Một cán bộ làm công tác BHXH đã từng kể một câu chuyện cảm động, rằng: Có một bệnh nhân hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn chẳng may mắc bệnh nan y cần phải điều trị dài ngày, tuy nhiên vì phải tốn quá nhiều chi phí để duy trì sự sống đến nỗi không còn chỗ vay mượn để xoay xở, đánh đổi gia sản nhưng bệnh tình vẫn dai đẳng.
Thiếu tiền, người bệnh đã gặp trực tiếp người cán bộ này than thở: “Chẳng lẽ chị nhìn thấy tôi chết mà không thể cứu… chỉ vì những khoản tiền đồng chi trả theo quy định của Luật”. Quả thực, đến những bệnh viện lớn, không khó để bắt gặp những hình ảnh như vậy tại những khoa điều trị bệnh nan y.
Theo thống kê, khoảng 1/3, trong tổng số 157 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo thường xuyên và trên 60 bệnh nhân ung thư điều trị tại BV Đà Nẵng không có khả năng thực hiện đồng chi trả từ 5% đến 20% theo quy định của Luật BHYT áp dụng từ ngày 1-1-2010. Bởi một lý do nhìn thấy từ trước là mặc dù Quỹ BHYT hỗ trợ phần lớn chi phí điều trị, tuy nhiên nếu tính trung bình mỗi lần chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận mãn chi phí khoảng 400 ngàn đồng thì người bệnh đồng chi trả 20% sẽ phải thanh toán 80 ngàn đồng. Theo chu kỳ, một tuần bệnh nhân suy thận phải 3 lần chạy thận nhân tạo để ổn định sức khỏe, tức là phải chi phí 240 ngàn đồng để duy trì sự sống. Một tháng, tổng số tiền chạy thận khoảng 960 ngàn đồng, đó là chưa kể tiền thuốc. Nhiều bệnh nhân cho rằng, thời gian đầu từ 3 tháng đến 6 tháng họ cố gắng tối đa để thực hiện đóng chi trả theo đúng quy định. Tuy nhiên, cũng có không ít bệnh nhân khác có hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn túng quẫn đều lắc đầu bất lực, bởi hầu như không có khả năng “gánh” viện phí, cho dù chỉ ở mức 5%. Với những người này, nguy cơ “chạy” bệnh là điều có thể dự báo trước.
Sau khoảng 3 tuần triển khai Luật BHYT, khó khăn lớn nhất của việc thực hiện Luật này vẫn chưa có biện pháp tháo gỡ vẫn là phương thức thanh toán đồng chi trả đối với nhóm bệnh nhân nghèo, bệnh nhân người dân tộc, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như ung bướu, chạy thận nhân tạo, vì có nhiều bệnh nhân không đủ khả năng đồng chi trả theo quy định từ 5% đến 20% chi phí KCB.
Trước tình hình này, UBND thành phố đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo ngành y tế, BV Đà Nẵng, BHXH thành phố để có những biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nghèo mắc bệnh nan y. Với những nhóm đối tượng khó khăn nêu trên, trước mắt BV Đà Nẵng vẫn thực hiện KCB và sẽ thống kê cụ thể kinh phí phải bù vào cho số lượng bệnh nhân nghèo, bệnh nhân bệnh mãn tính, ung thư không có khả năng đồng chi trả theo quy định của Luật để sớm có báo cáo lên cấp trên. Chỉ riêng nhóm bệnh nhân chạy thận nhân tạo thì mỗi ngày BV giảm khoảng 2 triệu đồng.
Đối với ngành Y tế, động thái kịp thời vì người bệnh nghèo là cần linh hoạt, nhanh chóng trong việc thực hiện vận động xây dựng quỹ KCB cho người nghèo. Có thể tổ chức kết nối với những Quỹ từ thiện khác để kịp thời hỗ trợ bước đầu cho người bệnh nghèo trong thời gian chờ chủ trương mới. Bởi thực tế hiện nay, nhiều gia đình người bệnh đã cùng đường trong việc đồng chi trả. Dẫn đến BV sẽ khó khăn trong việc thu viện phí. Và như thế, nếu không có sự chung tay hỗ trợ của xã hội thì việc bệnh nhân tự ý bỏ điều trị sẽ xảy ra một sớm một chiều trong nay mai mà thôi.
Nghị Văn
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD
(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.