Chặn tay vũ phu bằng... mô hình!

 Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau 30 tháng triển mô hình phòng chống bạo lực gia đình, tình hình bạo lực gia đình đã giảm mạnh. Nếu năm 2008, tại 64 xã triển khai mô hình xảy ra 1.071 vụ bạo lực gia đình thì đến năm 2010 số vụ bạo lực gia đình chỉ còn 238 vụ, giảm 77,8%. Đặc biệt, tại các địa bàn triển khai mô hình trong giai đoạn này không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Điều này cho thấy đã có một cách hiệu quả đển chặn tay vũ phu, triệt tiêu bạo lực trong gia đình.

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau 30 tháng triển mô hình phòng chống bạo lực gia đình, tình hình bạo lực gia đình đã giảm mạnh. Nếu năm 2008, tại 64 xã triển khai mô hình xảy ra 1.071 vụ bạo lực gia đình thì đến năm 2010 số vụ bạo lực gia đình chỉ còn 238 vụ, giảm 77,8%. Đặc biệt, tại các địa bàn triển khai mô hình trong giai đoạn này không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Điều này cho thấy đã có một cách hiệu quả đển chặn tay vũ phu, triệt tiêu bạo lực trong gia đình.

Bạo lực gia đình. Ảnh minh họa
Bạo lực gia đình. Ảnh minh họa

Tôi đã biết kìm chế khi tham gia câu lạc bộ

Cặp vợ chồng Văn Công Hoành và Nguyễn Thị Hường phường Sông Bờ  thị xã Ayun Pa (Gia Lai) , là một cặp từng xảy ra tình trạng bạo lực gia đình. Vợ chồng thường xuyên xích mích với nhau, mỗi lần nhậu về vợ cằn nhằn thì anh Hoành thường giải quyết bằng những cái “bợp tai”. Từ khi tham gia vào CLB phòng chống bạo lực gia đình (một trong những dạng của Mô hình PCBLGĐ), tình hình đã tiến triển, nay gia đình anh đã rộn rã tiếng cười và vợ chồng chung sống hạnh phúc với nhau.

Anh Hoành tâm sự: “Lúc trước tôi thường đánh vợ, những lúc nhậu về tôi hay nổi cáu không kìm chế bản thân nên vợ chồng thường xuyên bất hòa. Khi tham gia CLB được sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên, nhận thức thêm nhiều kiến thức về cách hành xử trong gia đình. Bây giờ những lúc nhậu về có chuyện gì tôi nói vợ để khi tỉnh lại rồi vợ chồng giải quyết. Vợ tôi cũng hiểu và không to tiếng trong lúc tôi say. Vợ chồng thường xuyên tâm sự với nhau trong những lúc rảnh, từ đó hiểu nhau và có sự cảm thông với nhau”. Vợ chồng anh Hoành không những đã chung sống hạnh phúc mà gia đình anh là một tấm gương điển hình để các cặp vợ chồng khác có nảy sinh bạo lực học tập.

Gia đình ông Hoàng Khiêm xã Ayun Pa (Gia Lai) là một gia đình điển hình, trong mái nhà “tam đại đồng đường”, nhưng luôn đầm ấm, vui vẻ, ông chia sẻ kinh nghiệm: “Là người đứng đầu trong gia đình, tôi luôn có sự can thiệp, khuyên can các con, cháu mỗi khi có chuyện bất hòa xảy ra, kịp thời dập tắt mọi nguyên căn ngay từ đầu, tránh sự bùng phát. Thường xuyên dạy bảo con trai không nên dùng bạo lực với vợ. Những ngày lễ, Tết tôi luôn tổ chức sum họp các thành viên gia đình bằng hình thức tổ chức buổi tiệc nhẹ, qua đó kết nối tình cảm, chia sẻ khó khăn với các thành viên, cũng như dạy bảo các con, cháu trong gia đình”.

Với chị Từ Thị Ngọc Ánh - một thành viên nữ của CLB thì: “Tôi dạy con theo từng lứa tuổi, 3 cậu con trai ở nhà, tôi luôn khuyên nhủ chúng  không nên cộc cằn với vợ. Có chuyện gì nói cho nhau nghe, tránh để trong lòng sinh ra ấm ức dẫn tới hiện tượng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.

Mưa dầm thấm lâu

Theo số liệu báo cáo của các địa phương được Bộ VH-TT&DL công bố tại Hội nghị nhân rộng mô hình phòng chống bạo lực gia đình ngày 27/10 vừa qua, tính đến tháng 11/2010, đã có 1.200 buổi tuyên truyền lồng ghép cho khoảng gần 270.000 lượt người. Với phương châm mưa dầm thấm lâu, các hoạt động truyền thông, tư vấn đã phát huy hiệu quả góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ địa phương về hôn nhân, hạnh phúc gia đình nói chung và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng, chủ động phòng ngừa bạo lực, tệ nạn xã hội tai mỗi địa bàn dân cư.

Mô hình được triển khai thí điểm từ tháng 8 năm 2008 và kết thúc vào 31/12/2010. Sau 30 tháng tình hình bạo lực gia đình đã giảm mạnh. Nếu như năm 2008, tại 64 xã triển khi Mô hình, xảy ra 1.071 vụ bạo lực gia đình thì đến năm 2010 số vụ bạo lực gia đình chỉ còn 238 vụ  - giảm 77, 8%. Mặt khác, tại địa bàn triển khai Mô hình trong giai đoạn này không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra.

Có được kết quả như vậy vì hình thức và nội dung của Mô hình rất mềm mại, uyển chuyển dễ lồng ghép với các chương trình, hoạt động công tác xã hội của các ngành, đoàn thể đang triển khai ở địa phương như: Phong trào “5 không 3 sạch”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Xã phường phù hợp với trẻ em”... góp phần tích cực xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc.

Vì công tác phòng chống bạo lực gia đình là lĩnh vực mới. Hệ thống văn bản hướng dẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Cán bộ ở cấp cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động công tác gia đình còn hạn hẹp, chưa thường xuyên nên trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về Phòng chống bạo lực gia đình; thực hiện nhân rộng địa bàn triển khai mô hình. Đảm bảo trong năm 2012 có ít nhất 30% đến năm 2015 có trên 60% số xã phường của mỗi tỉnh, thành xây dựng và tổ chức hoạt động của mô hình – ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình cho biết.

3 năm và con số từ 320 đến 7.960

Theo thống kê, năm 2008 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo thành lập được 320 câu lạc bộ ở 64 xã, phường, thị trấn. Trong 3 năm các câu lạc bộ đã nhân rộng lên 7.960 câu lạc bộ thu hút 175.000 hộ gia đình tham gia. Bên cạnh đó, Bộ cũng tích cực thành lập và đẩy mạnh hoạt động của các nhóm phòng chống bạo lực gia đình với 3 chức năng: tư vấn, hòa giải và can thiệp kịp thời các vụ bạo lực gia đình. Trung bình mỗi xã triển khai có 5 nhóm, mỗi nhóm có 5 thành viên gồm công an viên, trưởng thôn, ấp, tổ dân phố, chi hội phụ nữ, cựu chiến binh.

Minh Châu  

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.