Chăm lo sự nghiệp trồng người

Sau khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (năm 1997), sự nghiệp giáo dục luôn được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm, nhằm đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng văn minh, giàu đẹp và sớm trở thành Trung tâm kinh tế-chính trị-xã hội ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Sau khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (năm 1997), sự nghiệp giáo dục luôn được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm, nhằm đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng văn minh, giàu đẹp và sớm trở thành Trung tâm kinh tế-chính trị-xã hội ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Mô tả ảnh.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh tặng Bằng khen cho 3 học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế năm 2010.

Mạng lưới trường lớp không ngừng mở rộng

So với nhiều địa phương khác trên cả nước, sự nghiệp trồng người luôn được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt chú trọng, đặt lên hàng đầu. Giáo dục được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng làm “đòn bẫy” để phát triển thành phố. Vì vậy, những năm qua, hệ thống mạng lưới trường lớp không ngừng được đầu tư mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của người dân. Cùng với đó, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng không ngừng được nâng lên; đến nay, hầu hết đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn ngành đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

Nhờ sự đầu tư thích đáng, chất lượng giáo dục không ngừng tăng lên hằng năm. Nếu năm 2005, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chỉ đạt 89,8%, thì đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010, tỷ lệ học sinh THPT đỗ tốt nghiệp đạt 96,68%. Ngoài ra, chất lượng giáo dục 2 mặt (đạo đức và học lực) đối với học sinh ở các cấp học cũng đã có nhiều chuyển biến tốt.  

Đặc biệt, công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu luôn được ngành Giáo dục-Đào tạo thành phố quan tâm và đạt nhiều kết quả khích lệ. Trong các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2009-2010 vừa qua, toàn thành phố có 62 trên 68 học sinh dự thi đoạt giải cấp quốc gia, trong đó, có 3 giải nhất, 19 giải nhì, 30 giải ba và 10 giải khuyến khích; 3 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế, trong đó, 2 học sinh đoạt Huy chương Bạc môn Toán và 1 học sinh nhận Bằng khen môn Sinh học; ở kỳ thi viết thư quốc tế UPU, Đà Nẵng là đơn vị dẫn đầu trên cả nước với số lượng học sinh đoạt 7/39 giải thưởng, trong đó, bức thư gửi đạo diễn Trương Nghệ Mưu (Trung Quốc) của em Hồ Thị Hiếu Hiền, học sinh Trường THCS Tây Sơn (quận Hải Châu) đoạt giải nhất cấp quốc gia và đại diện cho học sinh Việt Nam tham dự cấp quốc tế. Ngoài ra, ở các cuộc thi cấp khu vực, thành phố, học sinh thành phố đã đoạt hơn 4.000 giải thưởng khác nhau.

Mô tả ảnh.
Trường THPT Trần Phú được đầu tư xây dựng mới đáp ứng tốt các yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

Song song với việc chú trọng đầu tư, mở rộng mạng lưới trường lớp, phát hiện bồi dưỡng nhân tài, công tác xóa mù chữ-phổ cập giáo dục (XMC-PCGD) cũng đã được thành phố đặc biệt quan tâm. Sau khi chia tách tỉnh, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác XMC-PCGD của thành phố đã gặt hái được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Năm 1997, thành phố Đà Nẵng đã đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ-phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2000; phổ cập giáo dục THCS năm 2001 (trước 10 năm theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo), là đơn vị xếp thứ 2 trên cả nước (sau Hà Nội). Đến tháng 12-2005, toàn thành phố có 56/56 xã, phường đạt chuẩn PCGD THCS đúng độ tuổi. Và hiện nay, có 53/56 xã, phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học.

Không dừng lại ở đó, tháng 3-2010, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục-Đào tạo đến năm 2020”, với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của khu vực miền Trung và cả nước.

Tiên phong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Tính đến cuối năm học 2009-2010, toàn thành phố có 123 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ; 101 trường tiểu học; 2 trường phổ thông chuyên biệt; 51 trường THCS; 1 trường phổ thông cơ sở; 19 trường THPT; 1 trường phổ thông cấp 1,2, 3; 5 trường và 13 cơ sở đào tạo TCCN; 8 Trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp; 56 Trung tâm học tập cộng đồng; 57 Trung tâm Tin học-Ngoại ngữ…

Có thể nói, sự nghiệp “trồng người” trong những năm qua luôn được thành phố quan tâm đầu tư đúng mức. Nổi bật nhất là năm học 2003-2004, UBND thành phố quyết định đầu tư xây dựng mới Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn theo hướng trường chất lượng cao, giữ vai trò là “cái nôi” bồi dưỡng, phát triển nhân tài cho thành phố. 

Trải qua một thời gian hoạt động, thầy trò Trường chuyên Lê Quý Đôn đã mang vinh quang về cho thành phố với những tấm huy chương quốc tế đã đoạt được, cụ thể: Năm 2004, học sinh Nguyễn Công Thành đoạt Huy chương đồng Olympic Vật lý quốc tế và Phạm Xuân Hòa đoạt Huy chương bạc Olympic Tin học quốc tế ; năm 2005, Đỗ Quốc Khánh đoạt Huy chương đồng Olympic Toán học quốc tế; năm 2007, Bùi Đức Thắng cùng lúc đoạt Huy chương bạc Olympic Vật lý châu Á và Huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế; năm 2008, Huỳnh Minh Toàn đoạt đúp 2 chiếc Huy chương bạc Olympic Vật lý châu Á và Huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế; Nguyễn Quốc Toán đoạt giải khuyến khích Olympic Vật lý châu Á và Nguyễn Bá Cảnh Sơn đoạt Huy chương bạc Olympic Tin học quốc tế; năm 2009, Nguyễn Đình Tùng đoạt Huy chương bạc Olympic Vật lý quốc tế và Đinh Hưng Tư đoạt Huy chương đồng Olympic Vật lý châu Á; năm 2010, Nguyễn Kiều Hiếu, Phạm Việt Cường đoạt Huy chương bạc kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 51 tại Kazakhstan và Đào Hải Yến đoạt Bằng khen tại kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 21 tại Hàn Quốc. Ngoài ra, trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH hằng năm, chất lượng và số lượng học sinh của trường trúng tuyển vào các trường ĐH trong cả nước cũng không ngừng tăng. 

Với cách nghĩ, cách làm sáng tạo, táo bạo của lãnh đạo thành phố đối với sự nghiệp “trồng người” trong những năm qua, hy vọng không bao lâu nữa, Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những trung tâm giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn nhất của khu vực miền Trung và cả nước. 

PHƯƠNG CHI

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.