Chiều 3/2: Ghi nhận 20 ca mắc Covid-19, Hà Nội bình yên

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bản tin 18h của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, chiều 3/2 ghi nhận thêm 20 ca nhiễm COVID-19 mới tại 4 tỉnh thành.

20 ca mắc mới từ BN1892 - BN1911 trong đó có 19 ca cộng đồng tại Hải Dương (14), Quảng Ninh (4), Gia Lai (1) và 1 ca nhập cảnh cách ly ngay tại Quảng Nam. Cụ thể:

Tỉnh Hải Dương ghi nhận 14 bệnh nhân (BN1897-1901, BN1903-1911), 9 ca bệnh là công nhân tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đã được cách ly, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng; và 5 ca liên quan đến ổ dịch phường Lê Lợi, tỉnh Hải Dương.

Tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 4 bệnh nhân (BN1892-1895) là F1 liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Tỉnh Gia Lai ghi nhận 01 bệnh nhân (BN1896) là F1 liên quan ổ dịch huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.

Tỉnh Quảng Nam ghi nhận 1 bệnh nhân nhập cảnh (BN1902) là nam, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 01/02/2021, bệnh nhân từ Nhật Bản nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VJ5925, được cách ly ngay tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 02/02/2021, bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 48.829, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 378; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 22.610; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 25.841.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, số ca âm tính với SARS-CoV-2 là 1 là 3 ca, lần 2 là 7 ca, lần 3 là 2 ca.

Số ca đã được điều trị khỏi là 1.461 ca, số ca tử vong liên quan đển COVID-19 ở nước ta là 35 ca

Như vậy, tính đến 18h ngày 3/2, Việt Nam có tổng cộng 1022 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 329 ca.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.