Cấy phấn cho da - đẹp đâu chưa thấy đã rập rình hiểm họa

Công nghệ cấy phấn được quảng cáo giá chỉ…599.000 VND.
Công nghệ cấy phấn được quảng cáo giá chỉ…599.000 VND.
(PLO) - Với lời quảng cáo mĩ miều  “trắng như phủ phấn mà lại mịn như không phủ phấn” của dịch vụ làm đẹp mới có tên “cấy phấn cho da”, ngay lập tức xu hướng này trở thành cơn sốt trong phái đẹp. Nhiều chị em đổ xô đi đặt lịch cấy da, nhưng không một ai đoái hoài gì những hiểm họa nó sẽ mang lại cho người sử dụng.

Đẹp trong “nháy mắt”

Dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong một thời gian ngắn nhưng dịch vụ cấy phấn cho da đã được phái đẹp đặc biệt quan tâm và thi nhau thực hiện. Theo đó đối với công nghệ cấy da,bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ sử dụng công nghệ siêu dẫn để đưa sản phẩm vào biểu bì da. Các tinh chất này có thể xâm nhập vào da và giúp da được căng trẻ, trắng bật lên vài tone. Ngoài ra nó còn giúp cải thiện lão hóa da, lỗ chân lông to, nếp nhăn, nám, sạm.

Mỗi địa chỉ thẩm mỹ sẽ lựa chọn cho mình một loại phấn để cấy, có nơi là CC cover, nơi thì gọi là bắn phủ White Skin. Một cơ sở trên đường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) quảng cáo công nghệ cấy phấn Nano White Skin CC từ chuyên gia Mr.Yang Su Jeong (Hàn Quốc). Liệu trình cấy da ở đây trong thời gian giảm giá chỉ có giá 599.000 VND. Giá rẻ, công nghệ Hàn Quốc kèm theo cam kết là da sẽ trắng sáng ngay sau liệu trình thứ nhất, hoàn thành xong 5 lần cấy thì da sẽ trắng hồng mịn màng trong 1 năm rưỡi mà không cần qua bước trang điểm nào nữa. Sau một năm rưỡi thì chỉ cần đi dặm lại phấn thì da sẽ “bật tone” trở lại ngay. Tất cả những thuận lợi mà công nghệ cấy da mang lại khiến không ít khách thích thú.

Tuy nhiên, cũng chính vì những tác dụng thần kì này mà nhiều người đã bắt đầu hoài nghi và đặt câu hỏi  về những biến chứng, ảnh hưởng có thể có sau này đối với công nghệ cấy phấn dưới da.

Cùng những lời quảng cáo mĩ miều…liệu có thật sự đáng tin?
Cùng những lời quảng cáo mĩ miều…liệu có thật sự đáng tin?

Đẹp tích tắc, hối hận cả đời

Bạn Loan Mai (ở Trung Tự, Hà Nội) chia sẻ: “Với một lớp phấn trang điểm ngoài da nếu tẩy trang không kĩ hoặc để quá 12 tiếng không tẩy trang da sẽ ngứa ngáy, thậm chí nhiều người còn dị ứng. Vậy mà giờ cấy phấn vào da, và để nó ở trong da mặt mình 1 năm rưỡi đến 2 năm thì độ an toàn cho da chắc chắn là không có”. Lập luận của Loan Mai ngay lập tức được nhiều người đồng tình và hưởng ứng. 

Trao đổi với báo chí, bác sĩ Thường - Giám đốc Bệnh viện da liễu Trung ương cho biết: “Bất kể thứ gì khi cấy vào da đều có thể gây hoại tử. Tôi đã phải điều trị rất nhiều trường hợp da hư hại vì tiêm, cấy những chất chưa được kiểm chứng khoa học”. Theo đó, bác sĩ phân tích thêm phương pháp cấy phấn vào da là phương pháp thẩm mỹ mới, tuy nhiên nó đang nói quá về tác dụng thực tế. Phấn chỉ nên bôi bên ngoài chứ không nên cấy vào da. Tinh chất CC thực ra chỉ là một cách để họ quảng cáo, nói quá nhằm thu hút khách hàng. Tuy rằng có thể làm đẹp chỉ sau 30 phút nhưng nguy hại mà phương pháp này mang lại là rất lớn. 

Các hạt phấn sẽ xâm nhập vào da, tác động sâu vào lớp biểu bì gây ra nhiều nguy cơ như viêm da, biến đổi da... vì bản chất đây là một chất lạ. Thực tế, cách làm trắng da này chỉ có hiệu quả tạm thời, không được lâu dài, chúng ta sẽ phải làm thường xuyên. Vì thế các tinh chất lạ chưa được kiểm chứng này sẽ thâm nhập sâu hơn và có thể gây hại cho da.

Nhiều trường hợp chỉ sử dụng mĩ phẩm ngoài da đã phải mất một khoảng thời gian dài và rất nhiều tiền của để chữa trị nếu chẳng may bị dị ứng, vậy liệu một người tiêm sâu vào trong da nếu kích ứng thì hiệu quả sẽ kinh khủng đến thế nào?

Đó có lẽ là câu trả lời  bỏ ngỏ để những người đã đang và có ý định sử dụng dịch vụ cấy da tự đi tìm câu trả lời cho riêng mình. Đừng để một thời gian sau, chúng ta phải bắt gặp những câu chuyện thương tâm về làn da bị hư hỏng không thể cứu chữa do sử dụng công nghệ cấy phấn “rẻ tiền” hoặc công nghệ không hiệu quả. Hãy là người tiêu dùng thông minh, làm đẹp có chọn lọc. Sở dĩ, từ xưa đến nay chả ai có được vẻ đẹp mà chỉ mất một “tích tắc”. 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.