Cảnh báo về loài sâu cực độc, người khỏe mạnh ăn 2-3 con có thể tử vong

Sâu ban miêu là loài sâu cực độc, mạnh gấp nhiều lần chất diệt cỏ Paraquat. Trên thế giới tới nay chưa có phác đồ điều trị có hiệu quả cao, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu đều dẫn đến tử vong.
Sâu ban miêu là loài sâu cực độc, mạnh gấp nhiều lần chất diệt cỏ Paraquat. Trên thế giới tới nay chưa có phác đồ điều trị có hiệu quả cao, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu đều dẫn đến tử vong.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chất độc trong sâu ban miêu mạnh gấp nhiều lần chất diệt cỏ Paraquat. Ăn 2-3 con sâu ban miêu, một người lớn khỏe mạnh có thể tử vong...

Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các khu vực miền núi xảy ra nhiều vụ ngộ độc thậm chí dẫn đến tử vong do ăn sâu ban miêu.

Sâu ban miêu còn có các tên gọi khác như Ban mao, Ban manh, Sâu đậu, Nguyên thanh... và có tên khoa học là Lytta vesicatoria Fabr, thuộc họ Ban miêu - Meloidae. Đây thực chất là một loài bọ cánh cứng, chứa chất độc Cantharidin- là một hoạt chất cực độc, mạnh gấp nhiều lần chất diệt cỏ Paraquat.

Sâu ban miêu vị cay, tính lạnh, rất độc.

Sâu ban miêu vị cay, tính lạnh, rất độc.

Ts.Bs. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm Chống Độc bệnh viện Bạch Mai nhận định: “Chất độc Cantharidin có trong sâu ban miêu là một hoạt chất cực độc, nằm trong nhóm chất độc bảng A. Độc tố Cantharidin gây hủy hoại các tổ chức cơ quan trong cơ thể từ dạ dày, ruột, gan, tim cho đến cơ quan tạo máu. Trên thế giới tới nay chưa có phác đồ điều trị có hiệu quả cao, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu đều dẫn đến tử vong”.

Theo Y văn, ăn từ 2-3 con sâu ban miêu, một người lớn khỏe mạnh có thể tử vong. Khi vào cơ thể Cantharidin vô hiệu hóa hàng rào Protein bảo vệ tế bào, thay đổi cấu trúc và làm mất ổn định màng bán thấm của tế bào, dẫn đến tình trạng các tế bào ở các cơ quan trong cơ thể như ruột, gan, cơ, thận, tim bị hủy hoại và chết hàng loạt theo chương trình.

Ở sâu ban miêu, hàm lượng Cantharidin có trong con cái cao gấp 5 -6 lần con đực, lượng độc chất cũng tỷ lệ thuận với số lượng sâu ăn phải, điều này lý giải có những bệnh nhân cùng ăn sâu Ban Miêu nhưng triệu chứng lâm sàng và mức độ nặng có khác nhau.

Về hoàn cảnh và đối tượng ngộ độc, ở các nước châu Âu, đối tượng ngộ độc thường là các động vật ăn cỏ, chúng bị ngộ độc sau khi ăn cỏ có chứa sâu ban miêu đang sinh sống. Ghi nhận hầu hết các con ngựa, bò bị tử vong sau khi ăn cỏ có chứa sâu ban miêu năm 2012 tại Hà Lan và Thuỵ Điển.

Tại các nước Đông Nam Á và Việt Nam, đối tượng ngộ độc có cả con người khi sâu ban miêu được một số đối tượng người dân chế biến làm thức ăn. Điển hình, tháng 6/2022, tại Đô Lương, Nghệ An, một phụ nữ đã tử vong trên đường đến bệnh viện sau khi ăn sâu ban miêu trong bữa trưa cách đó 1 giờ. Tháng 7 năm 2022, tại thành phố Sơn La ghi nhận một trường hợp một bệnh nhân nam 72 tuổi, vào bệnh viện tỉnh Sơn La trong tình trạng nguy kịch sau khi ăn sâu ban miêu. Mặc dù bệnh nhân đã được Hồi sức tích cực, lọc máu liên tục, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, tuy nhiên bệnh nhân diễn biến nặng nề và đã tử vong sau 2 ngày nhập viện.

Bác sỹ CKII Phạm Văn Thinh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai khuyến cáo: “Hiện nay có rất nhiều loại côn trùng trong cơ thể chúng có chứa độc chất, trong đó có sâu ban miêu. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức và hiểu biết nên nhiều người dân vẫn sử dụng các loài côn trùng này chế biến làm thức ăn dẫn đến tình trạng ngộ độc. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần hết sức thận trọng trong tiếp xúc, định hướng sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc hoang dã, thiên nhiên. Nhận định sâu ban miêu rất độc, tuyệt đối không sử dụng chúng làm thức ăn dưới mọi hình thức”.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Đọc thêm

Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Nam thanh niên sống sót thần kỳ sau 9 ngày bị mắc kẹt giữa sông

Phạm Minh Thắng nhập viện trong tình trạng sức khoẻ suy kiệt nghiêm trọng sau 9 ngày mắc kẹt, nhịn đói giữa dòng sông.
(PLVN) -  Trong lúc, đi xem người ta câu cá, vì mệt quá Thắng nằm ngủ quên trên bãi bồi ngoài sông. Nào ngờ, khi nước sông bất ngờ dâng cao đã khiến nạn nhân mắc kẹt suốt 9 ngày đêm giữa sông trong tình trạng không có thức ăn, chỉ uống nước sông cầm cự đến khi được giải cứu…

Tin mới nhất về sức khoẻ bé gái Làng Nủ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm hỏi và động viên gia đình cháu T.N tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương
(PLVN) - Sau 2 tuần được điều trị và chăm sóc tích cực tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, đến hôm nay, 24/9, bệnh nhi M.H.T.N (nữ, 11 tuổi, nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã có một số cải thiện. Hiện N. tỉnh táo, có thể nói chuyện, ăn qua sonde...

Đề xuất xây dựng một bộ luật riêng mang tên Luật Dinh dưỡng học đường

Đề xuất xây dựng một bộ luật riêng mang tên Luật Dinh dưỡng học đường
(PLVN) -  “Từ tâm nguyện góp phần cải thiện sức khỏe, tầm vóc người Việt và bề dày kinh nghiệm của mình trong công cuộc cải thiện sức khỏe, tầm vóc người Việt, Tập đoàn TH đề xuất xây dựng một bộ luật riêng tên là Luật Dinh dưỡng học đường” – Nhà sáng lập Tập đoàn TH phát biểu tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp sáng 21/9.