Chặt chẽ, công khai, minh bạch trong đấu giá tài sản trực tuyến

Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì cuộc họp.
Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 5/9, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với sự chủ trì của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng.

Một trong những nội dung nhận được nhiều góp ý tại cuộc họp là về đấu giá trực tuyến, trình tự, thủ tục đấu giá trực tuyến; việc thẩm định điều kiện đối với trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản.

Theo đó, để đảm bảo tính chặt chẽ, minh bạch, khách quan, dự thảo Nghị định quy định cụ thể các yêu cầu đối với Cổng Đấu giá tài sản quốc gia và trang thông tin đấu giá trực tuyến như: công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin; hoạt động ổn định, liên tục và phải đạt cấp độ 3 theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; đáp ứng các yêu cầu về việc kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ thông tin. Đồng thời có các chức năng nghiệp vụ tối thiểu như: đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người tham gia đấu giá, tài khoản truy cập, việc tham gia trả giá, giá đã trả bằng mã định danh riêng, hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá; thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch…

Về việc thẩm định, phê duyệt trang thông tin đấu giá trực tuyến, dự thảo Nghị định quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng. Các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến theo đề nghị của Bộ Tư pháp.

Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Góp ý quy định về yêu cầu, điều kiện đối với Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, trang thông tin đấu giá trực tuyến, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần quy định đặc thù của Cổng/Trang này đồng thời đề nghị bổ sung về vấn đề truy vết khi sửa các nội dung về đấu giá tài sản trên Cổng/Trang này để hạn chế kẽ hở.

Về thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản, cần chi tiết hóa các điều kiện để đảm bảo công khai, minh bạch, theo đó có thể xây dựng biểu mẫu để thuận lợi cho quá trình thẩm định.

Liên quan tới trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến, dự thảo Nghị định có quy định trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì người trúng đấu giá là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc giá đã giảm được hệ thống mạng đấu giá tài sản ghi nhận. Tuy nhiên, đại diện Bộ này cho rằng quy định như vậy khá khó hiểu, cần làm rõ hơn.

Ông Trần Mai Long, đại diện Công ty quản lý tài sản (VAMC).

Ông Trần Mai Long, đại diện Công ty quản lý tài sản (VAMC).

Chung quan điểm, ông Trần Mai Long, đại diện Công ty quản lý tài sản (VAMC) cho rằng dự thảo Nghị định quy định chung về yêu cầu, điều kiện đối với Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, trang thông tin đấu giá trực tuyến là chưa phù hợp bởi đây là hai loại hình khác nhau, thuộc sự quản lý của các cơ quan khác nhau.

Đặc biệt, quy định điều kiện “Hoạt động ổn định, liên tục và phải đạt cấp độ 3 theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ” là chưa rõ ràng. Vì vậy đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cần quy định rõ bằng văn bản, sau đó đăng công khai lên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp để các tổ chức đấu giá nắm được. Ngoài ra, quy định Cổng/Trang này cần “đáp ứng các yêu cầu về việc kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia” cũng không khả quan trên thực tế.

Ông Long nhấn mạnh dự thảo Nghị định cần làm rõ thế nào là “lỗi kỹ thuật” trong quá trình đấu giá trực tuyến để tránh tạo kẽ hở, bị lạm dụng đồng thời cần phù hợp Luật Đấu giá tài sản sửa đổi. Ngoài ra cần cân nhắc về quy định gửi biên bản đấu giá trực tuyến cho người trúng đấu giá để ký để hạn chế rủi ro trên thực tế.

Đại diện Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.

Đại diện Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.

Góp ý tại cuộc họp, đại diện Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cho rằng quy định định kỳ hằng năm hoặc trong trường hợp đột xuất, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản là không khả thi vì nguồn lực và kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin của Sở Tư pháp sẽ khó đáp ứng được việc kiểm tra trong lĩnh vực này theo định kỳ.

Sau khi nghe các đại biểu góp ý, Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp cho biết sẽ nghiên cứu tiếp thu các ý kiến để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định theo hướng chặt chẽ, công khai, minh bạch, khách quan, thuận lợi cho việc triển khai, áp dụng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan.

Đọc thêm

Xúc động hành trình Báo Pháp luật Việt Nam đến với 'tâm lũ' Lào Cai

Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng Ủy, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đại diện đoàn công tác trao quà cho tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Hôm nay, 15/9, Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam mang theo tinh thần sẻ chia và hỗ trợ bà con bị thiệt hại nặng bởi bão số 3 tiếp tục hành trình tới Lào Cai. Tại hiện trường vụ sạt lở thương tâm thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Tổng Biên tập Vũ Hoài Nam và các thành viên không nén nổi nghẹn ngào, xót xa...

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trao quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do bão lụt tại Yên Bái

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trao quà hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do bão lụt tại Yên Bái
(PLVN) - Ngày 13/9/2024, Công đoàn, Đoàn Thanh niên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã tổ chức Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm dẫn đầu để đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ cho công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Các cơ quan Thi hành án dân sự khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Các cơ quan Thi hành án dân sự khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
(PLVN) -Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơ bão số 3 hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) và đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan này cũng chịu những thiệt hại nặng nề. Ngay sau bão, các cơ quan THADS đã khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, đồng thời có nhiều hành động thiết thực sẻ chia, giúp đỡ bà con vùng lũ.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh: Kết quả thi hành án dân sự năm 2024 dự kiến đạt và vượt chỉ tiêu

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, trong bối cảnh phải thực thi nhiệm vụ với áp lực công việc rất lớn, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng và trách nhiệm của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự và sự quan tâm chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng, kết quả thi hành án dân sự xong về việc và tiền thời gian qua đều tăng, dự kiến sẽ đạt và vượt chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Đồng Nai: “Đồng Nai là điển hình của công tác PBGDPL”
(PLVN) - Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương, chiều 12/9/2024, Đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương làm trưởng đoàn.

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương làm việc với huyện Thống Nhất (Đồng Nai)
(PLVN) - Sáng 12/9/2024, Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp, làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Cùng đi có đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Trường Đại học Luật Hà Nội ủng hộ đồng bào bị thiệt hại và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ
(PLVN) -Trong 2 ngày11 và 12/9, Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội đã ủng hộ 250.000.000 đồng để cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Bộ Tư pháp, phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn, Bắc Ninh ủng hộ đồng bào và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bão lũ.

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Cần đảm bảo tính khả thi, đi vào cuộc sống

TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục PBGDPL, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án phát biểu khai mạc hội thảo
(PLVN) -  Chiều 11/09, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự thảo “ Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025-2030 ” do TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật , Bộ Tư pháp , Phó Trưởng ban Ban soạn thảo Đề án và ô ng Phạm Quang Hiếu, Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội thảo.