"Chê" tiền tỷ, bệnh nhân bị cắt nhầm thận đòi BHYT trọn đời

Kiện Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ ra tòa là việc chẳng đặng đừng, nhưng gia đình chị Hứa Cẩm Tú (ngụ thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, Cần Thơ) không còn sự lựa chọn nào khác. Họ kiện không phải để đòi bồi thường tiền tỉ mà để đòi sự bảo đảm y tế suốt đời cho chị...

Tròn một năm sau ca mổ ghép thận hy hữu tại Bệnh viện Trung ương Huế, chị Tú đã có da có thịt hơn, dù trông chị vẫn còn xanh xao, gầy yếu. Chị có thể đi lòng vòng trong nhà nhưng không dám làm việc gì nặng, có hôm khỏe nhưng có hôm vẫn còn mệt. Thời tiết thay đổi một chút là chồng chị, anh Nguyễn Thiện Trí, không dám cho vợ ra ngoài.

Căn nhà gọn gàng, ít vật dụng, chồng chị phải lau chùi, giữ vệ sinh thật sạch sẽ hàng ngày để bảo đảm môi trường an toàn cho vợ. Chị vẫn phải uống thuốc liên tục, khám bệnh định kỳ, xét nghiệm máu và theo dõi chặt chẽ. Bệnh viện trung ương Huế căn dặn Bệnh viên đa khoa Cần Thơ nếu thấy có gì bất ổn thì phải chuyển ngay ra Huế.

Nạn nhân bị cắt nhầm thận
Nạn nhân bị cắt nhầm thận.

“Điềm báo xui rủi” về ca mổ cắt nhầm quả thận khỏe

Sự xui rủi của gia đình Tú như có "điềm" vậy. Gần Tết Nguyên đán Nhâm Thìn (2012), chị Tú đi siêu âm ở Bệnh viện Thới Lai, kết quả thận trái của chị bị ứ nước độ 3. Chị đi siêu âm lại ở phòng khám tư thì bác sĩ kết luận thận trái của chị ứ nước độ 4 và khuyên chị nên đi mổ sớm.

Chị nấn ná định ra chợ bán mấy chậu kiểng kiếm tiền nuôi con, sau Tết sẽ mổ, nhưng chồng chị sợ, bảo “lỡ bị bệnh nặng hơn thì sao”. “Đưa đi chữa sớm rồi thành ra gặp nạn luôn”, anh Trí chua xót nói.

Anh Trí kể: “Bữa đó chiều thứ Năm, tôi đưa vợ xuống Bệnh viện đa khoa Cần Thơ. Họ kêu thứ Hai nhập viện, trễ quá nhập viện không kịp. Tôi năn nỉ xin họ cho nhập viện, còn nói dối là nhà xa lắm, phải đi lại bằng xuồng rất khó khăn. Tuần sau thì mổ. Cũng xui nữa, vô phòng mổ vợ tôi còn cãi nhau với bác sĩ”.

“Sao lại cãi nhau với bác sĩ?”, phóng viên hỏi. Chị Tú đáp: “Bác sĩ bảo mình có bầu. Mình bảo mình có bầu thì mình biết chứ. Mình nói: “Tôi mới thử nước tiểu tối nay, có gì đâu”.

Một bác sĩ coi kết quả CT xong vẫn khăng khăng nói mình có bầu. Mình hỏi nếu có bầu mà mổ thì sao, bác sĩ nói mổ xong vẫn sinh bình thường. Lúc đó bị trói tay, trói chân rồi, chứ nếu không mình tuột xuống đi về rồi”. Thế rồi ca mổ cắt nhầm cả quả thận khỏe đã diễn ra.

Lúc chưa có kết quả chính xác là mổ nhầm, chồng chị cũng dự cảm được những bất thường. Bác sĩ nói mổ nội soi nhưng lại không thu tiền mổ nội soi bốn triệu mấy mà chỉ kêu đóng tiền mổ hở 930 ngàn đồng. Chị bị phù tăng lên gần 20 kg, bác sĩ kêu siêu âm, vô máu, rồi kêu chụp CT, xong lại đổi ý kêu đưa qua khu chạy thận.

Sáng hôm sau, hỏi có chụp CT không thì bác sĩ không nói gì hết. Anh không dám nói với vợ, dù biết đã có sự cố khủng khiếp rồi. Nhưng chị Tú cũng tự biết có chuyện bất thường khi từng tốp bác sĩ ba bốn người tới giường chị Tú hỏi, xong đi, tốp khác lại tới hỏi…

“Mình nằm trong phòng hồi sức cấp cứu mà nghe bác sĩ nói vô máu miễn phí 100% là mình thấy “có vấn đề” rồi. Mình nghĩ hổng lẽ bác sĩ họ để mình chết?”.

Rồi Bộ Y tế vào cuộc, chỉ đạo Bệnh viện trung ương Huế đưa chị ra ghép thận, Trong 45 ngày, chị Tú phải trải qua 10 lần mổ, truyền tổng cộng 12,5 lít máu. Ca mổ của chị đặc biệt khó. Có lúc tưởng chị không qua khỏi.

Bồi thường trọn gói 2-3 tỉ đồng, gia đình cũng không đồng ý

Lúc xuất viện ở Huế về, chị Tú cân được bốn mươi mấy ký. Nhưng có lúc chị sốt đúng một tháng phải lên Bệnh viện Chợ Rẫy lấy trên 100 mẫu xét nghiệm. Những người ghép thận khác đều ghép xong thì khỏe lại như bình thường, còn chị Tú thì bác sĩ nói bình phục "lần lần".

Trong quá trình chữa trị tại Huế, Bệnh viện đa khoa Cần Thơ hỗ trợ hàng tháng 3 triệu đồng cho chị và 3 triệu đồng cho 3 đứa con của chị và một số chi phí khác. Từ ngày 5/9/2012, bệnh viện cắt khoản 3 triệu đồng cho các con chị. Đến ngày 24/5/2013, bệnh viện thông báo cắt luôn khoản hỗ trợ chị.

Bí quá, anh Trí phải treo bảng trước cổng nhờ bà con cô bác hỗ trợ tiền nuôi vợ con mình. Chính quyền thị trấn xuống vận động anh gỡ bảng và hứa sẽ nói giúp gia đình anh. Khoảng một tháng sau, bệnh viện phát tiền trở lại. Gia đình anh thắc mắc hỏi phát tới chừng nào nhưng bệnh viện không trả lời.

Anh còn sức lao động, có nghề nghiệp, nhưng phải bỏ hết để lo cho vợ, tốn kém chi phí rất nhiều. Bác sĩ lại cấm không cho chăn nuôi, dù nhà có vườn tược.

Cực kỳ yêu thương, chăm lo cho vợ con, anh Trí còn là người rất bình tĩnh, khôn khéo. Ngay lúc dầu sôi lửa bỏng, vợ anh thập tử nhất sinh trong phòng hồi sức cấp cứu, anh phải tất tả chạy tới chạy lui vừa đấu lý với bệnh viện vừa bảo vệ vợ, anh cũng chưa đập bàn lần nào, dù có người đòi vô đánh bác sĩ.

Chị Tú nói: “Tội nghiệp ảnh lắm. Ba ảnh bị bệnh mất. Một năm sau tới thằng em bệnh thận mất. Hơn tháng sau vợ mổ, mấy năm rồi toàn túc trực ở bệnh viện”.

Lần này hai bên sẽ gặp nhau tại tòa vì anh chị cho rằng bệnh viện không có thiện chí thương lượng. Tổng số tiền chị Tú đòi bồi thường thiệt hại một lần (gồm chi phí phát sinh khi chữa trị tại Huế, thu nhập thực tế bị mất của hai vợ chồng, tổn thất tinh thần, trợ cấp cho các con…) hơn 377 triệu đồng và bồi thường thiệt hại mỗi tháng tính từ tháng 7/2013 trở đi hơn 8 triệu đồng.

Trường hợp tình trạng sức khỏe chị Tú có biến chứng, di chứng phải điều trị thì bệnh viện phải trả chi phí điều trị, ăn uống, đi lại, thu nhập bị mất của chị và người chăm sóc, chị sẽ có yêu cầu sau.  

Đến giờ anh Trí vẫn còn ức: “Vợ tôi vừa bị làm sai vừa bị mang tiếng oan là thận móng ngựa. Qua vụ xử án, tôi sẽ xin lại quả thận móng ngựa của vợ để hiến cho Trường đại học Y dược Cần Thơ. Bệnh viện đa khoa Cần Thơ tới giờ cũng không có cái giấy nào để nói bệnh viện sai hay đúng. Chỉ xuống thăm, có thừa nhận bệnh viện sai, nhưng chỉ nói miệng thôi.

Bệnh viện sửa sai thì cứ sửa thôi, gia đình hẹp hòi một phần mình cũng chịu được, nhưng bệnh viện chạy trốn trách nhiệm là mình không có chịu. Dù có bồi thường một gói 2 - 3 tỉ đồng, gia đình cũng không đồng ý.

Giờ họ nói họ sai, họ còn miễn phí chữa trị, mai mốt họ nói họ không sai cắt chữa trị, cứ một tháng ra Huế một lần thì nhiều tỉ vẫn không đủ. Mạng sống của vợ tôi là quan trọng nhất”.

Theo Xa lộ pháp luật

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.