Cảnh báo 18 sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

Ống thép hộp và ống thép tròn xuất khẩu sang Hoa Kỳ là một trong những sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa).
Ống thép hộp và ống thép tròn xuất khẩu sang Hoa Kỳ là một trong những sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Cụ thể, 18 sản phẩm xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra gồm:

Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 4412.31, 4412.32, 4412.33, 4412.34, 4412.94, 4412.99. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 7 năm 2019. Hoa Kỳ đã chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ tháng 11 năm 2017.

Tháng 10 năm 2019, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) thông báo chính thức điều tra trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế đối với một số công ty Hoa Kỳ nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam. Tháng 6 năm 2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra lẩn tránh biện pháp PVTM đối với toàn bộ sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam.

Sau nhiều lần gia hạn, DOC đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc vào tháng 7 năm 2023. Theo kết luận này, sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc bị coi là lẩn tránh biện pháp PVTM đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác thì không bị coi là lẩn tránh.

Tủ bếp và tủ nhà tắm xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 9403.40, 9403.60, 9403.90. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 4 năm 2020. Hoa Kỳ chính thức áp dụng thuế CBPG và CTC đối với các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ tháng 02 năm 2020 với mức thuế CBPG từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế CTC từ 13,33% đến 293,45%.

Căn cứ đề nghị của các doanh nghiệp sản xuất tủ bếp và tủ nhà tắm Hoa Kỳ, cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra xem xét tủ bếp và tủ nhà tắm nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia vào Hoa Kỳ sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc có thuộc phạm vi của biện pháp PVTM và có lẩn tránh biện pháp PVTM mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Trung Quốc hay không. Theo kế hoạch, tháng 10 năm 2023 DOC sẽ công bố kết luận sơ bộ và tháng 1 năm 2024 sẽ công bố kết luận cuối cùng của vụ việc điều tra lẩn tránh.

Ghế sofa có khung gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mã HS tham khảo: 9401.61. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 11 năm 2020. Mặt hàng này nằm trong danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ áp thuế 25%. Với tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ, tồn tại khả năng Hoa Kỳ khởi xướng điều tra PVTM hoặc lẩn tránh thuế đối với mặt hàng ghế sofa nhập khẩu từ Việt Nam.

Đá nhân tạo bằng thạch anh xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mã HS tham khảo: 6810.99. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 7 năm 2019. Hoa Kỳ chính thức áp thuế đối với sản phẩm đá nhân tạo bằng thạch anh của Trung Quốc từ tháng 5 năm 2019 với mức thuế CBPG từ 265,81% đến 336,69%, mức thuế CTC từ 45,32% đến 190,99%.

Trong năm 2019, nhập khẩu đá nhân tạo bằng thạch anh của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng gấp 2,5 lần so với năm 2018, từ 46,3 triệu USD lên 118,2 triệu USD. Đặc biệt từ thời điểm tháng 6 năm 2019 sau khi biện pháp CBPG và CTC chính thức được áp dụng với sản phẩm của Trung Quốc, nhập khẩu đá nhân tạo từ Việt Nam đã tăng rất mạnh. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 325 triệu USD. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 20,9% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ.

Gạch men xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 6907.21, 6907.22, 6907.23, 6907.30, 6907.40. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 7 năm 2020. Hoa Kỳ đã chính thức áp dụng thuế CBPG và CTC đối với sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ tháng 4 năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạch men của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhanh, từ 269 nghìn USD năm 2018 lên tới 2,8 triệu USD năm 2019. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt 30,7 triệu USD, tăng 36,6% so với giai đoạn trước.

Dự báo xuất khẩu gạch men của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng nhanh trong giai đoạn tới trong bối cảnh xuất khẩu gạch men của Trung Quốc sang Hoa Kỳ giảm mạnh vì bị áp thuế CBPG và CTC. Vì vậy, cần giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ và tiếp tục theo dõi nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế và các biện pháp PVTM đối với mặt hàng này. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng cần lưu ý tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm này.

Xe đạp điện xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU. Mã HS tham khảo: 8711.60. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 2 năm 2019. Xe đạp điện của Trung Quốc đang bị thị trường EU áp thuế CBPG và CTC và bị thị trường Hoa Kỳ áp thuế 25% theo Mục 301 Luật Thương mại 1974. Trong thời gian qua, thông qua việc đưa mặt hàng này vào danh sách cảnh báo, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tăng cường công tác kiểm tra giám sát và ngăn chặn một số trường hợp doanh nghiệp kê khai không chính xác về xuất xứ đối với sản phẩm xe đạp điện.

Vỏ bình ga xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mã HS tham khảo: 7311.00. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 10 năm 2019. Hoa Kỳ đã chính thức áp dụng thuế CBPG đối với sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ tháng 8 năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng vỏ bình ga của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng từ 30.000 USD năm 2018 lên 3 triệu USD năm 2019. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 23,6 triệu USD. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 4,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ.

Mặc dù tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chưa lớn nhưng cần kiểm tra, xác minh thêm khả năng gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp PVTM đối với mặt hàng này. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cần lưu ý tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm này.

Ghim đóng thùng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mã HS tham khảo: 7317.00, 8305.20. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 4 năm 2020. Hoa Kỳ đã chính thức áp dụng thuế CBPG đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng 3 năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ghim đóng thùng của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng từ 98.000 USD năm 2018 lên 1,9 triệu USD năm 2019. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 11 triệu USD. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 7,9% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ.

Hiện tại, nhập khẩu từ Việt Nam đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Do đó, bên cạnh hoạt động giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ cần tiếp tục lưu ý khả năng bị điều tra áp dụng biện pháp PVTM đối với mặt hàng này.

Gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mã HS tham khảo: 4409.10, 4409.22, 4409.29 Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 8 năm 2021. Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với mặt hàng tương tự của Trung Quốc từ tháng 12 năm 2020 với mức thuế suất tương đối cao (thuế CBPG thấp nhất là 33,87%, thuế CTC thấp nhất là 20,56%).

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang Hoa Kỳ bắt đầu có dấu hiệu tăng từ tháng 11 năm 2020. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 67 triệu USD. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 5,2% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ.

Mặc dù tỷ trọng của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ còn thấp nhưng Bộ Công Thương khuyến nghị cần giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ đối với mặt hàng này để ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xảy ra nhằm hưởng lợi từ chênh lệch thuế. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng cần lưu ý tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm này.

Pin năng lượng mặt trời xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mã HS tham khảo: 8501.71, 8501.72, 8501.80, 8507.20, 8541.42, 8541.43 Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 9 năm 2021. Hoa Kỳ cũng đang duy trì biện pháp CBPG và CTC với cùng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2012. Kể từ tháng 02 năm 2018, mặt hàng này đã bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ chung đối với hàng hóa có xuất xứ từ tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Thời gian áp dụng biện pháp là 04 năm. Tháng 02 năm 2022, Hoa Kỳ đã ra quyết định gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ nêu trên thêm 04 năm.

Tháng 3 năm 2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế với sản phẩm này nhập khẩu từ Việt Nam, do cáo buộc Việt Nam lẩn tránh thuế CBPG và CTC mà Hoa Kỳ đang áp dụng với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Tháng 8 năm 2023, DOC đã công bố kết luận cuối cùng của vụ việc, trong đó xác định tế bào quang điện sản xuất tại Việt Nam nếu sử dụng tấm wafer sản xuất tại Trung Quốc hoặc (mô-đun quang điện sản xuất tại Việt Nam nếu sử dụng tấm wafer sản xuất tại Trung Quốc và nhiều hơn 2 trong số các nguyên liệu sau được sản xuất tại Trung Quốc bao gồm: Dung dịch bạc, khung nhôm, kính, tấm nền, tấm EVA, các hộp nối là đối tượng của biện pháp chống lẩn tránh.

Thép carbon chống ăn mòn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mã HS tham khảo: 7210.30, 7210.41, 7210.49, 7210.61, 7210.69, 7210.70, 7210.90, 7212.30, 7212.40, 7212.50, 7212.60. Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 3 năm 2022. Hoa Kỳ đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép CORE nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).

Sản phẩm thép CORE đã bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra chống lẩn tránh. Trong các vụ việc điều tra lẩn tránh mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiến hành, DOC đều xác định việc xuất khẩu sản phẩm thép CORE sản xuất tại Việt Nam nếu sử dụng nguyên liệu là thép cán nguội (CRS) hoặc thép cán nóng (HRS) nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) là hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường này.

Ống thép hộp và ống thép tròn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 7306.30, 7306.50, 7306.19, 7306.61 Sản phẩm bắt đầu được cảnh báo từ tháng 7 năm 2022. Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ống thép hộp và ống thép tròn nhập khẩu từ nhiều thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mexico, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ.

Sản phẩm ống thép đã bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra chống lẩn tránh. Trong các vụ việc điều tra lẩn tránh mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiến hành, DOC đều xác định việc xuất khẩu sản phẩm ống thép sản xuất tại Việt Nam nếu sử dụng nguyên liệu là thép cán nóng (HRS) nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ là hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường này.

Cáp thép dự ứng lực xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 7312.10 Sản phẩm mới được đưa vào danh sách cảnh báo. Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với cáp thép dự ứng lực nhập khẩu từ 22 thị trường, trong đó có các thị trường đáng chú ý như Malaysia. Indonesia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đây là mặt hàng có rủi ro cao bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra phòng vệ thương mại nếu kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục xu hướng tăng nhanh với tốc độ như thời gian vừa qua. Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý tránh sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất cáp thép dự ứng lực xuất khẩu sang Hoa Kỳ vì sẽ dễ trở thành đối tượng của việc điều tra chống lẩn tránh do Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành.

Máy giặt dân dụng cỡ lớn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 8450.20. Sản phẩm mới được đưa vào danh sách cảnh báo. Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với máy giặt dân dụng cỡ lớn nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico. Đồng thời, sau 5 năm, biện pháp tự vệ mà Hoa Kỳ áp dụng đối với nhập khẩu máy giặt dân dụng cỡ lớn đã hết hạn vào tháng 2 năm 2023.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng do biện pháp tự vệ hết hạn áp dụng. Vì thế, đây là mặt hàng có rủi ro cao bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra phòng vệ thương mại nếu kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục xu hướng tăng nhanh với tốc độ như thời gian vừa qua.

Thép hình cán nóng xuất khẩu sang Úc. Các mã HS tham khảo: 7216.31, 7216.32, 7216.33, 7216.40, 7216.50, 7228.70

Sản phẩm mới được đưa vào danh sách cảnh báo. Úc đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình cán nóng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan kể từ năm 2013. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thép hình cán nóng của Việt Nam sang Úc đạt 9,7 triệu USD, tăng 23,5% so với giai đoạn trước. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 9% trong tổng nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ. Đây là mặt hàng có rủi ro bị Úc tiến hành điều tra phòng vệ thương mại nếu kim ngạch xuất khẩu sang Úc tiếp tục xu hướng tăng với tốc độ như thời gian vừa qua.

Dây và cáp nhôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 8544.49. Sản phẩm mới được đưa vào danh sách cảnh báo. Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm dây và cáp nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ năm 2019. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dây và cáp nhôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 96 triệu USD, tăng hơn gấp đôi so với giai đoạn trước. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 8,5% trong tổng nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ. Đây là mặt hàng có rủi ro bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra phòng vệ thương mại hoặc điều tra chống lẩn tránh. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cần lưu ý tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm này.

Nhôm thanh định hình xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 7604.10, 7604.21, 7604.29. Sản phẩm mới được đưa vào danh sách cảnh báo. Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhôm định hình nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ năm 2011. Năm 2019, Hoa Kỳ cũng đã tiến hành điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với nhôm định hình nhập khẩu từ Việt Nam.

Tại cuộc điều tra năm 2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) kết luận các sản phẩm nhôm định hình sản xuất tại Việt Nam từ nguyên liệu nhôm được đùn tại Trung Quốc là hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Tuy nhiên, DOC cho phép các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu đủ điều kiện của Việt Nam được tự xác nhận không sử dụng nguyên liệu từ các nguồn trên để được loại trừ khỏi biện pháp chống lẩn tránh.

Mặt bích bằng thép không gỉ xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mã HS tham khảo: 7307.21 Sản phẩm mới được đưa vào danh sách cảnh báo. Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mặt bích bằng thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ kể từ năm 2018.

Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu mặt bích bằng thép không gỉ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 24,5 triệu USD, tăng 45,5% so với giai đoạn trước. Kim ngạch của Việt Nam chiếm 9,6% trong tổng nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ. Đây là mặt hàng có rủi ro bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra phòng vệ thương mại hoặc điều tra chống lẩn tránh. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cần lưu ý tránh sử dụng các nguyên liệu chính nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ để sản xuất sản phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

Sách lậu có kích cỡ thô hơn, màu nhòe hơn, phần ruột không có màu và căn lề lệch hơn so với sách chính thống.

Sách lậu, sách vi phạm bản quyền lộng hành - Do thị trường thiếu ý thức?

(PLVN) - Sự phát triển của văn hóa đọc và tương lai của ngành xuất bản sách nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng khi tình trạng sách lậu và sách vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Các nhà xuất bản, tác giả và độc giả đều chịu ảnh hưởng khi những nỗ lực phát triển thị trường sách chính thống bị sách lậu làm suy yếu, kéo theo hệ lụy về kinh tế lẫn văn hóa.

Đọc thêm

Động thái từ Bộ Công Thương trước “làn sóng” Temu

Logo của sàn thương mại điện tử Temu.
(PLVN) -  Trước làn sóng hàng giá rẻ của Temu xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số liên hệ với nền tảng này để yêu cầu tuân thủ các quy định pháp luật. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ cũng thúc đẩy các biện pháp tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm và áp thuế, nhằm bảo vệ thị trường nội địa và duy trì sự cạnh tranh lành mạnh.

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?

Temu – “Thiên đường” mua sắm giá rẻ hay bẫy “tiền mất, tật mang”?
(PLVN) -  Dù đang được quảng cáo rầm rộ và thu hút người dùng Việt Nam với những ưu đãi giá rẻ bất ngờ, sàn thương mại điện tử Temu hiện vẫn chưa đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều này đặt ra nhiều lo ngại về tính minh bạch và chất lượng sản phẩm, vì vậy người tiêu dùng nên thận trọng để tránh những rủi ro không đáng có.

Hàng nhập kém chất lượng và mối lo về an toàn thực phẩm

Sản phẩm hồng sấy từ Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, không cần hút chân không vẫn không hư hỏng, giá thành thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. (Nguồn: NM)
(PLVN) - Vào mùa, thị trường bánh mứt, hoa quả sấy trong nước đang trở nên sôi động. Đáng lo ngại, khá nhiều trong số này là hàng nhập từ Trung Quốc nhưng lại “núp bóng” hàng Việt, bán tràn lan trên mạng với giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Thuốc lá Jet tại Việt Nam: 100% nhập lậu, có bao gồm hàng giả

Lực lượng chức năng Campuchia phát hiện và triệt phá cơ sở sản xuất, đóng gói thuốc lá giả.
(PLVN) -  Ngày 7/10 vừa qua, toà án tỉnh Thbong Khum, Campuchia ra lệnh tiêu huỷ 23 loại tang vật bị tịch thu từ một cơ sở sản xuất và đóng gói thuốc lá giả mà lực lượng chức năng tỉnh này đã phát hiện và triệt phá. Điều đáng nói là trong số tang vật thu được có nhiều thùng thuốc lá giả nhãn hiệu JET, một loại thuốc lá ngoại thường được nhập lậu, buôn bán và tiêu thụ trái phép tại Việt Nam.

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara

Cẩn trọng với sản phẩm nhãn hiệu Dr.Nara
(PLVN) - Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, tại nhiều website và fanpage trên mạng xã hội, các sản phẩm mang tên Dr.Nara được giới thiệu, quảng cáo với những từ ngữ có thể gây hiểu nhầm đây là sản phẩm có công dụng điều trị nám, tàn nhang. Kèm theo đó, nhiều website còn sử dụng hình ảnh, thông tin của các bác sĩ chuyên khoa da liễu để giới thiệu sản phẩm. Thậm chí, có nội dung rằng sản phẩm “được khuyên dùng bởi các bác sĩ và chuyên gia da liễu hàng đầu Việt Nam”.

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh các tổ chức tín dụng để lừa đảo
(PLVN) -  Thời gian gần đây, trường hợp khách hàng bị lừa đảo thông qua hình thức giả danh tổ chức tín dụng ngày càng nở rộ. Dù các tổ chức đã có những cảnh báo liên tục, tuy nhiên với thủ đoạn ngày càng tinh vi và hiện đại, không ít khách hàng vẫn “tiền mất tật mang”.

Cẩn trọng với mỹ phẩm “chính hãng”, siêu rẻ trên mạng

Phòng trưng bày nhận diện các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. (Nguồn: QLTT)
(PLVN) - Thị trường mỹ phẩm online đang phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của hàng loạt cá nhân và tổ chức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Bên cạnh những nhà nhập khẩu chính thống, không ít kẻ lợi dụng “lỗ hổng” trong quản lý để buôn bán hàng lậu, hàng giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

Tràn lan trang phục, phụ kiện ngành Công an trên 'chợ mạng'

(PLVN) - Không gian mạng xã hội hiện tràn lan những hội nhóm quảng cáo, rao bán trang phục, phụ kiện ngành Công an. Thực trạng này khiến nhiều người băn khoăn, khi từng có không ít đối tượng xấu sử dụng trang phục này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật...

Xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao để lừa đảo

Hình ảnh giao diện Cổng Thông tin điện tử huyện Lâm Thao và Fanpage chính thống của Mặt trận Lâm Thao.
(PLVN) - Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Cảnh báo fanpage giả mạo Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam

Vietnam Post vừa cảnh báo trang Facebook giả mạo Cuộc thi Viết thư UPU.
(PLVN) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa cảnh báo, với thủ đoạn lập fanpage mạo danh Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU để đăng thông tin về cuộc thi giả mạo và hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn, kẻ lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký nhằm đánh cắp thông tin và tài sản.