Cần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng

 Cạnh tranh là một trong những quy luật rường cột và là thuộc tính cơ bản của cơ chế kinh tế thị trường, vì vậy, nó hiện diện trong các nền kinh tế được vận hành theo cơ chế này như một thành tố bất diệt. Ở phương diện tích cực, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

 

Cạnh tranh là một trong những quy luật rường cột và là thuộc tính cơ bản của cơ chế kinh tế thị trường, vì vậy, nó hiện diện trong các nền kinh tế được vận hành theo cơ chế này như một thành tố bất diệt. Ở phương diện tích cực, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy, bên cạnh việc tôn trọng những nét cơ bản của hệ thống lý luận về mục tiêu và bản chất của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, chúng ta vẫn duy trì và bảo đảm tính định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế - xã hội tối đa, chứ không chỉ đơn thuần theo đuổi mục tiêu tối đa lợi nhuận.

Tiếp tục định hướng này về chủ trương xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong kinh doanh, dự thảo các văn kiện Đại hội XI của Đảng ghi nhận: “... Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh...” (Dự thảo Báo cáo chính trị...); “... Mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo...” (Dự thảo Cương lĩnh...); “... Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế...” (Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội...).

Tuy nhiên, cần phải làm rõ thế nào là môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong kinh doanh và phải có những điều kiện, bảo đảm nào để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng thật sự trong kinh doanh?

Theo chúng tôi, môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong kinh doanh là ở đó, các chủ thể kinh doanh phải được bình đẳng để tiếp cận các nguồn lực (vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và cơ hội kinh doanh...); được tự do hoạt động kinh doanh trong một khuôn khổ pháp lý chung mà không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế; được tiến hành các phương thức kinh doanh và thực hiện cạnh tranh lành mạnh phù hợp pháp luật và đạo đức xã hội; được tự do lựa chọn các phương thức tài phán để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra và được đối xử công bằng, khách quan...

Thực tế hoạt động của nền kinh tế những năm qua cũng cho thấy, mục tiêu: “... Mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo...” dường như chưa đạt hiệu quả. Theo số liệu thống kê gần đây, DNNN chiếm gần 60% tổng nguồn vốn của toàn bộ DN cả nước, trong khi đó, DN ngoài quốc doanh chỉ chiếm khoảng gần 20%, DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 20%... Về nguồn lực, các DN thuộc khu vực quốc doanh cũng chiếm trên 50%, nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP chỉ đạt khoảng gần 30% ... Bên cạnh đó, kết quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, TCty nhà nước được phản ánh qua các báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, cùng với sự đổ bể của Vinashin đã minh họa thêm cho sự kém hiệu quả này...

Trong khi đó, khối DNTN dường như đang ở vị thế kém cỏi hơn, đặc biệt là khó có điều kiện và cơ hội để tiếp cận các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Trong quá trình kinh doanh, họ cũng gặp không ít những hệ lụy, phiền nhiễu từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ, như thuế, hải quan, quản lý thị trường... và điều kiện tiếp cận nguồn vốn để kinh doanh cũng không hề dễ dàng...

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các DN thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, khẳng định được vị thế của hàng hóa và thương hiệu hàng hóa Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước, giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, thực hiện an sinh xã hội. Vì vậy, chúng ta cần phải có những định hướng hợp lý nhằm khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện nhiều hơn nữa để các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ.

Trở lại vấn đề xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong kinh doanh, hiện tại, vẫn còn những bất bình đẳng không thể phủ nhận giữa DN lớn với DN bé, hay DNNN với DNTN... Sự bất bình đẳng này dù đã nói nhiều, nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để. Theo chúng tôi, đã là kinh doanh bình đẳng thì không nên có sự ưu đãi đối với bất kỳ thành phần kinh tế nào, mà cần phải thiết lập một sân chơi thật sự công bằng. Ở đó, các DN thuộc mọi thành phần kinh tế đều có cơ hội tiếp cận các yếu tố và cơ hội kinh doanh như nhau, sòng phẳng và minh bạch. Nhà nước thực hiện quản lý và điều tiết nền kinh tế thông qua những chính sách kinh tế vĩ mô, hoạch định và định hướng chính sách phát triển kinh tế cho từng ngành, lĩnh vực, từng vùng, miền và từng địa phương trong cả nước. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, cần thiết phải tạo được một khuôn khổ về luật lệ cũng như cơ chế bảo đảm thi hành hiệu quả.

Để nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta phát triển mạnh mẽ, chúng ta cần mạnh dạn xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử trong hoạt động kinh doanh; có chính sách sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội; tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, ổn định; xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong kinh doanh, lấy nguyên tắc “cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh” làm cơ chế chủ yếu cho việc vận hành nền kinh tế, tập trung vào các hướng điều chỉnh cấu trúc thị trường, điều chỉnh hành vi kinh doanh và giám sát hiệu quả các hành vi lạm dụng vị thế trên thị trường; bảo đảm tính đồng bộ, công khai, dân chủ trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế, mà ở đó, tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách và cơ chế là tiền đề để bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả khi triển khai thực hiện.

Ts. Đặng Vũ Huân

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.