Chia sẻ kinh nghiệm cải cách DNNN: Thay vì mệnh lệnh hành chính, phải để doanh nghiệp “tự lớn”

Cuộc Tọa đàm do SCIC tổ chức, nằm trong khuôn khổ hợp tác hữu nghị giữa hai Nhà nước Việt Nam – Cuba
Cuộc Tọa đàm do SCIC tổ chức, nằm trong khuôn khổ hợp tác hữu nghị giữa hai Nhà nước Việt Nam – Cuba
(PLVN) - Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) suốt gần 30 năm qua được đưa ra mổ xẻ nhằm đúc rút những bài học quý giá cho các chuyên gia đến từ Cuba. Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viên trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM), đã có thời Việt Nam dùng mệnh lệnh hành chính để các DNNN “lớn” lên và sau đó phải mất rất nhiều thời gian để tái cấu trúc… 

Trong khuôn khổ hợp tác hữu nghị giữa hai Nhà nước Việt Nam – Cuba, trong 2 ngày 17-18/4, SCIC đã tổ chức Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm với chủ đề “Vai trò của cải cách DNNN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”. 

Trường kỳ tái cấu trúc

Tại Tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Long – Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN cho biết, tiến trình cải cách DNNN của Việt Nam được thực hiện từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước và theo từng giai đoạn: 1991-2000, 2001-2005, 2006-2010, 2011-2015 và 2016-2020.

Ở thời điểm năm 1980, Việt Nam có 12.000 DNNN, năm 1991 Việt Nam bắt đầu phân loại DNNN và với DN không đủ tiêu chuẩn của DNNN thì thực hiện sắp xếp lại theo các hình thức: sáp nhập, hợp nhất, CPH, giải thể hay cho phá sản. Đến năm 2000, số DNNN đã giảm một nửa, chỉ còn 6.000 DNNN. Trong quá trình sắp xếp này, Việt Nam cũng thành lập những tổng công ty nhà nước để đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung mở rộng quy mô, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNN. Từ đó đã có những tập đoàn (TĐ), tổng công ty nhà nước gọi là tổng công ty 90 – tổng công ty 91. 

Tiếp đến các năm 2001-2005 có 3.150 DNNN được sắp xếp lại để tinh gọn hơn,  trong đó đã bán và CPH 2.757 DN. Dù giảm đi tới khoảng 3000 DNNN nhưng cơ cấu vốn của DNNN gần như không thay đổi, tỷ trọng vốn vay vẫn luôn chiếm tới 60 % tổng nguồn vốn của DN, trong đó có nhiều DN vốn vay tới 90%. Giai đoạn 2006-2010 là thời gian tiếp tục bán, CPH sắp xếp lại DNNN đồng thời cũng thành lập các TĐ kinh tế nhà nước. Đây cũng là giai đoạn thí điểm CPH các công ty nông nghiệp và các công ty lâm nghiệp. 752 DN đã được CPH và bán trong giai đoạn này. Đến 10/2011 chỉ còn 1309 DN 100% vốn nhà nước. 

Giai đoạn 2011-2015, Chính phủ tiến hành tái cơ cấu DNNN tập trung vào các TĐ, tổng công ty nhà nước. Trong đó, đã kết thúc thí điểm 3 TĐ (Công nghiệp tàu thủy, Sông Đà, Phát triển nhà và đô thị) đưa về mô hình tổng công ty. Giai đoạn này bắt đầu CPH các đơn vị sự nghiệp công lập. Đến hết năm 2017 cả nước có khoảng hơn 526 DNNN. Số lượng DNNN đã giảm mạnh và phần lớn các DN này đều sản xuất, kinh doanh có lãi, DNNN nắm giữ 100% vố điều lệ chỉ còn hiện diện tại 11 ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thiết yếu cho xã hội và quốc phòng an ninh.

 “Mục tiêu là đến năm 2020 hoàn thành cơ cấu lại và đổi mới DNNN, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị DN và năng lực cạnh tranh của DNNN…” - ông Long nhấn mạnh.

Làm khác sẽ thành công hơn?

Một trong những bài học được đại diện Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN “chốt” lại là phải xây dựng các TĐ kinh tế, tổng công ty Nhà nước mạnh, hoạt động hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, góp phần quan trọng để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Viện trưởng CIEM, TS Nguyễn Đình Cung nhớ lại ý tưởng gộp lại hàng nghìn DNNN lúc bấy giờ để dễ quản lý có vào khoảng năm 1991, với việc thành lập 2 loại tổng công ty 90 - tổng công ty 91 trên cơ sở gộp các DN cùng ngành nghề. 

Sau 10 năm, nhận thấy mô hình này “không lớn lên” nên Việt Nam thí điểm chuyển một số tổng công ty 91 lên TĐ kinh tế. Từ đó đến 2007 đã thành lập 7 TĐ kinh tế. “Sau khi thành lập 7 TĐ kinh tế thì có xu hướng nhiều tổng công ty 91 muốn nâng lên TĐ. Nhưng cũng là giai đoạn bắt đầu khủng hoảng kinh tế nên một số TĐ thất bại. Sau đó một số TĐ, tổng công ty chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Với mô hình này, mối quan hệ là sở hữu chứ không phải mối quan hệ hành chính vì công ty mẹ đầu tư vào công ty con …” – ông Cung giải thích.

Đồng tình với việc đánh giá vai trò của các TĐ kinh tế nhà nước khi các TĐ này đang chi phối 80 – 90% số lượng doanh thu của các lĩnh vực quan trọng như điện, viễn thông… song Viện trưởng CIEM vẫn cho rằng việc thành lập TĐ tổng công ty vẫn theo mệnh lệnh hành chính, kiểu gộp “nhỏ thành to”…

“Đây không phải là cách hay, lẽ ra phải để DN lớn lên dần dần, tự nhiên… Trong quá trình đó sẽ thành lập các công ty con, sẽ lớn lên thành TĐ...” - ông Cung bày tổ chính kiến, đồng thời khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực của phát triển, không cạnh tranh được là thất bại. Ví dụ điển hình nhất là trong lĩnh vực viễn thông, nhờ có cạnh tranh mà dịch vụ tốt hơn, giá cả rẻ hơn.

Không chỉ cạnh tranh trong nước, theo ông, các TĐ kinh tế phải cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, hướng đến mục tiêu tăng dần thị phần, có như vậy mới chứng tỏ năng lực của DN… “Nhưng điều này ở Việt Nam không làm được. Và khi không làm được như thế thì có sự thua lỗ khá lớn như Vinashin, Vinalines… Đây là bài học về cải cách DNNN của Việt Nam…” - Viện trưởng CIEM lưu ý.

Viện trưởng CIEM cũng khẳng định, việc thành lập TĐ, tổng công ty là đúng nhưng cách sử dụng mệnh lệnh hành chính như Việt Nam là không thành công. “Đừng gom DN lại, đừng sử dụng mệnh lệnh hành chính với DN. Hãy để DN “tự lớn” lên, tự thâu tóm các DN khác bằng cơ chế thị trường và họ phải tự vươn lên cạnh tranh ra thị trường bên ngoài. Tóm lại có thể làm khác sẽ thành công hơn…” - ông Cung đưa ra lời khuyên. 

Đọc thêm

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao
(PLVN) - Ngày 22/11 tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác và tổ chức hội thảo ”kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng thị trường” với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam. Dự và chứng kiến lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ông Ito Naoki.

Thiên tai gây thiệt hại gần 85.000 tỷ đồng trong năm 2024

Thiên tai gây thiệt hại gần 85.000 tỷ đồng trong năm 2024
(PLVN) - Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong năm 2024 thiên tai xảy ra rất khốc liệt, cực đoan, diễn biến phức tạp. Thiên tai đã làm 513 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 84.900 tỷ đồng (năm 2023, thiên tai làm 169 chết và mất tích, thiệt hại 9.324 tỷ đồng).

EVFTA mở ra cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt với hàng hóa châu Á

Ông Đinh Sỹ Minh Lăng - đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Hội thảo.

(PLVN) -  Đó là chia sẻ của ông Đinh Sỹ Minh Lăng - đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) tại Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu diễn ra vừa qua. Theo ông Lăng, theo thống kê từ Hải quan Việt Nam, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang EU ước đạt hơn 200 tỷ USD, với mức tăng trưởng ấn tượng từ 12-15%.

Hệ sinh thái tận dụng FTA chắp cánh cho ngành thủy sản thâm nhập thị trường quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Quảng Nam nói riêng trong việc tiếp cận những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Tận dụng những lợi thế từ các FTA mang lại sẽ góp phần nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt trên trường quốc tế...

Thách thức bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ các hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Hữu Tuấn)
(PLVN) -  Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế biển của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhưng trong quá trình phát triển, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức, trong đó có vấn đề môi trường và suy thoái hệ sinh thái ven biển.

Hiệu quả chính sách phát triển kinh tế số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.

Hơn 730 dự án đang hoạt động tại các KCN - KCX Hà Nội

Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long, có địa chỉ tại lô J1-J2 (khu công nghiệp Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh,TP. Hà Nội)
(PLVN) - Nhiều năm qua, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp của Hà Nội luôn tạo giá trị bình quân trên 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và cả nước.

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.