Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi ghép thận

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi ghép thận
(PLO) -Sau phẫu thuật ghép thận, bệnh nhân rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để phục hồi và duy trì sức khỏe, người bệnh cần hết sức cẩn trọng trong ăn uống, sinh hoạt và tuân thủ chặt chẽ những quy định trong điều trị.

Ăn uống

Sau khi ghép thận, cơ thể đòi hỏi nhiều protein hơn để phục hồi nhanh hơn và cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, những bệnh nhân trước đây từng chạy thận nhân tạo chỉ được hấp thu ít protein thì sau khi ghép thận được khuyến nghị tăng cường protein.

Tuy nhiên, việc bổ sung protein trong giai đoạn đầu ở mỗi người cũng khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp sau ghép thận, bệnh nhân dần hồi phục cảm giác thèm ăn, do vậy, không cần bất cứ chế phẩm bổ sung nào. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cảm thấy lượng protein hấp thu của mình chưa đủ thì có thể tiếp tục dùng các chế phẩm bổ sung sau cấy ghép nhưng chỉ sau khi đã tư vấn bác sĩ chuyên khoa thận.

Không giống như quan niệm sai lầm phổ biến trước đây là bệnh nhân ghép thận có thể ăn tất cả mọi thứ sau khi ghép thận, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt phụ thuộc vào sự hồi phục và sức khỏe toàn thân. Bệnh nhân có thể bắt đầu ăn bình thường sau 3-6 tháng ghép thận vì đây là thời gian trung bình cần để ức chế miễn dịch ổn định trở lại và có nguy cơ thấp.

Thực đơn cho người sau ghép thậnSau ghép thận, bệnh nhân cần bổ sung thêm lượng protein nhưng không nên ăn cùng các loại salad vì tránh ăn rau sống.

Ăn đồ đã nấu chín. Không ăn đồ sống, đồ biển (dễ nhiễm khuẩn E.colilegionella), nước chưa đun sôi, sữa tươi, rau quả đã dập nát. Không nên ăn các loại đồ nóng, đậu các loại. Kiêng rượu và các đồ uống có cồn khác.

Thực hiện chế độ ăn điều độ, ít muối, chất béo và đường. Cụ thể là: đạm 0,55-1g/kg; dầu cá: 3-6g (dầu cá tốt cho lọc cầu thận); muối: 2-3g; vitamin C: hơn 100mg (vitamin C giúp tránh lắng đọng oxalate ở thận ghép).

Sinh hoạt cá nhân

Theo dõi tình trạng sức khỏe chung và thận ghép, bao gồm theo dõi nước tiểu trong 24 giờ và tình trạng các bệnh kèm theo (tăng huyết áp, tiểu đường, bướu cổ, viêm gan…). Bệnh nhân tăng huyết áp phải có sổ tự theo dõi huyết áp.

Thường xuyên luyện tập sức khỏe để đề phòng rối loạn dị hóa đạm, yếu cơ, tăng mỡ trong máu, béo phì, loãng xương…

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Khi ra ngoài trời phải mang khẩu trang, đội nón. Dùng kem chống nắng khi đi biển hoặc khi phải ở ngoài trời nhiều giờ liên tục.

Tránh để mắc cảm cúm, tránh gần những người bị các bệnh truyền nhiễm; các loại gia súc, gia cầm.

Môi trường trong nhà cần sạch sẽ, thoáng mát. Không nuôi chim, súc vật nếu không thể kiểm soát lây nhiễm. Với môi trường bên ngoài, cần tránh khu vực ô uế, đám tang người có bệnh truyền nhiễm, nơi đông người (nhất là trong mùa có dịch bệnh hô hấp).

Những điều cần lưu ý

Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Do loại thuốc này có độc tính cao.

Bệnh nhân không được tự ý:

- Ngừng uống thuốc vì tác dụng phụ hay vì cảm thấy đã khoẻ mạnh.

- Thay đổi liều lượng thuốc cũng như thời gian uống thuốc.

- Uống gấp đôi liều lượng thuốc khi lỡ quên một liều mà phải báo ngay cho bác sĩ của bạn.

- Uống thuốc mà không được chỉ dẫn hoặc ghi đơn của bác sĩ theo dõi sau ghép cho bạn kể cả các loại thuốc cảm cúm thông thường.

- Uống thuốc nếu có nghi ngờ rằng thuốc đó không giống với lần trước bệnh nhân đã mua.

Đọc thêm

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.