Chín người... mười một ý

Việc đặt và đổi tên đường phố ở Đà Nẵng trong 13 năm qua đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng, đáp ứng được nhu cầu rất thực tế của nhân dân là nhà có số, phố có tên. Tuy nhiên, việc đặt, đổi tên đường đến nay vẫn còn một số bất cập cần được khắc phục.

Việc đặt và đổi tên đường phố ở Đà Nẵng trong 13 năm qua đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng, đáp ứng được nhu cầu rất thực tế của nhân dân là nhà có số, phố có tên. Mỗi ngôi nhà cần có địa chỉ như mỗi người đều cần phải có họ và tên của mình. Tuy nhiên, việc đặt, đổi tên đường đến nay vẫn còn một số bất cập cần được khắc phục.

Đó là nhận xét của ông Bùi Xuân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, thành viên Hội đồng Tư vấn đặt, đổi tên đường và công trình công cộng thành phố Đà Nẵng (Hội đồng ĐĐTĐ). Theo ông Xuân, một trong những bất cập có thể kể đến là:

Thiếu một “ngân hàng” tên đường

Đoạn đường mới mở từ đường Nguyễn Văn Linh ra đường Bạch Đằng đang được đề nghị đặt tiếp tên đường Nguyễn Văn Linh.

Đoạn đường mới mở từ đường Nguyễn Văn Linh ra đường Bạch Đằng đang được đề nghị đặt tiếp tên đường Nguyễn Văn Linh.

Một trong những hiệu ứng của tốc độ đô thị hóa quá nhanh là làm cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng phải vất vả chạy theo... tên đường. Càng tăng tốc phát triển, Đà Nẵng ngày càng khai sinh nhiều đường phố mới, nhưng tìm ra một cái tên tương xứng với đường thì có khi “đỏ con mắt”.

Ông Xuân đề xuất: “Theo tôi, để đáp ứng tốt được yêu cầu về đặt, đổi tên đường phố, Đà Nẵng cần phải xây dựng một “ngân hàng” tên đường đủ để phục vụ việc đặt và đổi tên đường ít nhất trong vòng 5 - 10 năm. Quỹ tên đường và công trình công cộng của thành phố hiện nay có thể nói là nghèo nàn, đáp ứng nhu cầu trước mắt, mỗi năm 2 đợt đặt đổi tên đường là đã khá chật vật rồi chứ chưa nói đến phục vụ lâu dài”.

Cũng vì chưa có “ngân hàng” tên đường nên mỗi lần đặt tên đường là gặp không ít lúng túng, đành giải quyết tình thế bằng cách lấy tên đất, tên làng xưa tại địa phương thế vào để “tiết kiệm” tên danh nhân. Điều này có thể thấy qua lần đặt 128 tên đường vừa rồi (nhiều nhất từ trước đến nay), trong đó chỉ 21 đường đặt tên theo danh nhân nhưng có đến 95 đường theo số gắn với 13 tên làng xưa. Thực tế cho thấy, việc lấy tên người đặt tên đường (ở nhiều nơi, không riêng gì Đà Nẵng) thời gian qua đã đặt lên bàn nghị sự của các cấp thẩm quyền không ít khó khăn, trở ngại nên nhiều nơi đã thay bằng tên đất cho “an toàn”.

Việc lưu giữ tên làng quê xưa qua tên đường phố mới sẽ nói lên rất nhiều điều trong quá trình đô thị hóa. Ông Bùi Công Minh, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng, tiếc rằng làng quê Nại Hiên (phường Bình Hiên, quận Hải Châu) của ông không còn... đường để đặt tên. “Theo tôi, người dân các địa phương không nên phàn nàn chuyện đặt tên đường lấy tên làng xưa kèm theo số - ông Minh phân tích. Ở phố mà bỗng dưng xuất hiện một cái tên đường như thế trong rất nhiều tên danh nhân thì quả là độc đáo, nó gợi lên cho con người biết bao là hoài niệm về làng xưa, quê cũ”.

Còn về phản ánh của người dân rằng đường nhiều số quá, rất khó tìm, thì ông Phan Văn Chương, Phó Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải, Phó Chủ tịch Hội đồng ĐĐTĐ, giải thích: “Việc đánh số thứ tự tên đường theo địa danh cũng được tiến hành như trong trường hợp đánh số nhà, nghĩa là từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Nắm được nguyên tắc này thì tìm đường rất dễ”.

Tên đất (cùng tên người) được “gửi” vào “ngân hàng” tên đường đã là chuyện rất bình thường ở những thành phố lớn. Ông Minh nói thêm rằng, trong “ngân hàng” này, nên “xếp hạng” trước các tên đường, để khi đưa ra Hội đồng ĐĐTĐ thì không phải tốn công nhiều. Ông Chương thì cho biết, sắp tới, sẽ lập danh sách những tuyến đường đã và sẽ hoàn thành trước thời điểm 30-10-2010 để Hội đồng ĐĐTĐ biết trước mà “dự trữ” tên đường cho kịp đặt tên vào tháng 11-2010.

Cũng phải mạnh dạn, có phần táo bạo

Trong gắn biển tên đường, không nhất thiết người trên công trạng phải to hơn người dưới.

Trong gắn biển tên đường, không nhất thiết người trên công trạng phải to hơn người dưới.

Đặt tên đường đã khó rồi, ai được đặt, ai không, và đặt đường nào. Đến khi cắm biển tên đường, tưởng dễ mà đâm ra khó. Biển tên đường giờ đã 2 mặt, đặt so le nhau, người đi đường đứng hướng nào cũng thấy. Từ đây, phát sinh một số ý kiến trái chiều nhau về câu hỏi: biển tên đường ở nơi giao nhau thì ai trên, ai dưới?

Ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, thành viên Hội đồng ĐĐTĐ bày tỏ quan điểm: “Không nhất thiết người trên công trạng phải to hơn người dưới, như các tên đường Phan Châu Trinh - Thái Phiên, Phan Châu Trinh - Chu Văn An...”. Ông Chương tán thành: “Theo quy định, đường có tên trước thì biển tên đường được gắn lên trên, đường to thì biển tên đặt trên đường nhỏ, nhưng hai đường bằng nhau thì ai trên, ai dưới? Theo tôi, ai trên cũng được”.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp cá biệt thì phải xem xét. Ông Thanh đơn cử như biển tên đường Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Sinh Sắc: “Theo đạo lý Việt Nam thì bố trên, con dưới. Nhưng có người lại bảo, ra xã hội thì con lớn hơn, con phải trên, “con hơn cha nhà có phúc”. Thiệt là rắc rối. Không ai chỉ đạo điều này, nhưng mình phải hành xử cho hợp đạo lý. Cũng có ý kiến cho rằng anh em, vợ chồng, cha con... thì phải “ở” gần nhau, như Phan Thanh, Phan Bôi. Nhưng có mấy ai biết rằng mỗi kỳ đặt tên đường khác nhau, không thể đưa tất cả những người cùng gia đình, dòng họ vô một lần được!”.

Đặt tên đường có những khó khăn thuộc chuyên môn mà không phải ai cũng biết được. Ai cũng muốn nhà có số, phố có tên. Nhưng do thi công từng khu vực, có những con đường chỉ mới hoàn thiện đoạn giữa, trong khi điểm đầu phía Bắc hoặc phía Đông chưa xong thì chưa thể đặt tên đường được.

Có khi đường đã có tên rồi, ông Chương giải thích, nhưng do thay đổi quy hoạch nên nối dài ra, như đường Lê Độ chẳng hạn, mở ra thêm khoảng 200 mét nối Trần Cao Vân với Nguyễn Tất Thành. Không thể đặt tên đoạn mới này là Lê Độ, vì như thế phải chuyển điểm đầu từ Trần Cao Vân ra Nguyễn Tất Thành và thay đổi toàn bộ số nhà cũ. Đành phải đặt tên đoạn đường mới là Tôn Thất Đạm và chấp nhận “mất” một tên danh nhân chỉ với 200m đường! Tuy nhiên, với đoạn đường mới mở nối đường Nguyễn Văn Linh ra đường Bạch Đằng, ông Chương nghiêng về hướng đặt luôn tên đường Nguyễn Văn Linh: “Phải đổi số nhà trên đoạn đường cũ, tôi nghĩ cũng không ảnh hưởng gì nhiều, ghi số cũ dưới số mới. Như thế, tên đường sẽ luôn một tuyến xứng tầm với danh nhân thì hay hơn”.

Đường Nguyễn Văn Linh xuất hiện ở Đà Nẵng ngay sau khi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh được xem là “Thuyền trưởng đổi mới” của cách mạng Việt Nam qua đời. Ông Bùi Công Minh cho rằng đây là một trong những ý tưởng mạnh dạn, có phần táo bạo trong việc đặt tên đường của Đà Nẵng: “Điều này lại được chứng minh qua việc đặt tên đường Morrison (một người Mỹ yêu hòa bình đã tự thiêu để phản đối chiến tranh Việt Nam), đường Loseby (luật sư người Anh đã cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh khỏi nhà tù của thực dân Anh trong vụ án “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”), đặc biệt là các đường Hoàng Sa, Trường Sa... mà HĐND thành phố vừa thông qua trong kỳ họp thứ 16 ngày 14-7. Tuy nhiên, nhân sự kiện chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, giá như Đà Nẵng đặt thêm tên đường Thăng Long (chẳng hạn) theo trục Bắc - Nam thì việc đặt tên đường ở Đà Nẵng sẽ được dư luận xã hội đánh giá cao hơn nữa”.

VĂN THÀNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.