Chinh phục vật nuôi lạ, quý hiếm

Những con vật quen sống hoang dã ở núi rừng hoặc đầm lầy… bỗng trở thành những vật nuôi thích nghi với phố biển. Đó là nhờ cái tài của những nông dân đất Cảng trong việc chinh phục, thuần hóa chúng trở thành hàng hóa,  giúp họ tăng thu nhập.

Những con vật quen sống hoang dã ở núi rừng hoặc đầm lầy… bỗng trở thành những vật nuôi thích nghi với phố biển. Đó là nhờ cái tài của những nông dân đất Cảng trong việc chinh phục, thuần hóa chúng trở thành hàng hóa,  giúp họ tăng thu nhập.

Một số vật nuôi lạ, quý hiếm
Một số vật nuôi lạ, quý hiếm
                               

Những nông dân “dám nghĩ, dám làm”

 

Trong số khá nhiều vật nuôi ở trang trại tổng hợp của ông Vũ Văn Dứa ở thôn Bắc, xã Lưu Kiếm (Thủy Nguyên) gồm ngan, gà, thủy sản… ông chủ trang trại quan tâm hơn đến số lợn rừng và chim công, bởi chúng là vật nuôi lạ, quý. Ông  cho biết: “Trang trại có 21 con lợn rừng, trong đó có 8 con lợn rừng giống bố mẹ được đưa từ một tỉnh miền núi phía Bắc về. Các con giống bố, mẹ mua khá đắt, chỉ nuôi để sinh sản. Trang trại thành công trong việc nhân giống lợn rừng để bán. Lợn rừng nuôi thương phẩm chỉ chiếm số lượng nhỏ. Riêng chim này mới nuôi thử nghiệm, vì giống chim này rất khó mua, gia đình nuôi chủ yếu để làm cảnh”. Theo ước tính của ông Dứa, hiện ở Hải Phòng chưa có mấy người mạnh dạn đưa lợn rừng và chim công về nuôi. Vì vậy trước tiên ông mới tính đến việc gây dựng thêm nhiều cặp lợn mẹ cho sinh sản để cung ứng giống cho bà con, sau đó mới mở rộng nuôi thương phẩm cung ứng cho người tiêu dùng.

 

Trang trại của ông Nguyễn Xuân Hiến ở Thạch Hào (xã Kiến Thiết) gần đây được nhiều người biết đến là trang trại chuyên nuôi nhím với quy mô lớn nhất  thành phố Cảng. Từ chỗ ban đầu nuôi thử nghiệm 13 đôi nhím giống, hiện, trang trại có 40 đôi nhím giống sinh sản. Tổng số vốn đầu tư chuồng trại và con giống có thể lên đến gần 1 tỷ đồng. Trang trại trở thành địa chỉ cung cấp nhím giống phổ biến cho nông dân địa phương và một số tỉnh lân cận.

 

Cho lợn rừng ăn
Cho lợn rừng ăn

Đưa vật nuôi lạ, quý hiếm thành sản phẩm hàng hóa

 

Gần đây, khi nghe thông tin về giá trị kinh tế cao khi nuôi thành công một số loại vật nuôi quý, hiếm, không ít nông dân Hải Phòng nổi “máu” làm giàu từ những vật nuôi này. Họ không ngại việc đi học hỏi kinh nghiệm nuôi và mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Hiện, trên đất Cảng có một số nông dân đưa các vật nuôi lạ, quý như lợn rừng, nhím, kỳ đà, cá sấu, hươu, chim công …về nuôi tại gia đình. Những vật nuôi này vốn quen với cuộc sống hoang dã nên khi đưa về nuôi tại nhà ban đầu chưa quen với điều kiện chăm sóc, không ít người bị chúng tấn công hoặc phải đóng “học phí” vì thiệt hại con giống. Ông Văn Hữu An ở xã Tân Phong (Kiến Thụy) kể: “Những con nhím tua tủa lông cứng trông thật đáng sợ. Ngày đầu khi đưa về nuôi trong trang trại tại gia đình, do chưa quen nên chăm sóc chúng khá vất vả nhưng khi đã quen thì chúng không còn đáng sợ nữa mà ngoan ngoãn lạ thường”. Ông Phạm Văn Cư ở xã Lưu Kiếm (Thủy Nguyên) phàn nàn: “Thời gian đầu thử nghiệm nuôi nhím, gia đình xây chuồng trại chưa đúng quy cách, một con nhím nhảy ra khỏi chuồng rồi chạy lăng xăng quanh bờ ao, khi nhảy vượt bờ tường vây thì bị vỡ đầu chết. Nghĩ mà xót vì một con nhím giống giá hơn chục triệu đồng”. Bà Lê Thị Nga ở phường Ngọc Xuyên (Đồ Sơn) khi đưa hươu về nuôi tại gia trại “kiêng” không cho người lạ tiếp xúc hoặc hỏi han về giống vật nuôi mới của gia đình, sợ chúng “phải vía”, ảnh hưởng đến nhịp sinh trưởng và phát triển của chúng.

 

Từ chỗ ban đầu làm quen với vật nuôi lạ, quý hiếm, nhiều người thuần hóa, nuôi dưỡng được chúng sinh trưởng, phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu và chuồng trại ở đất Cảng. Đối với một số vật nuôi như nhím, hươu, gấu, cá sấu, chim công …trong quá trình nuôi, nông dân luôn phải cẩn trọng các chế độ thức ăn cho phù hợp thì vật nuôi mới sinh trưởng tốt.

 

Bây giờ, có dịp đến thăm một số trang trại, gia trại, lợn rừng, nhím, cá sấu… vẻ ngoài dữ dằn trở nên ngoan ngoãn dưới bàn tay chăm sóc của nông dân. Điều đáng mừng là nhờ chinh phục được những vật nuôi lạ, quý trong khi thị trường có nhu cầu mang lại cho nông dân lợi nhuận lớn. Một số nông dân nuôi nhím cho biết: “Hiện tại, nhím thịt thương phẩm bán được với giá 750 nghìn đồng/kg nhưng không có để bán. Các trang trại, gia trại nuôi nhím mới chủ yếu bán nhím giống để sinh sản, có  đến đâu đã có người tìm đến đặt mua hết đến đó”. Gia trại của ông Phạm Văn Cư ở xã Lưu Kiếm (Thủy Nguyên) nuôi hơn 20 con nhím bố, mẹ từ đầu năm đến cuối năm, nhím sinh sản thêm được 5 đôi nhím con. Chỉ trong thời gian ngắn, nhím giống đã xuất chuồng hết. Mỗi đôi nhím giống giá 20-25 triệu đồng, tổng cộng thu được hơn 100 triệu đồng từ bán nhím giống. Một số nông dân nuôi lợn rừng cũng cho rằng đến thời điểm này mặc dù thành công với việc nuôi lợn rừng nhưng chỉ đủ cung ứng giống, chưa có thịt lợn rừng thương phẩm để bán rộng rãi, trong khi thị trường thành phố vẫn phải nhập thịt lợn mường, mán từ các tỉnh miền núi về đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Đó là cơ hội để nhiều nông dân mạnh dạn đến với nghề nuôi  gia súc lạ, quý.

 

Bài và ảnh Hải An

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.