Chân sưng mọng, chứng bệnh ẩn họa tàn tật, chết người

Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường đến bệnh viện khám trong tình trạng bệnh quá nặng. Có trường hợp phải cắt cụt chi; thậm chí có người các động mạch bị xơ vữa đến ngang bụng không biết cắt đến đâu; hoặc bị xơ vữa khắp cơ thể trả về gia đình... chờ chết.

Người ta vẫn nói rằng: Không biết thì không có tội, nhưng những hậu quả mà bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) phải chịu thật vô cùng nặng nề. Đáng buồn là, căn bệnh này và các biến chứng (BC) trên lại hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Thối chân mới... hay bị bệnh

Bước chân vào phòng điều trị (ĐT) BN ĐTĐ, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh những bàn chân sưng mọng, thâm đen và sần sùi của các BN. Thoang thoảng đây đó là mùi khăn khẳn của những bàn chân tật nguyền ấy...

Chỉ vào một BN chừng gần 70 tuổi, bác sỹ (BS) Nguyễn Trần Kiên, Phụ trách Khoa Chăm sóc bàn chân bông đùa giới thiệu: “Đây là một vị tướng tá về hưu nhưng lúc mới nhập viện, tôi cứ tưởng là một lão nông dân chính hiệu vì bàn chân thâm sì, lở loét và nặng mùi của bác...”.

Sau một hồi trò chuyện chúng tôi được biết, bác tên là Phạm Hữu Ninh (64 tuổi ở Thọ Xuân, Thanh Hóa), nguyên là Giám thị Trại giam số 5 Thanh Hóa. Rồi bác kể cho chúng tôi nghe sự tích về bàn chân bị “thối” của mình. Ngày ấy (khoảng năm 2004-2005 khi vẫn còn đương chức) bác nào biết gì về về căn bệnh ĐTĐ. Thấy người hơi yêu yếu, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, tim đập nhanh..., nhân tiện xuống Hà Nội công tác bác tạt vào BV 198, Bộ Công an khám thì được chẩn đoán là bị tăng huyết áp và tiểu đường thể nhẹ.

Sau một thời gian ngắn ĐT tại BV, theo hướng dẫn của các nhân viên y tế ở đây, bác tự mua máy đo đường huyết về đo, đồng thời mua thuốc về nhờ “y tá vợ” tiêm mỗi khi thấy “đường huyết có vấn đề”. Ngoài ra, các BS tư vấn cho bác cách ăn uống để ổn định đường huyết. Nhưng, “điếc không sợ súng”, bác vẫn cứ ăn uống hồn nhiên, thậm chí đi bốc mả, lội ruộng bón phân bác cũng “chân không bắt giặc”. Rồi việc gì đến đã đến. Ngày 25/5/2010 âm lịch, tự nhiên bác thấy bàn chân trái sưng tấy lên, phồng rộp và chảy nước vàng lẫn mủ. Đến lúc này, bác mới thấy vấn đề trở nên nghiêm trọng nên đã tới BV Nội tiết Thanh Hóa để khám.

Tại đây, các BS chẩn đoán bác bị hoại tử bàn chân nên đã giữ lại viện để ĐT. ĐT tại BV Nội tiết tỉnh 40 ngày thì đường huyết của bác trở lại ổn định và bàn chân cũng đỡ sưng hơn nên BS cho bác về ĐT tại nhà. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nó lại căng mọng lên và chảy mủ. Ngại đi BV, nghe người quanh xóm mách bảo bác nhờ người đi khắp nơi lùng mua lá dứa dại, lá cây điều... về uống và đắp nhưng bàn chân vẫn sưng to và chảy mủ, thậm chí còn nặng hơn trước. Đến nước này, ngày 5/8 âm lịch bác đành phải bắt xe lên BV Nội tiết Trung ương khám. Sau 3 tuần ĐT, bàn chân của bác mới se lại và ngừng chảy mủ. “Lúc ấy tôi bi quan lắm, cứ nghĩ mình phải ca bài “Vết chân tròn trên cát” rồi nhưng mọi chuyện vẫn chưa quá muộn...”, bác thở phào như vừa trút được gánh nặng ngàn cân.

Tương tự như cảnh ngộ của bác Ninh là trường hợp của BN Lầu Văn Ểu  (53 tuổi ở Mộc Châu, Sơn La). Năm 2004, bác Ểu bị tai nạn giao thông nên phải đến BVĐK tỉnh bó bột. Lúc làm XN máu bác mới phát hiện mình bị ĐTĐ nặng (đường huyết 9,4). Nghĩ rằng bệnh này không có gì là nguy hiểm, bác không ĐT.

Đến Tết năm 2010, bác thấy bàn chân của mình tự nhiên phồng to lên và có biểu hiện như bị nhiễm trùng (chảy nước vàng và mủ) nên đã xuống BV Nội tiết Trung ương khám. ĐT bàn chân tạm ổn thì bác lại phát hiện bị BC thận nên đã chuyển sang ĐT suy thận. Khi cả hai bệnh đã ổn định, bác được các BS cho về nhà tự ĐT và dặn phải ăn uống theo đúng chế độ, đồng thời vệ sinh sạch sẽ bàn chân. Nhưng, bỏ ngoài tai lời BS, bác vẫn ăn uống vô tội vạ và làm việc như bình thường. Sau vụ mùa năm 2010, bàn chân của bác lại sưng phồng và chảy mủ. Và, lại một lần nữa bác “khăn gói quả mướp” lên Hà Nội. Chỉ chậm tí nữa thôi là cuộc đời bác sẽ phải gắn với chiếc nạng gỗ...

Hậu quả khó lường...

Không chỉ biến chứng (BC) bàn chân, BS Kiên cho hay, ngoài BC bàn chân một người bệnh ĐTĐ còn có thể mắc cùng lúc rất nhiều BC khác (BC thận, mắt, tim...) mà BC bàn chân chỉ là một BC nổi lên thôi. Còn các BC khác họ không nhìn thấy được (Ví dụ như BC thận, mắt, tim giai đoạn sớm thì khó mà biết được). Đa số các BN ở đây khi nhìn thấy lở loét chân mới đi BV. Nhưng khi bị loét chân thì có thể họ đã bao gồm tất cả các BC trên rồi. Nguyên nhân của việc đến viện muộn theo BS Kiên là do: Trình độ nhận thức, kiến thức của BN về bệnh tật quá kém; vì họ quá nghèo không có tiền đi BV; một số người do gia đình không đưa đi BV...

Và, hậu quả là, phần lớn các BN lúc đến BV khám trong tình trạng bệnh đã quá nặng. Có trường hợp phải cắt cụt chi; nghiêm trọng hơn có BN các động mạch bị xơ vữa đến ngang bụng không biết cắt đến đâu; thậm chí có người bị xơ vữa lan tỏa khắp cơ thể nên BV đành phải trả về gia đình nằm... chờ chết.

Nghiêm trọng hơn, TS. BS Lê Phong, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Nội tiết Trung ương, Thư ký Chương trình Phòng, chống ĐTĐ Quốc gia cho biết thêm, trong thực tế đại đa số BN không tuân thủ chế độ dinh dưỡng BS tư vấn sau khi đã được chẩn đoán bệnh hoặc do BS chỉ trú trọng tư vấn dùng thuốc và không chú ý tư vấn về chế độ dinh dưỡng; rồi do BN bỏ thuốc, ĐT bằng thuốc lang băm gây BC (tắc mạch, tổn thương mạch máu, suy tim, thận, mù mắt...) cũng rất nhiều. Trong khi đó, thời gian ĐT bệnh này tương đối lâu (có những BN phải  nằm viện 90 ngày, thậm chí tới 120 ngày); chi phí ĐT cũng khá tốn kém (trung bình từ 30-40 triệu đồng, nếu BC nặng có thể lên tới hàng trăm triệu đồng)...

Nâng cao cảnh giác

TS.Phong cũng cảnh báo, tại các nước phát triển, mới chỉ có 30% số người bị ĐTĐ được chẩn đoán bệnh; những nước đang phát triển và kém phát triển như Việt Nam số người mắc bệnh chưa được chẩn đoán lên tới 80-90%. Tồn tại tình trạng đó là do các chương trình truyền thông giáo dục của ta chưa đủ mạnh, chưa tác động vào nhận thức của người dân; đặc biệt ý thức dự phòng bệnh của chúng ta rất kém.

Chính vì thế, mục tiêu chính của Chương trình Phòng chống ĐTĐ Quốc gia là sàng lọc và phát hiện sớm những người tiền ĐTĐ, làm sao để quản lý và hướng dẫn họ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý để không tiến triển thành bệnh. Bên cạnh đó, phát hiện và đưa những người đã mắc bệnh vào ĐT để làm giảm các BC, giảm chi phí cho xã hội...

Đối với bệnh ĐTĐ, điều đặc biệt nguy hiểm là: Trong số những người được giám sát ĐTĐ tốt vẫn có BC vì thời gian ủ bệnh của bệnh rất lâu (5-7 năm) và có tới 50% số người tiền ĐTĐ đã có BC, thậm chí gây tử vong. Bởi vậy, chúng ta phải nâng cao cảnh giác đối với bệnh này. Tốt nhất, theo TS Phong, mỗi người phải tự chăm sóc cho bản thân mình bằng cách: Đi khám bệnh định kỳ; theo dõi đường huyết thường xuyên; đặc biệt có chế độ ăn uống, luyện tập đều đặn và hợp lý. Khi đã bị bệnh rồi phải tuân thủ quy trình ĐT của BS và nhân viên tư vấn dinh dưỡng để tránh các hậu họa về sau.

Ghi chép của Đoan Trang

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.