chỗ nào đất trống thì bàn giao ngay, còn đất nào đang có nhà thì khi hộ dân ký bàn giao mặt bằng thì chủ đầu tư sẽ hỗ trợ mỗi hộ chính 20 triệu đồng tiền tạm cư, hỗ trợ mỗi tháng 2 triệu tiền thuê nhà (3 tháng/lần) đến khi xong nhà tái định cư.

Còn nhà của dân họ vẫn ở, đến khi nào xong khu tái định cư thì chuyển vào. Đây là một điều kiện thuận lợi mà chủ đầu tư giành cho người dân.

“Đến nay, công tác GPMB được tiến hành cơ bản là thuận lợi, đa số người dân đồng tình. Cụ thể, tại dự án hương lộ 2, khi cơ quan chức năng mới đọc quyết định cưỡng chế thì người dân đã tự tháo dỡ, di chuyển vào khu tạm cư; Dứ an khu tái định cư 97ha đến nay đã GPMB được 100 %...”, ông Lộc cho biết.

Thưa ông, có ý kiến cho rằng theo Nghị định 02/2006 thì dự án có quy mô từ 200 ha trở lên phải xin ý kiến của Thủ tướng, trong khi một số dự án nhỏ thuộc dự án Khu kinh tế mở Long Hưng có diện tích trên 200ha chưa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt?

- Tại thời điểm đó, UBND tỉnh Đồng Nai giới thiệu địa điểm cho chủ đầu tư thì có một số dự án có diện tích trên 200 ha. Sau đó, các cơ quan trung ương đã vào làm việc và UBND tỉnh đã có giải trình chi tiết. Trên cơ sở báo cáo của bộ, ngành liên quan, Thủ tướng đã có văn bản chấp thuận cho triển khai dự án. Chỗ này nhận thức người dân cho rằng, Thủ tướng đồng ý nghĩa là phải có quyết định phê duyệt; trong khi đó văn bản chấp thuận của Thủ tướng là văn bản hành chính nhưng về mặt pháp lý nó vẫn có hiệu lực pháp lý.

Là dự án trọng điểm, ông có thể lý giải vì sao có một giai đoạn công tác GPMB bị đình trệ?

- Long Hưng vốn thuộc huyện Long Thành và công tác kiểm kê, bồi thường GPMB do huyện này thực hiện. Đến 1/4 /2010, Long Hưng mới nhập về TP Biên Hòa thì công việc gần như làm lại từ đầu; đặc biệt, hồ sơ kiểm kê bắt buộc không đầy đủ nên khi căn cứ hồ sơ của UBND huyện Long Thành bàn giao, TP Biên Hòa ban hành các quyết định bồi thường thì bị khiếu nại rất nhiều với gần 300 đơn, phải giải quyết nên cũng mất nhiều thời gian.

Hiện vẫn còn một số đơn khiếu nại và thanh tra đang thụ lý. “Trước đây, áp dụng Quyết định 72 của UBND tỉnh ban hành năm 2008, người dân thấy thấp nên khiếu nại. Vừa rồi, TP Biên Hòa đã báo cáo đề nghị và UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản cho phép TP Biên Hòa hỗ trợ bổ sung phần chênh lệch giá nhà cho người dân”, ông Lộc cho biết.

Giai đoạn vừa qua nhiều địa phương có tâm lý e ngại trong giải phóng mặt bằng, nhưng Biên Hòa vẫn tiến hành và như ông nói là với kết quả rất tốt. Vậy bí quyết là gì, thưa ông?

- Chúng tôi căn cứ các văn bản pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ, các bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Đồng Nai về thực hiện triển khai dự án. Đặc biệt, các quyết định thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất của UBND TP Biên Hòa đều được tham mưu bởi các phòng, ban ngành liên quan như Tài nguyên & Môi trường, Tư pháp, Thanh tra…

Công tác đền bù thì mỗi dự án có một Hội đồng riêng. Quyết định bồi thường được xây dựng bởi Trung tâm phát triển quỹ đất, sau đó sẽ được thẩm định bởi tổ thẩm định với các thành viên liên quan từng lĩnh vực để đảm bảo tính pháp lý.

Ông đánh giá như thế nào về dự án này, về chủ đầu tư và về người dân?

- Nếu triển khai được dự án thì góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc thay đổi kinh tế, xã hội của xã Long Hưng, biến Long Hưng từ vùng quê hẻo lánh, nghèo khó trở thành khu đô thị hiện đại.

Còn chủ đầu tư, ngời việc chấp hành các quy định của Nhà nước, họ còn có nhiều chủ trương hỗ trợ rất lớn cho người dân. Về người dân, đa số đều đồng tình với chủ trương thực hiện dự án; còn một số người băn khoăn về giá bồi thường nhà đất, nhưng giá đất thì theo quy định của nhà nước, đền bù giá nào thì tái định cư giá đó và thành phố không kiến nghị được; còn giá nhà thì thành phố đã có kiến nghị và được UBND tỉnh chấp thuận bổ sung tiền nâng giá đền bù nhà cho người dân.

Mong người dân đừng nghe kẻ xấu xúi giục

Liên quan đến dự án này, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Biên Hòa Trương Phúc Hậu cho biết: Dự án này được đánh giá là có sự hợp tác chia sẻ của chủ đầu tư đối với địa phương trong GPMB. Đây là dự án nhà nước thu hồi đất, tuy nhiên chủ đầu tư đã chủ động xin ý kiến UBND tỉnh được phép thỏa thuận bồi thường với người dân.

Có điều ở đây nhiều bà con không hiểu là cũng là dự án phát triển kinh tế nhưng loại dự án nào thì nhà nước thu hồi đất, loại dự án nào thì nhà nước không phải thu hồi đất.

Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

- Sự chia sẻ nhà đầu tư thể hiện ngoài việc bồi thường theo quy định của nhà nước, họ còn có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân mà theo tôi được biết thì chưa có dự án nào ở địa phương nhận được sự hỗ trợ của nhà đầu tư như dự án này.

Thứ nhất, khi người dân thực hiện tái định cư thì theo luật họ phải đóng tiền sử dụng đất, nhưng ở đây số tiền này đã được nhà đầu tư đứng ra đóng cho người dân; kế đến nhà đầu tư đóng cho các hộ chính tái định cư tiền đầu tư cơ sở hạ tầng…Với tổng hai khoản chừng 300 triệu/hộ chính. Thứ 2, khi thu hồi đất, chủ đầu tư còn hộ trợ mỗi hộ chính 20 triệu đồng tiền tạm cư, 2 triệu/tháng tiền thuê nhà. Chủ đầu tư còn rất quan tâm đến công ăn việc làm cho người dân.

Theo ông, vướng mắc lớn nhất hiện nay trong việc GPMB là gi?

- Tại dự án này, hiện một số người dân chưa hiểu, nghe người khác xúi bẩy không chỉ gây khó khăn cho cơ quan chức năng và chủ đầu tư mà còn gây thiệt hại cho chính họ. Ví dụ, khi người dân chuẩn bị ký bàn giao đất thì bị xúi bẩy không ký bàn giao mặt bằng, mà khi người dân không bàn giao mặt bằng thì bắt buộc phải cưỡng chế, mà khi đã cưỡng chế thì người dân không được hưởng các chế độ hỗ trợ của nhà nước cũng như của chủ đầu tư. Như vậy chính họ là người bị thiệt hại.

Vậy công tác GPMB vừa qua được tiến hành thế nào, thưa ông?

- Lúc đầu người dân chưa đồng tình vì họ chưa hiểu rõ về chính sách bồi thường, lại bị một số người xúi bẩy… Nhưng sau đó, chúng tôi xuống cưỡng chế và giải thích thì người dân mới hiểu và hợp tác và phối hợp với chính quyền.

Tôi làm công tác cưỡng chế nhiều, nhưng chưa thấy nhà đầu tư nào mà thiện chí và hỗ trợ người dân như dự án này Ngoài ra, ngoài chủ đầu tư hỗ trợ thì chính quyền địa phương cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân  trong chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Một số hộ không phải sản xuất đất nông nghiệp mà là đất đó bị đầu cơ rồi để hoang, nên đương nhiên họ không được hưởng hỗ trợ chuyển đổi sản xuất.

P.V.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.