Thông tin CSGT Ninh Bình bị một nhóm người gài bẫy, tống tiền và công an tỉnh này đang lập chuyên án số 983C để điều tra làm rõ đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Theo Công an tỉnh Ninh Bình, những người liên quan đến vụ việc gồm Lê Xuân Hoàng, Nguyễn Trọng Hai và Hoàng Văn Cường, cùng trú huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể, những người này đã lợi dụng việc đi xe ô tô chở quặng chạy qua địa bàn Ninh Bình rồi tìm cách tiếp cận CSGT tại các chốt tuần tra để “làm luật”.
Trong khi gạ gẫm đưa tiền cho CSGT, những người này dùng các loại máy quay siêu nhỏ gắn trên người bí mật ghi hình lại, sau đó sử dụng nhiều sim điện thoại gọi điện, nhắn tin đe dọa, khống chế một số cán bộ, chiến sĩ CSGT.
Theo Công an tỉnh Ninh Bình, những người liên quan đến vụ việc gồm Lê Xuân Hoàng, Nguyễn Trọng Hai và Hoàng Văn Cường, cùng trú huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Cụ thể, những người này đã lợi dụng việc đi xe ô tô chở quặng chạy qua địa bàn Ninh Bình rồi tìm cách tiếp cận CSGT tại các chốt tuần tra để “làm luật”.
Trong khi gạ gẫm đưa tiền cho CSGT, những người này dùng các loại máy quay siêu nhỏ gắn trên người bí mật ghi hình lại, sau đó sử dụng nhiều sim điện thoại gọi điện, nhắn tin đe dọa, khống chế một số cán bộ, chiến sĩ CSGT.
Mới đây nhất là tối 17-11, tại Trạm CSGT thị xã Tam Điệp, những người này tiếp tục “thực hiện hành vi gạ gẫm CSGT làm luật và quay phim” thì bị công an bắt giữ. Khám xét trên người và xe, cơ quan công an thu giữ nhiều tang vật như máy quay nhỏ, một số đoạn băng ghi lại việc CSGT “làm luật”, nhiều sim rác điện thoại và một số giấy tờ khác.
Trao đổi với phóng viên đại tá Đinh Quang Vinh, Phó giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, cho biết trước thời điểm những người trên bị phát hiện, Ban giám đốc công an tỉnh nhận được thông tin từ Phòng CSGT về việc có một số cán bộ, chiến sĩ bị tống tiền. Sau đó, Ban giám đốc công an tỉnh giao Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội lập chuyên án để đấu tranh vì thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Trong khi đó, Lê Xuân Hoàng và Hoàng Văn Cường thời gian qua có đến tòa soạn để cung cấp một số thông tin liên quan đến vụ việc. Tại buổi gặp phóng viên, Hoàng và Cường đều cho rằng do bức xúc vì kiểu “làm luật” trắng trợn của một số CSGT tỉnh Ninh Bình nên họ quyết định ghi lại hình ảnh để tố cáo tới cơ quan chức năng.
Tới đây, câu hỏi được đặt ra là bên cạnh hành vi “gài bẫy, tống tiền” (nếu có) của những người trên, việc CSGT có những hành động như trong các đoạn băng sẽ phải được xử lý như thế nào? Theo luật sư Phạm Hồng Hải, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư VN, thì vụ việc trên phải nhìn nhận từ nhiều góc độ. Các đối tượng đã có hành vi “đưa hối lộ” hay “cưỡng đoạt tài sản” thì đương nhiên là phải xử lý. Nhưng cơ quan công an cũng phải làm rõ và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực của các CSGT.
Theo Thanh Niên