Để khỏi mất mặt với bạn bè, hàng xóm về phận ở rể, Khánh lên kế hoạch để tự biến mình thành kẻ thống trị trong nhà.
Không có nhà nên Khánh (Bắc Giang) đành nương nhờ nhà vợ. Đây là điều mà Khánh chưa từng nghĩ đến.
Sinh trưởng trong một gia đình còn nặng tư tưởng về phong kiến, anh được dạy dỗ rằng làm phận nam nhi thì chỉ có thể để cho vợ dựa vào chứ không bao giờ được dựa vào nhà vợ. Đó là điều mất mặt lớn nhất của một thằng đàn ông.
Trước anh và vợ vẫn cố chui rúc trong căn trọ nhỏ chật chội nhưng từ khi vợ Khánh, Hương mang thai thì mọi thứ không thể cố gắng như trước được nữa bởi cô cần một không gian rộng, thoáng và thoải mái để dưỡng thai.
Sinh trưởng trong một gia đình còn nặng tư tưởng về phong kiến, anh được dạy dỗ rằng làm phận nam nhi thì chỉ có thể để cho vợ dựa vào chứ không bao giờ được dựa vào nhà vợ. Đó là điều mất mặt lớn nhất của một thằng đàn ông.
Trước anh và vợ vẫn cố chui rúc trong căn trọ nhỏ chật chội nhưng từ khi vợ Khánh, Hương mang thai thì mọi thứ không thể cố gắng như trước được nữa bởi cô cần một không gian rộng, thoáng và thoải mái để dưỡng thai.
Theo vợ về nhà mà lòng Khánh lúc nào cũng thấp thỏm chẳng yên. Bởi với anh, ở rể là việc vô cùng tệ hại. Ra đường hễ loáng thoáng nghe thấy từ “rể”, “nhà”, “ở rể”… thì Khánh lại giật thót và nóng bừng mặt, cho rằng cả khu phố đang lấy chuyện ở rể của cậu ra để chê cười và bàn tán.
Chuyện ở rể thời nay đã được nhìn nhận thoáng hơn rất nhiều so với trước kia (Ảnh minh họa) |
Khốn khổ trong tâm trạng ấy một thời gian dài, Khánh như rơi vào trạng thái trầm cảm, lúc nào cũng lầm lì. Đi làm về là ở tịt trong nhà bởi anh sợ ra đường gặp hàng xóm lại bị xói mói này kia. Nhưng cuối cùng, Khánh đã nghĩ ra cách để mình đường đường chính chính, bệ vệ sống ở nhà vợ mà không sợ điều tiếng.
Để khỏi mất mặt với bạn bè, hàng xóm với phận ở rể của mình, Khánh lên kế hoạch để tự biến mình thành kẻ “thống trị” trong nhà.
Mới đầu, vũ khí được sử dụng mang màu sắc “cứng rắn”. Chỉ cần không vừa ý điều gì với nhà vợ, Khánh ngay lập tức thu dọn quần áo trở về với “địa phương” và đưa đơn li hôn. Thương con gái, ông bà Thành lại nén giận đi xin lỗi con rể mong con quay về nhà. Cũng từ đó, ông bà biết đường cư xử với con rể cho “phải phép”, chiều rể như chiều vong.
Nhưng như thể sợ hàng xóm chưa biết được “vị thế” của mình trong nhà bố mẹ vợ, cứ đôi ba ngày, cậu lại phải giở trò lớn tiếng với bố mẹ để hàng xóm nghe thấy. Giờ thì ra đường ít nhiều Khánh đã lấy lại được sự tự tin của mình.
Được chiều, từ một cậu rể chăm chỉ, xưa có chuyện gì cũng nhanh nhẹn giúp bố mẹ giờ cậu phó mặc hết cho hai ông bà tự lo với nhau. Cả ngày không đi làm, không đi chơi, cậu chỉ ở nhà chơi game, loa bật hết cỡ mặc cho bố mẹ có góp ý. Vợ ốm nghén, thèm ăn cái này cái kia, Khánh cũng để bố mẹ lo.
Các chiêu được Khánh dùng yếu mềm đều đủ cả. Dẹp chuyện bỏ về nhà, cậu dùng bài nếu trong nhà nếu ai phản đối ý kiến của cậu hay làm điều gì khiến cậu cảm thấy khó chịu thì y như rằng Khánh tỏ vẻ tủi phận vì mình là người thừa trong nhà, là thân ăn bám nên không có tiếng nói. Rồi nhất quyết đòi đi thuê nhà ở ngoài, có khổ thì vợ chồng cùng chịu. Phục vụ cho vở kịch giận dỗi của mình, Khánh đã dành hàng giờ liền ngồi trước gương để tạo vẻ mặt đáng thương, tội nghiệp nhất. Nếu cần thiết, cậu sẵn sàng nhỏ vài giọt nước mắt cho thêm phần “kịch tính”.
Xót con gái rượu, thương đứa cháu còn chưa ra đời, ông bà Thành lại xuống nước nín nhịn rể để rể quý bỏ cái ý định kia. Thậm chí dạo gần đây, sự thống trị của Khánh gần như lên đến mức đỉnh điểm bởi anh đòi quản lý tiền bạc nhà vợ vì lo sợ bố mẹ già rồi, không cẩn thận chúng nó lừa hết. Chẳng rõ ông bà Thành có đồng ý hay không nếu từ chối thì chẳng hay cậu rể kia sẽ lại giở trò gì?
Chuyện ở rể thời nay đã được nhìn nhận thoáng hơn rất nhiều so với trước kia. Người ta giờ không căn cứ vào chuyện chàng theo nàng về dinh để đánh giá bản lĩnh của một người đàn ông. Hơn nữa, không như mẹ chồng – nàng dâu, mối quan hệ giữa chàng rể với bố mẹ vợ rất dễ dung hòa. Nếu khéo léo thì hạnh phúc sẽ mãi neo đậu trong gia đình những chàng trai đi ở rể.
Nhưng đôi khi vì sĩ diện hão của mình, con rể tìm mọi cách đi lên làm “kẻ thống trị”, đánh vào tâm lý của bố mẹ vợ “phải thương rể thì nó mới thương con gái mình”, không ít chàng rể đã tự đẩy gia đình mình vào cảnh khốn đốn, chẳng mấy ấm êm. Đó là một sai lầm nhưng chẳng phải ai cũng nhận ra được.
Theo Đang yêu