Đặc nhiệm Pêru và những chiến công lẫy lừng

Nesto Cerpa Cartolini nêu ra yêu sách thả tù nhân với Chính phủ Pêru.
Nesto Cerpa Cartolini nêu ra yêu sách thả tù nhân với Chính phủ Pêru.
(PLO) -Cách đây gần 20 năm, vào ngày 22/4/1997, 140 lính đặc nhiệm Peru đã tập kích bất ngờ vào Tòa Đại sứ Nhật Bản nước này, giải cứu thành công 72 con tin bị tổ chức vũ trang bất hợp pháp phong trào cách mạng Tupác Amaru bắt giữ, kết thúc vụ khủng hoảng con tin gây chấn động dư luận quốc tế trong suốt 126 ngày. Đây là chiến công rất đáng tự hào của đặc nhiệm Pêru. 

Tối ngày 17/12/1996, Đại sứ quán Nhật Bản tại Pêru tổ chức kỷ niệm lần sinh thứ 63 của Nhật Hoàng và mở tiệc chiêu đãi, do vợ chồng Đại sứ Nhật Bản chủ trì. Khách mời là những quan chức cao cấp của giới quân sự, chính quyền, các nhân vật danh giá trong xã hội; các quan chức ngoại giao, đại sứ quán công phu nhân, các vị Nhật kiều, người thân của Tổng thống Peru Albeto Fujimorri và 490 vị khách thuộc 28 quốc gia tham dự. Các quan khách cùng uống whisky, thưởng thức biểu diễn nghệ thuật trong không khí vui vẻ.

Tiếng nổ bên bàn tiệc

Toà Đại sứ quán Nhật tại Peru nằm trong khu phố hoa lệ của Thủ đô Lima. Đây là một khu nhà lớn và rất sang trọng. Phía trong là tòa nhà hai tầng xây dựng bằng kết cấu gạch và gỗ rất trang nhã, phía sau nhà khu sân rộng đến 400m2, bốn xung quanh là tường cao 3 mét có hệ thống dây thép gai tiếp điện bao bọc.

Khoảng 20 giờ 20 phút, buổi tiệc đang sôi động. Bỗng từ 4 phía xung quanh tòa đại sứ vang lên tiếng súng nổ, tiếp đó là một tiếng nổ lớn, bức tường phía bắc sau lưng tòa đại sứ bị phá vỡ một mảng lớn, khoảng 20 thành viên cả nam và nữ thuộc tổ chức "phong trào cách mạng Tupác Amaru” (MRJA) mặt bịt kín, tay cầm súng đi trên một chiết xe cứu thương xông vào trong sân, các nhân viên an ninh bảo vệ nhanh chóng bị khống chế.

Tiếng súng và tiếng nổ khiến các quan khách hoảng loạn. Quân khủng bố bắn súng chỉ thiên, ra lệnh bắt mọi người phải nằm sấp xuông đất. Đại sứ của Urugoay đứng dậy phản kháng lập tức bị đánh đập. Sau một tiếng đồng hồ, quân khủng bố tập trung các quan chức cao cấp của Chính phủ Peru và các quan chức ngoại giao tại tầng hai, dồn các vị khách người Peru và Nhật kiều xuống.

Nhằm tiện kiểm soát, quân bắt cóc nhanh chóng thả tự do cho số phụ nụ và người già, trong đó có cả mẹ và em gái của Tổng thống Fujimori, số con tin còn lại 72 người được giữ lại để làm lá bài mặc cả với chính phủ. 

Chân dung chủ mưu

Chủ mưu vụ bắt cóc này là một trong những thủ lĩnh quan trọng của "phong trào cách mạng Tupác Amaru” là Netror Cerpa Cartolini. 

Cerpa sinh năm 1953 tại ngoại ô thủ đô Lima. Năm 1970 khi người cha bị nghỉ việc, thất nghiệp, Cerpa bỏ học và bắt đầu đi tìm việc làm, cuối cùng anh vào làm công nhân trong nhà máy của một ông chủ - người Chi Lê. Không bao lâu, anh được bầu là cán sự trưởng của công đoàn của nhà máy.

Năm 1978, nhằm phản đối hành động sa thải nhân công của giới chủ, Cerpa dẫn đầu khoảng 250 công nhân chiếm giữ nhà xưởng. Phong trào biểu tình này chỉ kết thúc vào tháng 2/1979, khi 700 cảnh sát được huy động đã áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với các công nhân tham gia bãi công, giữa công nhân và cảnh sát đã xảy ra xung đột khiến một cảnh sát và 6 công nhân thiệt mạng. 

Sự kiện này đã làm thay đổi cuộc sống của Cerpa. Khi phong trào bãi công kết thúc, Cerpa và 24 công nhân khác bị giam giữ trong nhà tù với tội danh tình nghi giết hại cảnh sát. Cái chết của người công nhân đã tác động mạnh đến Cerpa, khiến Cerpa cảm thấy hình thức đấu tranh công đoàn sẽ không mang lại bao nhiêu kết quả, nó cũng củng cố quyết tâm hành động chống lại chính phủ của Cerpa.

Tháng 12/1979, trong đợt ân xá qui mô lớn, Cerpa cùng được phóng thích cùng 20 công nhân. Sau đó vài tuần, Cerpa đã vạch ra kế hoạch chiếm lĩnh văn phòng của Liên Hợp Quốc tại thủ đô Lima và đã lãnh đạo một cuộc đấu tranh tuyệt thực, cuối cùng đã khiến chính phủ buộc phải thả tự do cho những người còn lại đang bị giam giữ.

Sau khi được thả không lâu, Cerpa làm quen với một người thuộc phái tả cấp tiến tên là Victor Polay. Lúc này Polay đang có dự định hợp nhất bốn tổ chức cánh tả cấp tiến thành một tổ chức vũ trang chống chính phủ, đây chính là hình thức tổ chức ban đầu của "phong trào Cách mạng Tupác Amaru". Cerpa cũng nhanh chóng trở thành một biệt động thành phố. 

Chân dung khủng bố
Chân dung khủng bố 

Do liên tiếp gây ra các vụ rắc rối, nên Cerpa bị chính quyền truy nã tại Lima. Cerpa quyết định trốn đến vùng có nhiều rừng núi tại thị trấn quê hương của chiến hữu là an hem trai Amelige và Laer Jirwanio. Tại đây, Cerpa đã làm quen với em gái nhà Jirwanio là Nanhi và bắt tay vào xây dựng một đội du kích vũ trang.

Cho đến năm 1987, phân đội du kích miền Đông bắc "phong trào cách mạng Tupác Amaru" mang quân phục dã chiến, trang bị súng AK-47 phát triển đến vài trăm người. Cerpa liên tiếp chỉ huy lực lượng này tiến công một số thành phố, phục kích quân chính phủ, cướp đoạt xe hàng, buôn lậu Cocain, đồng thời bắt đầu tiến hành thu "thuế chiến tranh" đối với các hộ nông dân trong khu trực thuộc quyền kiểm soát.

Tổ chức "Con đường sáng”

Năm 1988, khi hai anh trai bị bắt tại tỉnh Sematin, Nanhi bỏ học, quay về quê hương chăm sóc ba đứa em. Sau đó, Cerpa cưới Nanhi, đưa cô này trở thành phu nhân của thủ lĩnh Cerpa. Công việc chủ yếu của Nanhi là chiêu mộ và huấn luyện lính mới, thăm dò tình hình quân chính phủ. 

Năm 1988 và 1993, Nanhi cô lần lượt sinh cho Cerpa - hai đứa trẻ một trai một gái. Jimi Tores, nhà báo Peru chuyên theo dõi hành tung của cô nói: "Cô ta đã từng là một cô gái ham vui, nhưng kể từ khi gia nhập vào Tupác Amaru, cô ta đã từ bỏ tất cả, nhất là kể từ khi hai người anh trai bị bắt, cô ta đã trở thành người đàn bà có lòng dạ sắt đá”.

Vào thời điểm này, tổ chức "Tupác Amaru” cũng đang dần biến tướng. Có một thời gian Polay và Cerpa cố tạo cho tổ chức này vẻ bề ngoài ôn hòa để tạo sự khác biệt với một tổ chức vũ trang chống chính phủ lớn khác rất tàn bạo là tổ chức "Con đường sáng”, nhưng về sau này, những hành động của họ càng trở nên tàn bạo không kém.

Tháng 1/1990, Bộ trưởng Quốc phòng về hưu của Peru là Tướng Arbuhal bị ám sát, cảnh sát cho rằng kẻ chủ mưu vụ này chính là Cerpa. Sáu tháng sau thủ lĩnh của "Tupac Amaru" là Polay bị bắt giam. Cerpa đã chỉ đạo tay chân đào một đường hầm dài tới 250m đến dưới hầm giam của Polay, cứu Polay ra khỏi nhà tù Kanto - nơi được cảnh sát từng tuyên bố được canh phòng cẩn mật, có chắp cánh cũng không bay thoát. 

Ngoài ra, Cerpa còn thường xuyên tổ chức bắt cóc các doanh nhân đòi khoản tiền chuộc lớn. Rất nhiều nhà doanh nghiệp sau khi bị bắt cóc đã bị giam trong các "nhà giam của nhân dân", có một người đã bị chết vì đói.

Học giả người Mỹ Mack Lado chuyên nghiên cứu các hoạt động chống lại chính phủ Peru đang biên soạn một tác phẩm về đề tài này, đã nói: "Các nhà tù của nhân dân" đó trên thực tế rất nhỏ hẹp, đó là những phòng giam bí mật xung quanh không có cửa sổ, con tin bị giam giữ trong khoảng không gian nhỏ hẹp tồi tăm như vậy hàng mấy tháng ròng. Về điểm này, nếu hiện nay Cerpa và đồng bọn còn lên tiếng, chỉ trích chính phủ giam giữ Polay và đồng bọn trong điều kiện quá tồi tệ thì thật là điều hài hước". 

Bước vào thập kỷ 90, trước sự tấn công quyết liệt của lực lượng quân sự và cảnh sát Pêru, tổ chức vũ trang "Tupác Amaru " bắt đầu lao đao. Tiếp đó vì nhằm tranh giành địa bàn buôn lậu ma túy, tổ chức này đã xung đột với tổ chức vũ trang chống chính phủ "Con đường sáng", khiến "Tupác Amaru" đã bị mất mát khá nhiều thành viên cốt cán, tổ chức này do đó bị tổn thất khá trầm trọng. 

Năm 1992, cảnh sát bắt được Polay, trùm sò của tổ chức này. Nhằm tránh tái diễn lại sai lầm, quân chính phủ đã giam giữ Polay tại một căn hầm bê tông cốt thép vô cùng kiên cố trong căn cứ hải quân tại hải cảng Kaye gần Lima, cùng bị giam tại căn cứ này còn có Abimael Guzman - người sáng lập ra tổ chức "Con đường sáng". 

Trước cảnh quân lính lần lượt sa lưới, Cerpa và vợ lại ngoan cố vạch ra một kế hoạch giải cứu, bọn chúng dự định vào cuối năm 1995 sẽ bất ngờ tiến công chiếm lĩnh tòa nhà quốc hội Pêru, bắt giữ toàn bộ các nghị sĩ làm con tin, uy hiếp bắt chính phủ phải trả tự do cho Polay và đồng bọn. Nào ngờ, kế hoạch này đã bị tiết lộ, Cerpa đã lãnh đủ.

Ngày 30/11, Nanhi và đồng bọn là một nữ quái kiệt người Mỹ tên là Buleson cải trang thành phóng viên định trà trộn vào tòa nhà Quốc hội đã bị phát hiện và bắt giữ. Sau đó lần theo đầu mối này lực lượng chống khủng bố của Chính phủ Peru đã tìm ra một căn cứ của lực lượng "Tupác Amaru" ngay tại Lima. Sau 11 giờ đồng hồ đấu súng quyết liệt, kết quả đã bắt được nhân vật lãnh đạo thứ 2 của "Tupác Amaru" là Linku và 21 tay chân đắc lực, thu giữ số lượng lớn vũ khí đạn dược.

Lúc đó, Cerpa đang trốn ở một địa điểm khác nên may mắn lọt lưới. Để ép buộc Nanhi khai ra nơi lẩn trốn của chồng, cảnh sát đã dùng đến các cực hình tra tấn tàn khốc, nhưng vẫn không thu được kết quả gì. Khi đưa ra tòa án quân sự xét xử, với tội danh phản quốc, Nanhi, Buleson và Linktt bị xử tù chung thân, bị giam trong nhà tù nhằm trên dãy núi Andes miền Nam Peru ở độ cao 13.000m so với mặt biển. Cerpa đã co lại và rút về căn cứ cuối cùng của "Tupác Amaru".../.

(còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.