Mỹ chật vật “lựa” cách đối phó Tổng thống Philippines

Tổng thống Philippines Duterte. Ảnh: Reuters
Tổng thống Philippines Duterte. Ảnh: Reuters
(PLO) - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có rất ít lựa chọn trong việc đối phó với những tuyên bố ngày càng nặng tính đối địch của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, theo Reuters.

Reuters cho hay, trong nhiều tháng, chính quyền Mỹ đã tìm cách nói giảm những tuyên bố mang tính chất khiêu khích của ông Duterte. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo của Philippines đã đưa những lo ngại về sự bất ổn trong quan hệ 2 nước lên một mức mới vào ngày 20/10 khi ông tuyên bố “chia tay” với nước đồng minh lâu năm Mỹ và kết liên minh với Bắc Kinh. Không chỉ vậy, nhà lãnh đạo Philippines còn để ngỏ cả khả năng chuyển trọng tâm đối ngoại sang Nga – một đối thủ chiến lược chính khác của Mỹ.

Tuyên bố mới nhất được đưa ra chỉ chưa đầy 3 tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ của ông Duterte đã dấy lên những lo ngại về mối quan hệ liên minh đã được duy trì suốt 7 thập kỷ qua giữa Mỹ và Philippine và đe đọa làm suy yếu chính sách chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á nhằm đối phó với sự hung hăng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc của Tổng thống Barack Obama. Đặc biệt, Thỏa thuận hợp tác quốc phòng nâng cao giữa 2 nước đạt được ở thời người tiền nhiệm của ông Duterte, theo đó cho phép Mỹ đưa tàu, máy bay và nhân sự luân phiên ở 5 căn cứ của Philippines đang được cho là tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.

Giới chức Mỹ cho biết, lo ngại về bản chất hay thay đổi của ông Duterte, Chính phủ Mỹ cho đến nay vẫn xem xét một cảnh cẩn trọng cách phản ứng với Philippines nhằm tránh kích động ông Duterte. Theo một quan chức Mỹ, giới chức Mỹ thậm chí đã phải họp để đưa ra quyết định về mức độ phản ứng của Mỹ với cuộc chiến chống ma túy ở Philippines dù mức phản ứng của nước này cho đến nay khiến nhiều người Mỹ không hài lòng. 

Bên cạnh đó, một số ý kiến ở Washington hiện nghi ngờ rằng ông Duterte đang cố tình kích động Mỹ. “Không có gì phải nghi ngờ việc ông Duterte đang cố đẩy chúng ta đối đầu với Trung Quốc” – một quan chức Mỹ nhận định. Một người khác thì cho rằng ông Duterte hoàn toàn có thể quay trở lại với Mỹ nếu ông thấy việc đó phù hợp với lợi ích của ông.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, với việc quan hệ giữa 2 bên đang ngày càng căng thẳng hơn, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách khu vực Đông Á Daniel Russel dự kiến cuối tuần này sẽ tới Manila để làm rõ các bình luận của ông Duterte. Song, phát biểu ngày 21/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố Washington dự định sẽ tiếp tục giữ cam kết liên minh của nước này với Philippines, kể cả khi Tổng thống Philippines đã tuyên bố chia tay với Mỹ. “Rõ ràng bất kỳ mối quan hệ nào đều mang tính phụ thuộc lẫn nhau. Mối quan hệ liên minh giữa chúng tôi và Philippines không phải là mới và chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với các đối tác Philippines về vấn đề này” – ông Carter khẳng định trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một diễn biến có liên quan, cũng như nhiều lần trước, chỉ 1 ngày sau phát biểu gây sốc của ông Duterte, Bộ trưởng Bộ Thương mại Philippines Ramon Lopez ngày 21/10 đã lên tiếng đính chính lời của ngài Tổng thống. “Để tôi làm rõ thông tin. Tổng thống không nói về việc chia tay. Về quan hệ kinh tế giữa 2 nước, chúng tôi sẽ không dừng hoạt động thương mại, đầu tư với Mỹ. Tổng thống chỉ đặc biệt đề cập đến mong muốn củng cố quan hệ với Trung Quốc và khu vực ASEAN mà chúng tôi vốn có quan hệ thương mại trong nhiều thập kỷ” – ông Lopez nói và cho biết thêm rằng Philippines chỉ đang muốn gỡ bỏ tình trạng quá phụ thuộc vào một bên. 

Còn bà Maria Banaag – Trợ lý Văn phòng truyền thông của Phủ Tổng thống Philippines – thì thúc giục người dân chờ các hướng dẫn chính thức thay vì diễn giải tuyên bố của ông Duterte. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.