Cảnh báo nguy cơ cao bị rắn độc cắn sau mưa bão

Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc
Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau bão lũ là thời điểm gia tăng nguy cơ bị các loài rắn độc tấn công. Chỉ trong 10 ngày qua, bệnh viện ở Lạng Sơn đã tiếp nhận 13 ca bị rắn cắn.

Bác sĩ Nguyễn Thành Đô, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong 10 ngày trở lại đây, khoa đã tiếp nhận 13 ca, trong đó 3 ca bị rắn lục cắn, 10 ca là do các loại rắn khác.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân nữ 56 tuổi, vào viện vì lí do bị rắn lục núi cắn vào cổ chân sau khi dẫm phải rắn trong nhà. Vị trí bị cắn sưng nề lan tỏa nhanh trong vài giờ, các xét nghiệm máu cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu tiến triển. Sau khi nhập viện, bệnh nhân lập tức được lau rửa vết thương, xử trí theo phác đồ rắn lục cắn và đang được tiếp tục điều trị.

Tuy nhiên điều khiến bác sĩ lo lắng là tại địa phương nơi ở của các bệnh nhân này trước đây đều chưa ghi nhận các trường hợp bị rắn lục núi cắn. Điều này cho thấy vùng xuất hiện của các loại rắn đang có sự thay đổi.

"Nguyên nhân là do vào mùa mưa bão lượng nước dâng cao, các loài rắn thường di chuyển nhiều hơn để tìm kiếm nơi cư trú mới hoặc tìm nguồn thức ăn. Mưa lớn và lũ lụt có thể làm mất đi môi trường sống tự nhiên của chúng, khiến chúng phải tìm đến các khu vực gần gũi với con người hơn, chẳng hạn như khu vườn, nhà ở, hoặc các vùng đất đã bị ngập lụt.

Bên cạnh đó, những đợt mưa lớn cũng có thể tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho sự phát triển của các loài côn trùng – nguồn thức ăn ưa thích của rắn. Chính vì vậy, nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là các loại rắn độc cắn đang tăng cao trong mùa mưa bão", bác sĩ Thành Đô thông tin.

Để giảm nguy cơ bị rắn, đặc biệt là các loại rắn độc như rắn lục núi cắn sau mùa mưa bão, bác sĩ khuyến cáo người dân:

Cần dọn dẹp khu vực xung quanh nhà và giữ cho khu vực xung quanh nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng. Dọn dẹp các đống rác, cỏ dại, và các vật liệu xây dựng có thể là nơi trú ẩn lý tưởng cho rắn.

Khi di chuyển qua các khu vực có khả năng xuất hiện rắn, như khu vườn, cánh đồng, hoặc khu vực chưa được kiểm tra, hãy cẩn thận và sử dụng đèn pin vào ban đêm để phát hiện sớm sự hiện diện của rắn.

Khi làm việc ngoài trời hoặc ở những khu vực có nguy cơ cao, hãy mặc quần áo bảo hộ như ủng cao su và quần dài để giảm khả năng bị cắn.

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn

- Đầu tiên cần cởi bỏ tư trang cá nhân ở chân, tay bị cắn vì nguy cơ chèn ép vào vị trí tổn thương.

- Tiếp đó áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng.

- Cần trấn an người bệnh, để người bệnh nằm yên tĩnh. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).

- Dùng các loại băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch phía dưới vị trí băng ép đập). Băng ép từ đầu ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,...) cố định chân, tay bị cắn. (không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm).

- Rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng hoặc rửa với thuốc sát trùng.

- Nếu có bất kỳ dấu hiệu khó thở phải xử trí hà hơi, thổi ngạt. Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.

- Vận chuyển người bệnh nhanh chóng, an toàn đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.