Với đội ngũ những người làm công tác giáo dục của Thủ đô, dịp kỷ niệm 28 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay (20/11/1982 - 20/11/2010) có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Đây là mốc thời gian để những người làm công tác giáo dục nhìn lại chặng đường đã qua cùng trọng trách nặng nề ở phía trước trong việc rèn đức, luyện tài cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH Thủ đô và đất nước.
Khẳng định vị thế dẫn đầu
Minh chứng cho điều ấy là tấm Bằng khen mà ngành GD-ĐT Thủ đô vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao tặng trong hai năm học liên tiếp kể từ khi mở rộng địa giới, xứng với truyền thống là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục.
Với việc đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, Hà Nội đã dành hơn 10.000 tỷ đồng để xóa hơn 5.500 phòng học tạm, học nhờ, cải tạo, xây dựng thêm 24 trường học, tạo nên diện mạo mới cho các nhà trường. Đến thời điểm này, Hà Nội đã có 543 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 24% tổng số trường trên địa bàn thành phố. Trường - lớp khang trang, sạch đẹp hơn, trang thiết bị dạy học đầy đủ, đồng bộ hơn, việc dạy - học của cô và trò nhờ thế có thêm nhiều thuận lợi.
Đây là mốc thời gian để những người làm công tác giáo dục nhìn lại chặng đường đã qua cùng trọng trách nặng nề ở phía trước trong việc rèn đức, luyện tài cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH Thủ đô và đất nước.
Khẳng định vị thế dẫn đầu
Minh chứng cho điều ấy là tấm Bằng khen mà ngành GD-ĐT Thủ đô vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao tặng trong hai năm học liên tiếp kể từ khi mở rộng địa giới, xứng với truyền thống là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục.
Với việc đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, Hà Nội đã dành hơn 10.000 tỷ đồng để xóa hơn 5.500 phòng học tạm, học nhờ, cải tạo, xây dựng thêm 24 trường học, tạo nên diện mạo mới cho các nhà trường. Đến thời điểm này, Hà Nội đã có 543 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 24% tổng số trường trên địa bàn thành phố. Trường - lớp khang trang, sạch đẹp hơn, trang thiết bị dạy học đầy đủ, đồng bộ hơn, việc dạy - học của cô và trò nhờ thế có thêm nhiều thuận lợi.
Ảnh: Internet |
Số lượng trẻ mầm non được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục ngày càng tăng (với gần 334.000 trẻ), tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 1,5% đến 2% so với đầu năm học. Chất lượng giáo dục phổ thông giữa các khu vực dần được rút ngắn về khoảng cách, thể hiện ở tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT năm 2010 đạt 94,63%, cao hơn so với năm 2009 là 6,3%. Số trường có tỷ lệ tốt nghiệp 100% cao hơn, trong đó có nhiều trường ở địa bàn khó khăn. Ở kỳ thi HS giỏi quốc gia, Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về số HS đoạt giải với 118 em, tăng 12 em. Năm học qua, Hà Nội có tới 32 trường nằm trong top 200 trường có điểm thi ĐH cao.
"Thầy giỏi mới có trò giỏi" - phương châm ấy được thể hiện trong việc chăm lo cho đội ngũ người thầy để họ phát huy tối đa năng lực và tâm huyết cống hiến. Kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV) trong năm 2010 đã tăng lên 13,4 tỷ đồng (cao hơn 5 tỷ đồng so với năm 2008); nhiều chính sách cho GV ngoài biên chế ở các trường mầm non nông thôn được hoàn thiện... Sự quan tâm thiết thực ấy đã giúp cho đội ngũ nhà giáo Thủ đô ngày càng phát triển vững chắc về chuyên môn, nghiệp vụ - với 100% GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn.
Lan tỏa những điển hình
Những chuyển biến về chất lượng giáo dục là kết quả nỗ lực của toàn ngành trong việc huy động mọi nguồn lực, trong đó có sự góp sức không nhỏ của đội ngũ nhà giáo với gần 98.000 người - thành tố làm nên nền tảng bền vững cho sự phát triển giáo dục Thủ đô. Nói như Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, những thành tích, niềm vinh dự của bao lớp HS Thủ đô có được trong thời gian qua, ngoài sự quan tâm của gia đình, có sự chăm chút, dạy dỗ của thầy, cô giáo các trường nơi các em học tập, rèn luyện.
Đó là nhờ những cán bộ quản lý gương mẫu, xây dựng tập thể đoàn kết, tạo khí thế thi đua "Dạy tốt - học tốt" sôi nổi, đem lại vinh dự cho nhà trường; là những GV tâm huyết, được đồng nghiệp khâm phục qua những sáng kiến kinh nghiệm, những giờ giảng hay được nhân rộng... Đội ngũ nhà giáo Hà Nội còn được biết đến khi là những người khởi nguồn cho phong trào "Nhà giáo Hà Nội đỡ đầu HS nghèo". Đã có hơn 21 nghìn lượt HS được các thầy, cô nhận đỡ đầu, trợ giúp với tổng số tiền 1,6 tỷ đồng. Lòng nhân ái, sự tận tâm ấy đã giúp cho việc học của các em bớt gián đoạn, cuộc sống của gia đình các em bớt khó khăn...
Đã có những GV được HS kính trọng và nhớ ơn sâu sắc như người mẹ thứ hai như cô Nguyễn Thị Minh Phượng (Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Xuyên). Cô từng bỏ tiền lương hỗ trợ học phí, mua thuốc cho mẹ HS, mua xe đạp, cho HS vay tiền để trả nợ quỹ tín dụng, giúp HS tìm việc làm, cho gia đình HS vay tiền làm vốn để trang trải cuộc sống... Với cô, niềm hạnh phúc qua 29 năm dạy học là chứng kiến những HS của mình trưởng thành và sống có ích.
Đó còn là cô giáo Đinh Thị Hiệu, gắn bó gần 30 năm với Trường Tiểu học An Phú (Mỹ Đức). Cô nói: Tội lũ trẻ ở xã này lắm, nhiều em phải đi bộ 4-5 cây số ra lớp, mùa mưa, đường đầy bùn đất đặc quánh. Có HS nhà nghèo, bố mẹ không cho đến trường, bắt vào núi lấy củi. Cô theo vào vận động cha mẹ cho con tới lớp, thôi thì cố gắng cho con học lấy cái chữ, sau này bớt khổ. Cô thường bỏ tiền lương của mình ra mua bút, giấy, vở; quần áo của bọn trẻ ở nhà mặc chật cô cũng mang đến lớp cho HS… Chuẩn bị đến tuổi được nghỉ ngơi, cô vẫn luôn đau đáu: "Tôi coi HS như con mình. Chỉ mong sao cuộc sống nơi đây bớt khổ để các em đến trường được dễ hơn, học được nhiều hơn...".
Lại có người tuổi đời còn trẻ, dù khuyết tật, song vẫn đầy tự tin phấn đấu. Như thầy Nguyễn Văn Hiếu, cựu HS Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu. Thầy Nguyễn Văn Hiếu hiện là GV dạy toán, tin, phụ trách việc dịch chữ nổi sang chữ thường. Thầy là người bạn tin cậy và tấm gương về nghị lực cho HS thiếu may mắn.
Những tấm gương đó - có thể họ không là những điển hình tiên tiến, những chiến sĩ thi đua, nhưng những việc làm thầm lặng của họ xuất phát từ cái tâm của người làm nghề giáo và đang không ngừng lan tỏa. Những thành công đã qua là tiền đề để những nhà giáo Thủ đô tự tin vững bước trên chặng đường mới với trọng trách nặng nề của sự nghiệp trồng người. Và vì thế, họ luôn xứng đáng được xã hội tôn vinh, quý trọng.
Những tấm gương đó - có thể họ không là những điển hình tiên tiến, những chiến sĩ thi đua, nhưng những việc làm thầm lặng của họ xuất phát từ cái tâm của người làm nghề giáo và đang không ngừng lan tỏa. Những thành công đã qua là tiền đề để những nhà giáo Thủ đô tự tin vững bước trên chặng đường mới với trọng trách nặng nề của sự nghiệp trồng người. Và vì thế, họ luôn xứng đáng được xã hội tôn vinh, quý trọng.
- Hà Nội có 2 đơn vị được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất: Trường THPT Kim Liên, Mầm non Vạn Phúc (Hà Đông). - Hai đơn vị được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì: Mầm non Bà Triệu (Hoàn Kiếm), THPT Nguyễn Thị Minh Khai. - 12 đơn vị và 9 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. - Ba đơn vị được tặng Cờ thi đua của Chính phủ: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THCS Ngô Sỹ Liên (Hoàn Kiếm), Mầm non Việt - Bun (Hai Bà Trưng). - 38 tập thể và 33 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra còn hàng trăm tập thể, cá nhân được Bộ GD-ĐT, UBND TP Hà Nội và Sở GD-ĐT khen thưởng… |
Theo Hà Nội mới