Cầu vượt Hà Nội, xây và phá theo... phong trào?

Khi “trào lưu” phân làn đường vừa lắng xuống chưa lâu, thì Sở GTVT Hà Nội tiếp tục thúc giục thực hiện giảm ách tắc và tai nạn giao thông bằng những chiếc cầu vượt. Số phận của những cây cầu bạc tỷ này cũng hẩm hiu, chiếc thì ít người qua lại, có cái thì chưa kịp phục vụ nhu cầu dân sinh đã bị nhổ đi, gây sự bất bình trong dư luận vì sự lãng phí…

[links()]Khi “trào lưu” phân làn đường vừa lắng xuống chưa lâu, thì Sở GTVT Hà Nội tiếp tục thúc giục thực hiện giảm ách tắc và tai nạn giao thông bằng những chiếc cầu vượt. Số phận của những cây cầu bạc tỷ này cũng hẩm hiu, chiếc thì ít người qua lại, có cái thì chưa kịp phục vụ nhu cầu dân sinh đã bị nhổ đi, gây sự bất bình trong dư luận vì sự lãng phí…

Hình minh họa
Hình minh họa

Rầm rộ xây cầu vượt

Chỉ trong một thời gian ngắn, các tuyến phố như Trần Duy Hưng, Giải Phóng, Nguyễn Chí Thanh…, mọc lên nhiều cây cầu bộ hành cho người đi bộ. Có thể, trong bản thuyết trình các đề án thực hiện, đơn vị chức trách mong muốn giảm tải các điểm ùn ứ giao thông và hạn chế tai nạn của phương tiện cơ giới gây ra cho người đi bộ.

Ngay như trên đường Nguyễn Chí Thanh, với chiều dài “khiêm tốn” nhưng ngành giao thông đã cho xây dựng hai cầu vượt. Một chiếc nằm gần cổng Đại học Luật Hà Nội, và một chiếc khác, bắc từ đường Phạm Huy Thông và gần như đâm thẳng vào trụ sở Công an phường Ngọc Khánh.

Nếu như tại cổng trường Đại học Luật Hà Nội, cầu vượt bộ hành còn ít nhiều phát huy tác dụng vì có lác đác sinh viên qua lại, thì ngược lại, cầu vượt đối diện đường Phạm Huy Thông gần như bỏ không, gây nên sự lãng phí không cần thiết. Nhiều người dân ở phường Ngọc Khánh thắc mắc, không biết ngành giao thông “dựng” cầu bộ hành ở đó làm gì, vì thực tế khu vực này không có các trường đại học, cao đẳng, khối văn phòng thì cũng thuộc dạng “khiêm tốn”. Tuy nhiên, tiền tỷ vẫn được chi, và khối thép vô bổ vẫn đường bắc qua đường.

Thực tế, nhiều cầu vượt sau khi đưa vào sử dụng đã không phát huy hết hiệu quả. Nhiều người đi bộ vẫn “ngó lơ” cầu vượt, băng qua đường bất chấp sự hiểm nguy cho bản thân. Trong khi đó, lực lượng chức năng từng một thời rầm rộ “đòi” xử phạt người đi bộ trái luật, thì chế tài đó dần dần cũng bị lãng quên, nên việc đi qua cầu vượt hay băng đường lại tuỳ thuộc vào ý thức của người tham gia giao thông.

Ghi nhận của phóng viên vào chiều 15/7 tại cầu vượt bộ hành trên đường Giảng Võ (gần ngã tư Giảng Võ – Đê La Thành) cho thấy, mặc dù là giờ cao điểm chiều, khi nút giao thông gần đó ùn ứ phương tiện vượt đèn đỏ, nhưng trên cầu vượt, tuyệt nhiên không có bất cứ người đi bộ nào.

“Người dân băng lên dải phân cách rồi sang đường cho tiện, trời nắng này leo lên cầu vượt cũng … hết hơi”, một lái xe ôm tên Thành ở khu vực này, giải thích về sự vắng vẻ của cầu vượt.

“Đoản thọ”

Sự lãng phí từ những cây cầu vượt bộ hành không còn là chuyện mới, mà được nhìn thấy rõ qua những “hành động” tức thời của ngành giao thông.

Theo đó, mặc dù đưa vào khai thác chưa lâu, nhiều cây cầu vượt đầu tư nhiều tỷ đồng nhanh chóng nhận được quyết định nhổ bỏ, để trả lại hiện trạng mặt bằng cho dự án khác – cũng của ngành giao thông.

Từ ngày 21/3/2013, phương án phân luồng giao thông phục vụ thi công tháo dỡ cầu đi bộ trên đường Trần Khát Chân để phục vụ thi công xây dựng cầu vượt đường Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt. thông báo ngắn ngủi này của Sở GTVT cũng là “thông điệp” chính thức “khai tử” cây cầu bộ hành mơi được mấy tuổi đời này.

Tại đường Nguyễn Chí Thanh, khi tiến hành xây cầu vượt qua nút Kim Mã - Liễu Giai, nhiều thợ “khoan cắt bê tông” cũng được huy động đến nhằm nhanh chóng nhổ bỏ cầu vượt bộ hành bắc từ trụ sở Công an phường Ngọc Khánh sang đường Phạm Huy Thông. So với các cây cầu vượt khác, đây là công trình dành cho người bộ hành có tuổi đời “trẻ” nhất.

Và để di dời những công trình này, đại diện của Sở GTVT Hà Nội cho biết “chỉ mất vài tỷ đồng”. Đây là số tiền để cắt phần móng trụ, còn cầu vượt bộ hành vẫn được tái sử dụng ở những vị trí khác!

Trả lời có phần “vô cảm” của cán bộ Sở GTVT Hà Nội lập tức đã nhận được sự phản ứng của người dân. Vài tỷ đồng đó sẽ giải quyết được rất nhiều công việc trong điều kiện người dân còn nhiều khó khăn, trong khi đó, số tiền thuế hàng năm do người dân đóng một phần được chi cho hạ tầng giao thông lại được đại diện các cơ quan quản lý chi tiêu vô tội vạ, lãng phí chồng lãng phí.

Việt Hưng

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.