Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Cần có cơ chế giám sát đặc biệt để vừa làm, vừa đánh giá

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, do thể chế và đặc điểm chính trị, nhu cầu phát triển thương mại của nước ta có sự khác biệt so với các nước khác và mô hình khu thương mại tự do chưa có tiền lợi ở nước ta, nên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách cần phải có cơ chế giám sát đặc biệt để vừa làm, vừa kịp thời đánh giá kinh nghiệm.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay, 7/6, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.

Một trong những nội dung mà các đại biểu quan tâm, cho ý kiến tại phiên họp là chính sách thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Dự thảo Nghị quyết đề xuất phương án phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng được xây dựng gồm 3 khu chức năng sản xuất; hậu cần cảng - logistics; thương mại - dịch vụ, quy định các chính sách thí điểm tại khu thương mại tự do Đà Nẵng phù hợp với điều kiện thể chế Việt Nam hiện nay, đảm bảo tính tuần tự, từng bước thí điểm kèm theo việc kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải trong thực tiễn triển khai các chính sách về sau. Trong quá trình triển khai thực hiện sẽ đánh giá, xem xét đề xuất mở rộng cho phù hợp.

Theo Chính phủ, việc phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng nhằm tạo động lực phát triển mới, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP, phát huy vai trò là đầu tàu, dẫn dắt phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; là cơ sở để thí điểm nghiên cứu chính sách mới, làm tiền đề để luật hóa các quy định về khu thương mại tự do cho cả nước.

Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) bày tỏ đồng tình với việc sớm thông qua Nghị quyết của QH về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.

Đại biểu cũng bày tỏ sự ủng hộ cơ chế thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Phân tích, Đại biểu cho biết, đây là cơ chế rất thành công trên thế giới, đặc biệt là những nước có ưu thế về cảng biển như Singapore có 9 khu thương mại tự do, Trung Quốc có 21 khu, Philippines, Malaysia, Indonesia… Hơn 30 năm qua, các khu thương mại tự do rất hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của các nước đó.

“Việt Nam có bờ biển dài rất đẹp, đã quy hoạch có 34 cảng biển quốc tế. Đây là những điểm rất thuận lợi nên tôi rất ủng hộ Đà Nẵng đi đầu thực hiện cơ chế thí điểm. Tôi cũng đề xuất có thêm một số cơ chế để TP Đà Nẵng triển khai thành công khu thương mại tự do, từ đó nhân rộng ra”, Đại biểu nói.

Song, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng, để khu thương mại tự do có thể phát triển được, điều quan trọng nhất là hạ tầng, phải kết nối được bên trong và bên ngoài khu thương mại. Đồng thời, phải phân cấp trọn gói để TP Đà Nẵng có thể thực hiện được.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn Bình Thuận) chỉ ra rằng, pháp luật của nhà nước ta chưa có quy định về việc thành lập, hoạt động đối với khu thương mại tự do. Trong khi đó, đây là mô hình kinh tế đã khá phổ biến được nhiều quốc gia áp dụng, thí điểm.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu đồng tình việc tạo cơ chế áp dụng thí điểm tại Đà Nẵng nhằm tạo bước đột phá mới cho Đà Nẵng nói riêng, đồng thời để khảo nghiệm việc phát triển mô hình kinh tế mới đối với nước ta nói chung trong thực tiễn.

Tuy nhiên, theo Đại biểu, do thể chế và đặc điểm chính trị, nhu cầu phát triển thương mại của nước ta có sự khác biệt so với các nước khác và đây cũng là mô hình chưa có tiền lợi ở nước ta, nên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, cần phải có cơ chế giám sát đặc biệt để vừa làm, vừa kịp thời đánh giá kinh nghiệm. Đặc biệt, là định lượng được các tác động của chính sách này nhằm đảm bảo tính khách quan và bao quát từ thực tiễn đến khi triển khai thực hiện.

Đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn Nghệ An) cũng bày tỏ tán thành với chính sách cho phép đầu tư xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Nhấn mạnh đây là một nội dung mới, chưa có quy định hay chưa có tiền lệ ở Việt Nam,

Đại biểu đề nghị QH và Chính phủ cần đi trước một bước, nghiên cứu để có các chính sách cụ thể, ưu tiên về thương mại, thuế nhằm hoạt động có hiệu quả, đúng với tính chất và mục đích của Khu thương mại tự do.

Còn Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) lưu ý, TP Đà Nẵng không nhiều đất đai, giá trị rất cao nên khi thu hồi đất để phục vụ cho khu trung tâm thương mại tự do thì cần tính tới vấn đề lợi ích sống còn của người dân. Đặc biệt, cần áp dụng theo giá đền bù mới theo Luật Đất đai mới.

“Mặc dù mục đích thu hồi đất ở đây là phát triển kinh tế xã hội nhưng lại có chênh lệch địa tô, nằm trong khu thương mại và giao cho nhà đầu tư thực hiện các dự án, cho nên vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, thu hồi đất phải tính toán làm sao cho phù hợp với điều kiện của TP Đà Nẵng”, Đại biểu nói.

Theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, qua tham khảo dự thảo Nghị quyết, trong 30 chính sách, có 9 chính sách về mô hình chính quyền đô thị, 21 chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, trong đó có 5 chính sách hoàn toàn mới. Đại biểu ủng hộ tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương để tăng tính chủ động, năng động, sáng tạo, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhanh nên cần phân cấp nhiều hơn cho các địa phương.

Tuy nhiên, Đại biểu cho rằng, trong 30 chính sách đặc thù, TP Đà Nẵng nên lựa chọn thứ tự trong quá trình triển khai, nếu triển khai đồng loạt có khả năng dẫn đến sự dở dang vì không đủ lực. “Chúng ta mong muốn thu hút nhiều nguồn vốn nhưng không phải lúc nào cũng có”, Đại biểu nói.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...

Đọc thêm

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva gặp gỡ phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3/2025.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dự Lễ khánh thành dự án Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định. Đây được xem là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.

Những cống hiến của thanh niên Quân đội có sức lan tỏa mạnh mẽ

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao Bằng khen cho 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Ngày 26/3, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu (GMTTB), Gương mặt trẻ triển vọng (GMTTV) toàn quân năm 2024. Chương trình nhằm vinh danh 70 điển hình xuất sắc (10 GMTTB, 60 GMTTV) của tuổi trẻ Quân đội trên mọi lĩnh vực công tác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự, phát biểu chỉ đạo.

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'
(PLVN) -  Ngày 24/3/2025 vừa qua, nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025.

Sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa cấp xã. (Ảnh minh họa. Nguồn: hanoi.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo Luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây. Trong Tờ trình về dự án Luật, cơ quan soạn thảo đã đề xuất hướng giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan khi thay đổi tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.