Cảng biển Quảng Ninh phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng ở mức 2 con số

(PLVN) - Dù bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19, năm 2020 hàng hóa thông qua các cảng biển của Quảng Ninh vẫn đạt mốc kỷ lục với trên 100 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2019. Năm 2021, Quảng Ninh tiếp tục đặt mục tiêu cảng biển là một mũi nhọn tăng trưởng, góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng chung của tỉnh.

Mốc kỷ lục mới trong thông quan hàng hóa

Là một trong những cảng bến được đầu tư đồng bộ hiện đại trên địa bàn tỉnh, trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, Cảng container quốc tế Cái Lân (CICT) đã sớm nhận định các mặt hàng container chủ yếu từ các thị trường châu Âu sẽ hạn chế, trên cơ sở lợi thế về kết nối giao thông, hạ tầng cảng bến, đơn vị đã nhanh chóng tiếp cận với các mặt hàng rời, như: Thức ăn gia súc, dăm gỗ, sắt thép và xác định đây là mặt hàng chủ lực để khai thác. Nhờ đó, sản lượng hàng hóa qua Cảng trong năm 2020 đạt trên 4,5 triệu tấn, tăng 20% so với năm 2019, lợi nhuận khai thác tăng gần 38%, đạt gần 6,4 triệu USD.

“Điện tử hóa” thủ tục của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh ngày càng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp hàng hóa xuất khẩu gia tăng sức cạnh tranh. Ảnh minh họa
 “Điện tử hóa” thủ tục của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh ngày càng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp hàng hóa xuất khẩu gia tăng sức cạnh tranh. Ảnh minh họa

Theo hướng dẫn của Cơ quan Cảng vụ Hàng hải, tại các cảng biển trên địa bàn tỉnh, giải pháp tăng cường thu hút nguồn hàng, tạo tăng trưởng cũng đã được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả. Công tác phòng dịch luôn được quan tâm chỉ đạo, đặc biệt đối với tàu nước ngoài đến cảng, đều tuân thủ nghiêm chỉnh quy định, kế hoạch về phòng dịch.

Các tàu làm thủ tục cập hoặc rời cảng, thay vì mang giấy tờ đi từng bộ phận chức năng, nay chỉ triển khai tại bộ phận "một cửa". Các thủ tục, giấy tờ được khai báo qua mạng ngay trong quá trình đến cảng. Căn cứ thông tin đăng ký, cơ quan quản lý nhà nước sẽ sử dụng phần mềm để rà soát, đối chiếu, xử lý thông tin về hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền, thuyền viên trên hệ thống dữ liệu quốc tế.

Các cảng đã yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên phải đeo khẩu trang, trang bị nước sát khuẩn, lập các chốt kiểm soát thân nhiệt, khử trùng toàn khu vực và tổng hợp báo cáo theo ngày. Đối với lái xe chuyển tải hàng hóa từ bên ngoài vào khu vực cảng, chỉ có 1 lái xe được phép vào, lái xe không được phép xuống xe khi vào cảng…

Giải pháp này không chỉ tránh phải tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên trên tàu biển trong mùa dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, mà còn cho phép chủ tàu, doanh nghiệp giảm thời gian, thủ tục khai báo; có thể kiểm tra ngay lượng hàng hóa bốc xếp còn bao nhiêu, giúp sớm giải phóng hàng hóa.

Cơ quan Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh cũng đã chủ động đề xuất Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, thiết lập khu neo đậu tạm thời tại đảo Hòn Miều và khu vực hòn Soi Đèn. Điều này đã tạo thuận tiện cho cán bộ kiểm dịch thực hiện nhiệm vụ, hạn chế việc tàu, thuyền phải chờ đợi kiểm dịch quá lâu tại khu vực trạm hoa tiêu, tiết kiệm chi phí, thời gian, được doanh nghiệp đánh giá cao.

Theo thống kê, đến hết tháng 2, Quảng Ninh đón 2.891 tàu biển, bằng 92% so với cùng kỳ năm 2020, với 16.997 tấn hàng hoá, bằng 90% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ này được đánh giá là cao, bởi đây là thời điểm tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến rất phức tạp trong nước, tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương lân cận đã phát hiện một số ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.

Đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của tỉnh Quảng Ninh

Năm 2021, dự báo nền kinh tế thế giới, khu vực có sự phục hồi trở lại khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Tại Quảng Ninh, phát triển kinh tế - xã hội dự báo sớm lấy lại đà tăng trưởng cao. Trong đó, hoạt động hàng hải đặt mục tiêu tăng trưởng hàng hóa đạt 2 con số, là một trong số những mũi nhọn tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh.

Hoạt động cảng biển Quảng Ninh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp. Ảnh CTV
 Hoạt động cảng biển Quảng Ninh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp. Ảnh CTV

Từ đầu năm, các cảng biển trên địa bàn tỉnh đã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý có liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kích cầu hàng hóa, duy trì trật tự kỷ cương, đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng biển Quảng Ninh; mở rộng cơ chế một cửa quốc gia, phấn đấu tỷ lệ thực hiện thủ tục điện tử đối với tàu biển đạt 100%.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh, cho biết: Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, một số quốc gia đã thực hiện việc cấm di chuyển qua lại giữa các khu vực, tạm dừng các tuyến hàng hải quốc tế để giảm sự lây lan. Điều này dẫn đến dự báo số lượng tàu biển về Quảng Ninh chưa tăng ngay được.

Tuy nhiên, dự kiến sản lượng hàng hóa sẽ sớm tăng trở lại, do tỉnh đã và sẽ triển khai nhiều giải pháp kích cầu, chống dịch hiệu quả; các KCN đang hình thành và sẽ đón được nhiều tàu trọng tải lớn. Thực tế thời gian qua, khu vực cảng biển Quảng Ninh đã dần trở thành địa chỉ quen thuộc để các chủ tàu, chủ hàng lựa chọn đưa tàu có trọng tải lớn đến khu vực phía Bắc, đặc biệt là các loại tàu chuyên chở hàng rời, như nông sản, nguyên liệu thô phục vụ cho các ngành nông nghiệp, vật liệu xây dựng.

Về hạ tầng cảng, trong năm 2021 cũng được quan tâm đặc biệt, đó là ưu tiên phát triển hạ tầng kho bãi, khu hậu cần logistics, cảng cạn, đầu tư mới khu bến Vạn Ninh, Con Ong - Hòn Nét và hạ tầng giao thông kết nối, như cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1, cầu Cửa Lục 3, nút giao Đầm Nhà Mạc, nút giao Hạ Long Xanh, đường nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với đường tỉnh 338...

Quảng Ninh đang tập trung phát triển các dịch vụ lưu kho bãi và cho thuê kho bãi tại các khu vực có tiềm năng và lợi thế ở Quảng Yên, Móng Cái; dịch vụ kho bãi phục vụ hàng tổng hợp, hàng ngoại quan, hàng biên mậu tại khu vực Hải Hà, Móng Cái…

Song song với đó là triển khai các giải pháp vận tải kết hợp, nhằm tiết kiệm cước vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng quay vòng vốn, giảm thời gian chạy rỗng, tăng cường kiểm soát chi phí nhiên liệu, phụ tùng, vật tư, sửa chữa...

Giải pháp này giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải hàng hải gia tăng quỹ lương, đảm bảo thu nhập cho thuyền viên, duy trì được hệ thống quản lý cùng các cán bộ có bề dày kinh nghiệm tiếp tục gắn bó. Qua đó, tạo ra sự tăng trưởng ổn định, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành Hàng hải.

Với lợi thế về vị trí địa lý, cảng biển Quảng Ninh hiện là nơi có điều kiện tốt để các tàu có trọng tải lớn vào làm hàng. Các khu vực cảng có độ sâu lý tưởng từ 11-20m tùy vị trí. Bên cạnh đó, KKT ven biển Quảng Yên được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với các cơ chế chính sách ưu đãi áp dụng đối với KKT ven biển.

Ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, một số tập đoàn lớn đã hiện diện trong các KCN của tỉnh, như Foxcom, TCL, Vĩ Trọng, Huyndai Thành Công... sẽ kéo theo hàng loạt các nhà đầu tư phụ trợ dự kiến gia tăng đầu tư vào Quảng Ninh trong năm nay. Đây sẽ là những điều kiện tốt để cảng biển Quảng Ninh đạt mục tiêu tăng trưởng ở mức 2 con số, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2021

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.