Lên kế hoạch bắt cảnh sát 'bẩn'

Ronald dela Rosa - Rodrigo Duterte
Ronald dela Rosa - Rodrigo Duterte
(PLO) - Đây được coi như một sắc lệnh chính thức liên quan tới chỉ đạo của Tổng thống là cơ sở pháp lý để binh sỹ thực hiện.

Ngày 1/2, Bộ Quốc phòng Philippines đã kiến nghị lên Tổng thống Rodrigo Duterte ban hành sắc lệnh cho phép quân đội tham gia cuộc chiến chống tội phạm ma túy, trong đó trao quyền cho binh lính được phép bắt những “kẻ bất lương" trong lực lượng cảnh sát.

Bàn tay thép

Kiến nghị kể trên được đưa ra sau bài phát biểu trước tướng lĩnh quân đội hôm 31/1 của Tổng thống, khi ông Rodrigo Duterte để ngỏ khả năng quân đội trợ giúp trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy và bắt những cảnh sát tham nhũng.

“Hãy để tôi tái tổ chức lại việc hành pháp trong cảnh sát. Và trong thời gian đó, tội phạm vẫn bị bắt và tôi sẽ ra lệnh cho các bạn bắt giữ chúng”, ông Rodrigo Duterte tuyên bố hồi cuối tuần trước, khi nhắc đến việc yêu cầu quân đội tham gia bắt giữ tội phạm.

Người phát ngôn các lực lượng vũ trang Restituto Padilla cho biết, trách nhiệm của quân đội trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy đang được thảo luận và chưa rõ kết quả. Nhưng theo Cố vấn an ninh quốc gia Hermogenes Esperon, quân đội có khả năng tham gia cuộc chiến chống tội phạm ma túy, nhưng việc này sẽ chỉ giao cho một số đơn vị đặc nhiệm.

Theo giới truyền thông, trong khi quân đội chưa được giao “thượng phương bảo kiếm”, lực lượng cảnh sát bị tước quyền, Cơ quan Chống ma túy của Philippines sẽ đảm trách vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy.

Hãng Reuters vừa dẫn lời một quan chức cảnh sát cấp cao giấu tên cho rằng, nhiệm vụ đầu tiên khi thanh lọc lực lượng cảnh sát là củng cố hoạt động phản gián, kiểm tra lối sống của những cảnh sát tham gia hoạt động chống ma túy.

Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố, ông có kế hoạch thanh lọc lực lượng cảnh sát trước khi cho phép họ trở lại trận tuyến chống tội phạm ma túy. Ông Rodrigo Duterte từng chi 43.000 USD để thưởng cho những ai chỉ điểm bắt giữ cảnh sát bao che hay bảo kê tội phạm ma túy. 

Một trong những nghi phạm bắt cóc và giết hại ông Jee Ick-joo, sĩ quan cảnh sát Ricky Sta Isabel (giữa).
Một trong những nghi phạm bắt cóc và giết hại ông Jee Ick-joo, sĩ quan cảnh sát Ricky Sta Isabel (giữa).

“Làm sạch” lực lượng cảnh sát

Ngày 31/1, hãng AFP dẫn lời Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết, ông đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát ngừng tiến hành cuộc chiến chống tội phạm ma túy. Lệnh kể trên được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi ông Rodrigo Duterte miêu tả lực lượng cảnh sát "tham nhũng tới tận gốc", trong đó nhiều cảnh sát bị cáo buộc lợi dụng chiến dịch chống ma túy để che đậy cho hành động giết người, bắt cóc, cướp bóc và tống tiền.

Theo quyết định của Tổng thống Rodrigo Duterte, cuộc chiến chống tội phạm ma túy ngừng hoạt động từ 3 giờ ngày 30/1 (theo giờ địa phương). Theo ông Rodrigo Duterte, gần 40% cảnh sát tham gia các hoạt động phi pháp, nên phải làm trong sạch lực lượng này. Ngay sau tuyên bố của ông Rodrigo Duterte, Cảnh sát trưởng quốc gia Ronald dela Rosa đã ra lệnh giải thể tất cả các đơn vị chống ma túy, để tập trung toàn lực chống tham nhũng trong nội bộ.

Ông Ronald dela Rosa từng phát biểu tại phiên điều trần trước Nghị viện Philippines hôm 22/8/2016 rằng, khoảng 300 cảnh sát đang nằm trong danh sách theo dõi vì bị nghi đã bán số ma túy tịch thu trong các đợt truy quét, hay bao che cho các băng nhóm tội phạm có liên quan tới sản xuất và phân phối ma túy. 

Hơn 10 ngày trước (22/1), một số nghị sĩ đã kêu gọi ông Ronald dela Rosa từ chức sau khi để một vài cảnh sát “bẩn” bắt cóc và sát hại doanh nhân người Hàn Quốc Jee Ick-joo. Trong số những nghị sĩ yêu cầu ông Ronald dela Rosa từ chức có Chủ tịch Hạ viện Pantaleon Alvarez - Cảnh sát trưởng quốc gia nên từ chức để Tổng thống Rodrigo Duterte không bị khó xử trong vụ này.

Bởi ngày 26/1, ông Rodrigo Duterte đã gửi lời xin lỗi đến chính phủ Hàn Quốc và tuyên bố trừng trị nghiêm hung thủ. Nhưng theo Cố vấn cấp cao của Tổng thống, ông Christopher Go cho biết, ông Rodrigo Duterte hoàn toàn ủng hộ ông Ronald dela Rosa. 

Tổ chức Ân xá Quốc tế hiện cáo buộc một số cảnh sát Philippines nhận tiền từ giới chức để giết nghi phạm buôn bán và sử dụng ma túy, thậm chí ngụy tạo bằng chứng. Tờ The Guardian vừa dẫn báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết (31/1), họ đã điều tra 33 vụ giết người liên quan đến ma túy ở 20 thành phố và thị trấn khiến 59 người chết tại Philippines thời gian qua./. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.