Chế định xử lý tội cưỡng dâm dưới thời Lê Thánh Tông

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Có thể nói, cưỡng dâm là một trong các hành vi thuộc tội phạm tình dục, pháp luật thời phong kiến nói chung và dưới thời Hậu Lê nói riêng chưa có khái niệm giải thích về tội danh này. Tuy nhiên, trong các đều luật đã có sự phân biệt giữa cưỡng dâm và các tội phạm khác như gian dâm, thông dâm, thông gian, hiếp dâm…

Quy định tại nhiều văn bản luật cổ

Quốc triều hình luật (hay còn gọi Bộ luật Hồng Đức, Lê triều hình luật) được xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh trong các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. Bộ luật này được Vua Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1483  trong thời gian ông lấy niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497) nên trong dân gian và trong sử sách vẫn thường gọi bộ luật này là Luật Hồng Đức. Tất nhiên, cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm khởi thảo và thời điểm hoàn chỉnh Bộ luật này.

Thậm chí có điều luật còn nêu ra tình huống tương tự như trong khái niệm về tội cưỡng dâm của luật hình sự hiện đại. Ví dụ tại Điều 408 của Bộ Quốc triều hình luật nói trên quy định như sau: “Ngục quan và ngục lại, ngục tốt gian dâm với những đàn bà, con gái có việc kiện tụng thì xử tội nặng hơn tội gian dâm thường một bậc. Đàn bà con gái mà thuận tình thì giảm tội ba bậc, bị hiếp thì không xử tội”.

Trong sách “Thiên Nam dư hạ tập”, một văn bản luật đương thời cho biết vào năm Ất Dậu, niên hiệu Quang Thuận thứ 6 (1465), Vua Lê Thánh Tông ban bố nhiều điều lệ, trong đó cũng có quy định tương tự tại Điều 408 Quốc triều hình luật. Đó là quy định: “Ngục quan, ngục tốt thông dâm với nữ phạm nhân thì bị xử nặng tăng thêm 1 bậc so với tội thông dâm thông thường. Nữ phạm nhân nếu là thông dâm thì được giảm 3 bậc, nếu bị cưỡng dâm thì không bị bắt tội”.

Sử sách chép rằng, trong số các lệ được ban bố ngày 20/4/1476 (niên hiệu Hồng Đức thứ 7) có quy định về tội cưỡng dâm vợ người khác như sau: “Đạo trời có sinh có tử, chỉ biết thọ yểu, đạo lý của con người có nam có nữ phải có hôn nhân, đó là lẽ thường của vợ chồng lưu truyền mãi cho đời sau. Nguyễn Mỗ bất chấp điều luật, coi thường phép nước, phạm tội cưỡng dâm vợ người, bị xử tội lưu, thích chữ vào mặt, đánh 80 trượng”.

Về sau, mức hình phạt áp dụng cho kẻ phạm tội cưỡng dâm được tăng lên khi bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) được chính thức ban hành vào năm 1483, niên hiệu Hồng Đức 14. Đây là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam gồm 16 chương, 722 điều chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ được xem là chuẩn mực của nền cổ luật nước ta tồn tại qua nhiều triều đại.

Về tội cưỡng dâm, Điều 403 thuộc chương Thông gian của Quốc triều hình luật có quy định mức hình phạt như sau: “Cưỡng dâm thì xử tội lưu đày hay tội chết và phải nộp tiền hơn tiền tạ về tội gian dâm thường một bậc. Nếu làm người đàn bà bị chết thì thì điền sản kẻ phạm tội phải trả cho người nhà người chết”.

Như vậy với tội cưỡng dâm, hình phạt nhẹ nhất là lưu đày, cao nhất là tử hình.Cụ thể, tội lưu có 3 mức: Lưu châu gần như đi đày vào Nghệ An, phải đeo xiềng kèm theo bị đánh 90 trượng, bị thích 6 chữ vào mặt. Lưu châu ngoài như đày vào vùng Quảng Bình, phải đeo xiềng 2 vòng, bị đánh 90 trượng, thích 8 chữ vào mặt. Và lưu châu xa đến các vùng biên cương như Cao Bằng, phải đeo xiềng 3 vòng, bị đánh 100 trượng và thích 10 chữ vào mặt. Đối với án tử hình cũng được chia làm 3 bậc, theo đó, thắt cổ, chém đầu là một bậc; kế đến chém bêu đầu và lăng trì (tùng xẻo) là mức nặng nhất. Tùy theo tội mà tăng giảm”.  Lăng trì trong tiếng Hán có nghĩa là “lấn lên một cách chậm chạp”, hay còn gọi là “tùng xẻo” tượng trưng cho hành động có một tiếng trống đánh “tùng” thì xẻo một miếng thịt.

Phạt nặng hành vi cưỡng dâm trẻ em dưới 12 tuổi

Pháp luật thời phong kiến cũng quy định rõ, tùy vào hành vi cưỡng dâm, đối tượng bị cưỡng dâm khác nhau thì trong một số điều luật, luật lệ cụ thể, mức xử lý cũng được quy định cụ thể từng trường hợp. Theo sử chép, năm 1476, Lê Thánh Tông ban bố các quy định về hộ thôn với nhiều điều răn cấm, trong đó có quy định chỉ xử kẻ phạm tội, còn trường hợp bị cưỡng dâm thì đàn bà, con gái không bị xử tội.

Sách Quốc triều Hồng Đức niên gian chư cung thể thức thì ghi nhận các quy phạm như sau: Nếu quan lại cưỡng bức gái tân, bị đánh 80 gậy, xử tội đồ, giáng một chức; nếu cưỡng dâm dân nữ, quả phụ, bị đánh 100 gậy, thích 80 chữ vào mặt, xử tội đồ làm lính chăn voi.

Riêng với trường hợp giao cấu với trẻ em gái từ 12 tuổi trở xuống, Bộ Quốc triều hình luật quy định: “Gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” (Điều 404). Hay như trong bộ “Thiên Nam dư hạ tập” cũng có quy định tương tự “Gian dâm với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, tuy là thuận tình nhưng cũng bị xử tội cưỡng dâm”.

Ngoài ra, Vua Lê Thánh Tông còn ban hành những mẫu đơn từ giúp người thực thi pháp luật và người dân nắm được nội dung, cách thức làm các dạng văn bản khác nhau như đơn kiện, đơn xin bồi thường, giấy cam đoan, tờ trình, biên bản.

Đọc thêm

Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk

Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk chính thức ra mắt từ ngày 24/11/2024.
(PLVN) - Theo lãnh đạo của VNPT Đắk Lắk, việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Pickleball VNPT Đắk Lắk là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của lãnh đạo, công đoàn, Bưu chính viễn thông Đắk Lắk đến sức khỏe và đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên và người lao động...

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, lãnh đạo Bộ GTVT giai đoạn 2011-2021

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan đến Bộ GTVT.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bảo đảm quyền lợi khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn đọc Minh Phúc (Hà Nội): Tôi vừa ký hợp đồng chuyển nhượng 1 thửa đất tại huyện Đông Anh vào đầu tháng 10 năm 2024, đang làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai thì phát hiện thửa đất nằm trong quy hoạch, có khả năng sẽ bị thu hồi để mở rộng đường. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?

Quy định mới về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng: Một số doanh nghiệp cho rằng cần thêm khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị

DN ủng hộ việc tăng cường quản lý để phát triển bền vững thị trường VLXD, nhưng đề xuất có lộ trình phù hợp. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Ủng hộ việc tăng cường quản lý nhà nước để phát triển bền vững, ổn định thị trường vật liệu xây dựng (VLXD), song một số doanh nghiệp (DN) cho rằng quy định của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD vừa ban hành sẽ có hiệu lực từ 16/12/2024 là hơi gấp gáp, DN nêu ý kiến cần thêm thời gian để chuẩn bị; do thực hiện chứng nhận hợp quy đối với hàng nhập khẩu phải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian.

Sở Xây dựng Hà Nội: Kiểm tra xác minh phản ánh “tháo dỡ công trình gây hư hại nhà hàng xóm”

Căn nhà ông Cảnh liền kề công trình đang được phá dỡ. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan đơn thư của ông Nguyễn Trọng Cảnh (ngụ ngách 23, ngõ 82, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) phản ánh nhà liền kề phá dỡ gây mất an toàn, ảnh hưởng tài sản, kết cấu nhà mình; đại diện Sở Xây dựng cho biết đã thực hiện kiểm tra, xác minh cũng như hỗ trợ UBND quận Đống Đa giải quyết theo thẩm quyền.

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?

Lừa đảo qua mạng bị xử lý ra sao?
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản

Tiếp vụ dấu hiệu gian dối trong một hồ sơ khai tử tại Quận 8 (TP HCM): Cần giám định chữ ký trong bộ hợp đồng chuyển nhượng tài sản
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài viết “Dấu hiệu gian dối trong hồ sơ khai tử “đại gia” nổi tiếng quận 8, TP HCM”, nhiều độc giả quan tâm, thắc mắc, đặt câu hỏi “chết thực tế ngày 20 nhưng gian dối khai tử lùi ngày thành 27/12 để làm gì?”. Đây cũng chính là vấn đề mà một số người liên quan sự việc đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.

Hà Nội: Thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí .
(PLVN) - Ngày 20/11/2024 , UBND Thành phố quyết định ban hành Quyết định số 6037/QĐ-UBND thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội” do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 4148/UBND-GPMB của UBND TX Nghi Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, trả lời Báo PLVN về giải quyết đơn thư của ông Lê Ngọc Thách (ngụ tổ dân phố Nam Châu, phường Hải Châu) theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 11186/UBND-TD ngày 2/8/2024.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.