Cháy mãi thời hoa đỏ…

Có một thời oanh liệt mà hào hùng, có một thời cả dân tộc không tiếc máu xương giữ gìn độc lập, tự do để có được cuộc sống thanh bình hôm nay… Những kỷ vật theo suốt dặm dài kháng chiến, trải qua bao mưa nắng của thời gian, chứa đựng cả một thời hoa đỏ ấy khiến cả hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5 như “nóng” lên tại cuộc giao lưu “Tri ân quá khứ - Tiếp lửa truyền thống”.

Có một thời oanh liệt mà hào hùng, có một thời cả dân tộc không tiếc máu xương giữ gìn độc lập, tự do để có được cuộc sống thanh bình hôm nay… Những kỷ vật theo suốt dặm dài kháng chiến, trải qua bao mưa nắng của thời gian, chứa đựng cả một thời hoa đỏ ấy khiến cả hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5 như “nóng” lên tại cuộc giao lưu “Tri ân quá khứ - Tiếp lửa truyền thống”.
            

Các đoàn viên thanh niên đang xem những hiện vật thời kháng chiến.
Các đoàn viên thanh niên đang xem những hiện vật thời kháng chiến.


Ngược dòng lịch sử…

15 giờ ngày 24-7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh-Chi nhánh Quân khu 5, hàng trăm chiến sĩ trẻ, đoàn viên thanh niên thành phố Đà Nẵng được ngắm những hiện vật lịch sử như: bi-đông, địa bàn, súng K59, nhưng chiếc đồng hồ… và nghe kể về những câu chuyện sống động, có thật liên quan đến những hiện vật đó trong buổi giao lưu mang chủ đề “Tri ân quá khứ-Tiếp lửa truyền thống” do Ban chỉ đạo Cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu những kỷ vật kháng chiến phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tổ chức.

Với chiếc bi đông và cái địa bàn, Thiếu tướng Anh hùng LLVT Lê Mã Lương đã khiến người nghe vô cùng xúc động. “Hơn 40 năm trong quân ngũ, tham gia chiến đấu hàng trăm trận, nhưng tôi luôn mang theo 2 kỷ vật này bên mình, nhất là chiếc bi đông này. Khi đang ở chốt cao điểm đánh địch, bi đông của đồng chí Bình hết nước, tôi ở phía sau đổi bi đông để tiếp nước cho anh, nhưng lúc tôi vừa đổi xong, chạy về vị trí thì đồng chí Bình đã ra đi anh dũng, chưa kịp uống ngụm nước nào. Từ đó tôi coi chiếc bi đông nước như kỷ vật cuối cùng, quý giá về người đồng đội thương mến, anh dũng của tôi” - Thiếu tướng Lê Mã Lương kể.

Còn Đại tá, Anh hùng LLVT Trần Kim Hùng - người đặc công một thời “xuất quỷ nhập thần” từng làm kẻ thù bao phen khiếp vía - đã đem đến buổi giao lưu một cuốn nhật ký mà ông quý hơn vàng, ghi chép lại những năm tháng trận mạc. Trong đó có những trang ông viết về người vợ thân yêu cùng đứa con chưa chào đời đã ra đi vì bom đạn. Thù nhà, nợ nước càng khiến ông dũng cảm chiến đấu hy sinh quên mình. Đó là sức mạnh Việt Nam làm nên thắng lợi mà đến giờ người Mỹ vẫn không sao hiểu được.

Trong cuốn nhật ký, tác giả còn vẽ sơ đồ, diễn biến các trận đánh, tên đồng đội hy sinh kèm theo sơ đồ mộ chí, nơi chôn liệt sĩ. Nhờ vậy mà người lính già gần 20 năm sau ngày hòa bình đã tìm được hơn 300 phần mộ  của đồng đội, đưa họ về với người thân sau bao năm mong chờ mòn mỏi tưởng chừng như vô vọng. Bên cạnh những hiện vật như Khẩu súng K59, đồng hồ Seiko của Thiếu tướng Nguyễn Văn Trí; khẩu súng K54 của ông Trần Quang Tuấn…, còn có chiếc nồi đồng khá to - một vật rất đỗi bình thường - của ông Trương Văn Mười khiến cả hội trường ngạc nhiên và xúc động. “Chiếc nồi đồng này đã gắn bó với tôi từ những ngày còn thơ ấu và cũng chính nó đã được mẹ tôi sử dụng để nấu cơm phục vụ thương binh.

 

Một lần, trong lúc mẹ tôi đang vo gạo nấu cơm cho bộ đội thì một chiếc máy bay của địch thả bom ngay trên đầu. Khi chúng tôi chạy đến thì dưới đất chỉ còn lại chiếc nồi đồng với cơm trộn lẫn máu của mẹ tôi…” - Ông Mười đã không kìm được nước mắt khi nhớ về người mẹ quá cố. Và ông đã tặng lại chiếc nồi đồng mà ông coi như báu vật cho bảo tàng, bởi “nó không chỉ là của riêng gia đình tôi, mà còn chứa đựng lịch sử của một thời đau thương và oanh liệt”…

Tiếp lửa truyền thống

Ngồi bên tôi, bạn Lê Văn Trung (21 tuổi, ở quận Thanh Khê) bộc bạch: “Được nghe kể chuyện và chứng kiến tận mắt những hiện vật lịch sử, em cảm thấy rất tự hào về sự hy sinh anh dũng của ông cha. Các chú, các anh đã chịu nhiều mất mát, đau thương để cho chúng em có được ngày hôm nay. Bởi vậy, không chỉ có em mà nhiều bạn trẻ ngồi ở đây lại càng thấy mình phải cố gắng hơn nữa trong học tập và lao động, để sao cho xứng đáng với sự hy sinh to lớn ấy”. Còn Nguyễn Việt Hòa - một chiến sĩ thuộc Sư đoàn 372 cho biết: “Những chiến công anh dũng của các chú, các anh lại khiến cho chúng em - những người lính thời bình - càng thấy rõ trách nhiệm của mình, chắc tay súng để bảo vệ những thành quả cách mạng mà bao người đã không tiếc máu xương giành được”.

Tại buổi giao lưu, hàng chục hiện vật như: bi đông, địa bàn, súng K59, súng K54, đồng hồ Seiko, nồi đồng, lá thư, ống nhòm, khăn quàng… đã được các chủ nhân trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đó không còn là những vật vô tri vô giác mà đã mang dấu ấn của lịch sử, gợi nhớ cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Buổi giao lưu đã khép lại, lịch sử cũng đã sang trang, nhưng những dấu ấn mà nó để lại trong lòng thế hệ mai sau thì vẫn cứ trường tồn, bất diệt.

Bài và ảnh: Mai Phương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.