Chỉ còn 5 tháng để Đà Nẵng trình đề án thành lập Khu thương mại tự do

Cảng biển Liên Chiểu nơi gắn với Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Cảng biển Liên Chiểu nơi gắn với Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ nay đến trước ngày 1/1/2025 chỉ còn chưa đầy 5 tháng, Đà Nẵng phải trình lên Thủ tướng đề án thành lập Khu thương mại tự do và các chính sách kèm theo.

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mới cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 136 trong đó có vấn đề liên quan đến việc thành lập Khu thương mại tự do.

Theo ông Cường, trên thế giới có rất nhiều Khu thương mại tự do nhưng nước ta chưa có. Nhiều địa phương cũng mong muốn làm nhưng Trung ương giao cho Đà Nẵng thí điểm, thể hiện niềm tin đối với Đà Nẵng.

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

Quan trọng lúc này là Đà Nẵng đang chọn vị trí để đặt các phân khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do. Nếu yêu cầu gắn với cảng biển Liên Chiểu thì phải xem có phát huy hết tiềm năng của Khu thương mại tự do chưa, hay cần phải gắn thêm với sân bay quốc tế để vận chuyển hàng hóa đường hàng không.

“Phải tính vị trí thế nào để vừa đảm bảo là một khu vực có hàng rào kín, nhưng vẫn thúc đẩy sự phát triển của cả thành phố và lan tỏa ra các tỉnh miền Trung”, ông Cường nhấn mạnh.

Theo ông Cường, khi có đề án và có thể phân khu nào có khả năng thúc đẩy phát triển trước thì Đà Nẵng ưu tiên làm trước.

Ông Cường cho hay, nhiều ý kiến cho rằng các chính sách mà Nghị quyết 136 của Quốc hội quy định về Khu thương mại tự do giống với khu kinh tế. Chính sách đó khó cạnh tranh được với các nước trong khu vực, nhưng để có những chính sách mạnh hơn thì cần thời gian.

Ngày 1/1/2025 Nghị quyết 136 sẽ có hiệu lực. Từ nay đến thời điểm trên, Đà Nẵng phải trình lên bàn Thủ tướng đề án thành lập Khu thương mại tự do, các chính sách đi kèm, thể hiện rõ những vị trí đặt phân khu chức năng để được thông qua.

Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng phải thông qua gần 30 nghị quyết liên quan đến quy trình thủ tục thực hiện Nghị quyết 136 với khối lượng công việc rất lớn nhưng chỉ thí điểm trong năm năm.

“5 năm sau, hình hài Khu thương mại tự do chưa ra được, chưa định vị được chính sách cụ thể thì buộc phải bỏ vì chưa có gì để đánh giá làm sao tiếp tục được”, ông Cường nói.

Do đó, đến năm 2027, Đà Nẵng ít nhất phải hình thành được 1-2 phân khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do. Qua đó có căn cứ sơ kết Nghị quyết 136 và tiếp tục kiến nghị những chính sách mới để cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Theo bà Lê Thị Kim Phương, Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng, Khu thương mại tự do là một tổ hợp các khu chức năng gồm khu thương mại - dịch vụ, khu logistics, khu sản xuất và các khu chức năng khác.

Hiện Sở Công Thương đang chủ trì trong việc đề xuất một số vị trí phù hợp để hình thành các khu chức năng này. Đến khi Thủ tướng ban hành quyết định phê duyệt thì mới xác định chính xác các vị trí này.

Đà Nẵng dự kiến cần quy mô từ 1.000ha đến 1.500ha tổng diện tích của các phân khu, có những vị trí lớn, nhỏ tùy vào yêu cầu, rải rác ở nhiều khu vực.

Bà Phương cho hay, có một số nhà đầu tư quan tâm liên hệ, xin thông tin tìm hiểu về chính sách Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Nhưng đến nay chưa có nhà đầu tư nào chính thức có văn bản đăng ký đầu tư.

Quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo Nghị quyết 136, tức việc chọn nhà đầu tư được xem là lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Nếu một nhà đầu tư nộp hồ sơ đảm bảo các điều kiện, tiêu chí đưa ra thì được lựa chọn, từ hai nhà đầu tư trở lên thì áp dụng quy định về đấu thầu.

Tin cùng chuyên mục

Huy động vốn cho dự án điện khí này được dự báo sẽ mất rất nhiều thời gian.

'Toán khó' EVN phải 'giải' khi điều chỉnh đầu tư nhiệt điện hơn 50 ngàn tỷ

(PLVN) - “Việc chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II từ nhiên liệu than sang khí LNG để hạn chế phát thải các chất độc hại ra môi trường là điều cần thiết, phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhưng đây là dự án cần huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn trong bối cảnh EVN đang đối mặt với những khó khăn về tài chính”, Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh trao đổi với PLVN.

Đọc thêm

Hàng hóa Việt Nam ứng phó trước điều tra phòng vệ thương mại

Mặt hàng thép rất hay bị điều tra phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: Hoàng Hậu)
(PLVN) - Thời gian gần đây, một số quốc gia liên tục thông tin về việc tiếp nhận và điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Doanh nghiệp cần làm gì để tránh tối đa các vụ việc PVTM, nhất là trong bối cảnh bảo hộ sản xuất trong nước đang gia tăng ở nhiều nước.

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?