Căng thẳng cuộc đọ sức giữa những kẻ bắt cóc và lực lượng giải cứu Peru

Đặc nhiệm Pêru tấn công Đại sứ quán Nhật Bản, giải thoát con tin.
Đặc nhiệm Pêru tấn công Đại sứ quán Nhật Bản, giải thoát con tin.
(PLO) -Cuộc khủng hoảng con tin tại Pêru đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của quốc tế. Sau khi xảy ra sự việc, 500 lính thuộc đội hành động đặc biệt cảnh sát chiến thuật Pêru đã bao vây vòng trong vòng ngoài xung quanh tòa đại sứ quán Nhật. Các xạ thủ chiếm giữ các vị trí cao, các ngã ba đường bị phong tỏa nghiêm ngặt. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Cục trưởng Cục cảnh sát đích thân đến hiện trường trực tiếp nắm tình hình và chi huy. Bọn bắt cóc lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Peru phải trả tự do cho 442 tên đồng bọn hiện đang bị giam giữ, nếu không các con tin sẽ bị giết chết. Cuộc đọ sức giữa những kẻ bắt cóc và lực lượng giải cứu bắt đầu.

“Kéo co” không thắng

Thủ tướng Nhật Bản rất bất bình và lo lắng trước sự kiện này. Ngày 18/12, ông liên lạc, yêu cầu ông Fujimori ưu tiên bảo đảm vấn đề an toàn cho con tin. Bộ Ngoại giao và phủ thủ tướng Nhật Bản lập ra phòng đối sách nhằm đối phó với vụ bắt cóc do thủ tướng trực tiếp lãnh đạo. Chính phủ Nhật quyết định cử ngay ông Ikeda đến Peru giải quyết vấn đề con tin. 

Ngày 19/12, Nhật hoàng và hoàng hậu tuyên bố hủy bỏ toàn bộ các hoạt động chúc mừng. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an LHQ ra tuyên bố, lên án hành vi bắt cóc, giam giữ con tin, yêu cầu những kẻ bắt cóc lập tức trả tự do cho cách nạn nhân. Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên đã tuyên bố: Đây là "hành động tấn công nhằm vào cả cộng đồng quốc tế”.

Các nước châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Ba Lan cũng đồng loạt lên tiếng kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng con tin bằng biện pháp hòa bình. Tổng thống Pháp hối thúc tổng thống Pêru giải quyết cuộc khủng hoảng con tin trên cơ sở chủ nghĩa nhân đạo. Bộ trưởng ngoại giao của Anh, Pháp, Đức liên kết kêu gọi chính phủ Pêru đối thoại với bọn bắt cóc, tránh gây đổ máu trong khi giải quyết vấn đề. 

Chính phủ Mỹ công khai đề nghị nhà cầm quyền Pêru không nên nhượng bộ bọn bắt cóc. Quốc vụ khanh Mỹ Chritopher nói: "Chính sách của nước Mỹ là kiên quyết phản đối bất cứ nhượng bộ nào, chúng tôi kiến nghị các bên có liên quan cũng vận dụng chính sách này”. 

Lúc này, giữa chính phủ Pêru và bọn bắt cóc đang diễn ra cuộc đọ sức về ý chí, hai bên đều không chịu nhượng bộ. Chính phủ kiên quyết không trả tự do cho 442 thành viên của tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru", không coi vấn đề là điều kiện thả con tin.

Họ ép bọn bắt cóc hạ vũ khí, giải phóng con tin và sống lưu vong lại nước ngoài. Phía bọn bắt cóc thì kiên quyết yêu cầu đòi thả những người đang bị giam giữ, yêu cầu phía chính phủ trong đối thoại phải đưa ra phương án trả lại tự do cho những người đang bị giam giữ, nếu không sẽ không thả con tin, không đối thoại với chính phủ. 

Trong cuộc chiến cân não kéo dài này, lực lượng “phong trào cách mạng Tupác Amaru” đã biến nơi họ chiếm giữ trở thành những trận địa tuyên truyền, treo các biểu ngữ và khẩu hiệu tuyên truyền lên tầng hai, dùng loa phóng thanh thông báo tuyên bố của tổ chức, hô khẩu hiệu phát âm nhạc hướng bên ngoài.

Đã có nhiều phóng viên được phép vào trong đại sứ quán để phỏng vấn nhóm bắt cóc và các con tin quan trọng. Báo chí của Pêru đăng tải rất nhiều bài phỏng vấn kèm ảnh, khiến những kẻ bắt cóc chiếm được ưu thế tuyên truyền, khiến nhà cầm quyền Pêru mất mặt với dư luận.

Lực lượng cảnh sát đặc biệt và cảnh sát chiến thuật bao vây quanh sứ quán đã lắp đặt hơn mười chiếc loa công suất lớn xung quanh toà đại sứ, liên tục phát quốc ca, các bài ca yêu nước và nhạc quân hành, nhằm áp đảo tiếng loa phát từ bên trong. Họ cấm các phóng viên tự ý vào trong toà đại sứ khi chưa có sự đồng ý của cảnh sát; giải tán các phóng viên đến khu vực quanh toà đại sứ quán lấy tin. Một phóng viên Nhật Bản tự ý đi vào đại sứ quán đã bị bắt và bị trục xuất ra khỏi Pêru.

“Thùng thuốc súng”

Chính quyền Pêru không ngừng gây áp lực quân sự với bọn bắt cóc đang bị bao vây. Hàng trăm xe cảnh sát và xe quân sự chống mìn và các loại xe quân sự diễu hành thị uy quanh khu vực toà đại sứ. Máy bay trực thăng không ngừng quần đảo trên khu vực sứ quán, không gian luôn vang rền tiếng động cơ.

Nhóm bắt cóc dường như không thèm đếm xỉa sự đe doạ của quân chính phủ, theo lời đại sứ Úc được quân khủng bố trả tự do thì quân khủng bố đã chuẩn bị trước cho khả năng một cuộc giải cứu bằng vũ lực. Họ đã cài sẵn thuốc nổ trên nóc nhà và trên tường, trên người mỗi 1 tên còn buộc sẵn 15kilo thuốc nổ, trong tay cầm sẵn dây dẫn.

Các con tin được giải thoát.
Các con tin được giải thoát.

Kẻ cầm đầu đã tuyên bố, không bao giờ đầu hàng. Nếu chính phủ sử dụng biện pháp vũ lực giải thoát con tin thì tính mạng con tin sẽ rất nguy hiểm. Thỉnh thoảng, quân bắt cóc lại bắn súng chỉ thiên nổ súng vào đội hình cảnh sát, khiến tình hình căng thẳng. Đại sứ quán Nhật lúc này như một “thùng thuốc súng”, sẵn sàng bùng nổ. 

Trước sự phức tạp của tình hình, Pêru đã tính kế hoạch khác. Ngày 16/2, báo "Nước cộng hòa" của Pêru tiết lộ, Chính phủ Pêru tổ chức lực lượng đặc nhiệm bao gồm lính Pêru và lính Mỹ để giải cứu các con tin bị giam giữ. Bài báo còn nêu chi tiết, nếu kế hoạch này được thực hiện, lực lượng đột kích sẽ tấn công vào bên trong từ 4 hướng và kết thúc trận chiến chỉ trong vòng 7 phút.

Tờ báo này đánh giá, kết quả của cuộc can thiệp vũ trang này sẽ có 75% trong số 72 con tin bị chết, sẽ có ít nhất 20 thành viên của lực lượng đặc nhiệm hy sinh, sẽ có 95% trong số 14 tên bắt cóc bị bắn chết. Đây là cái giá quá đắt.

Kế hoạch "Dewantal"

Thượng tuần tháng 3, cảnh sát Pêru đánh giá, sẽ có khoảng 30% con tin bị thương vong, còn Bộ Ngoại giao Nhật thì cho rằng, một nửa số con tin sẽ bị thương vong. Tổng thống Fujimori lại cho rằng, con tin sẽ gần như không phải chịu bất cứ thiệt hại nào và chỉ có khoảng 5 lính đặc nhiệm thương vong. 

Tổng thống Fujimori đến Bôlivia, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của chính phủ nước này. Ngày 8/2, ông ta hội đàm về vấn đề con tin với Thủ tướng Nhật tại Toronto - Canada. Sau cuộc hội đàm, ông Fujimori nói, có thể sẽ tiến hành đối thoại với quân khủng bố, nhưng sẽ kiên quyết không trả tự do cho các thành viên của tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru". Ngày 3/3, ông bay từ Dominica đến La Habana, hội đàm với chủ tịch Cuba Fidel Castro.

Theo đó, Cuba sẽ đồng ý cho những kẻ bắt cóc được phép tị nạn chính trị nhưng thủ lĩnh Cerpa của "phong trào đấu tranh Tupác Amaru" kiên quyết yêu cầu phía chính phủ phải trả tự do cho 442 quân của tổ chức đang bị giam giữ, đồng thời nhắc lại quan điểm sẽ không chấp nhận xin tị nạn, mục đích của họ là quay về căn cứ trong rừng rậm Pêru. 

Cùng với các biện pháp nhằm giải quyết bằng phương pháp hòa bình, Fujimori chỉ đạo phương án khác bằng sức mạnh quân sự. Điều đáng nói là kế hoạch bí mật đến nỗi từ khi hoạch định đến lúc thực hiện đều được giữ bí mật chỉ có tổng thống, tư lệnh lục quân và cố vấn tổng thống được biết rõ. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Nội vụ, người đứng đầu công tác trị an đất nước và Tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát trước khi xảy ra sự việc cũng không hề hay biết.

Ông ta cho thợ mỏ bí mật đào 7 đường hầm dưới đất dài 100m đến gần vị trí giam giữ con tin. Các đường hầm có đủ độ cao và chiều rộng, được chống đỡ bằng dầm gỗ, được lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng, được dự trữ đủ nước và thực phẩm đầy đủ cho lực lượng đột kích đợi lệnh trong 7 ngày. Ở các địa điểm dưới hầm đều được đánh dấu ghi rõ địa điểm tương ứng trong tòa đại sứ quán. Những đường hầm này do 15-20 người thợ mỏ đào liên tục 24/24 giờ, từ đầu tháng 1 đến tháng 3 thì hoàn thành. 

Cũng trong thời gian này, công tác huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm cũng được gấp rút tiến hành, 140 lính được chọn lựa ra từ các binh chủng và cảnh sát đặc nhiệm ngay từ sớm đã được tập trung tập luyện. Được biết, không lâu trước khi cuộc giải cứu diễn ra, kế hoạch mang mật danh "Dewantal" đã được vạch ra (tên kế hoạch là do gần sứ quán có một di chỉ văn hóa Inca cổ mang tên Dewantal).

Toàn bộ kế hoạch từ khi hoạch định đến lúc thực hiện đều được giữ bí mật hoàn toàn chỉ có tổng thống, tư lệnh lục quân và cố vấn tổng thống, 3 người được biết. Theo kế hoạch, trên một hòn đảo gần Lima, trong tòa nhà được dựng lên theo đúng kích cỡ và thiết kế của đại sứ quán đã liên tục diễn ra những đợt diễn tập đột kích của lực lượng đặc nhiệm.

Trong đợt diễn tập cuối cùng, lực lượng đột kích đã sử dụng đạn thật, nhằm bắn vào bò và chó thay thế cho bọn khủng bố, 28 giây sau họ đã kiểm soát được đại sứ quán. Sau đó lực lượng này lại được chuyển đến bệnh viện quân sự cách tòa đại sứ khoảng 1km về phía Tây bắc để diễn tập nội dung chuẩn bị chiến đấu...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.