Cẩn trọng với thủ thuật niềng răng

Cẩn trọng với thủ thuật niềng răng
(PLO) - Chỉnh răng, niềng răng được xem là giải pháp sắp xếp lại hàm răng cho đều đặn ở những người có hàm răng chen chúc, vẩu, móm. Tuy nhiên ở độ tuổi nào thì nên chỉnh sửa răng? Khi niềng răng cần lưu ý điều gì? 
Theo Thạc sĩ, BS Nguyễn Phương Anh (Trưởng bộ môn phục hình, chỉnh hình, khoa Răng hàm mặt, trường Đại học Y Dược Hải Phòng), với những người có hàm răng chen chúc, vẩu, móm, nên niềng răng. 
Niềng răng, tức chỉnh nha, là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa, là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để sắp xếp lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa nhằm mang lại vẻ đẹp thẩm mĩ. 
Theo thạc sĩ, BS Nguyễn Phương Anh, độ tuổi niềng răng thích hợp khoảng 10 tuổi. Nếu trẻ bị móm hoặc gia đình có yếu tố di truyền móm, răng ngầm thì nên nắn chỉnh răng từ khi trẻ 5 - 7 tuổi. 
Bởi răng mọc lộn xộn thường kéo theo nhiều bệnh lý như: Sâu răng, viêm lợi, sang chấn lợi, niêm mạc miệng, răng cắn chéo nghiêng dần sau đó rụng. 
Ngoài ra việc răng mọc lộn xộn sẽ khiến khuôn mặt thay đổi, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, ảnh hưởng đường thở. Khuyến cáo mọi người không nên niềng răng khi quá 20 tuổi. 
Ở độ tuổi này hệ xương đã cứng, răng đạt tuổi trưởng thành và hình thành đủ chân răng, nên những tác động vào răng không đem lại hiệu quả như mong muốn.
“Niềng răng là kỹ thuật khó, đòi hỏi điều trị thời gian dài, vì vậy bệnh nhân không nên sốt ruột, tự ý chỉnh răng theo ý thích, cần hợp tác với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị”, BS Phương Anh khuyến cáo. Nếu niềng răng không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ như: Di chuyển một chiếc răng quá xa, xương răng cứng, thời gian điều trị quá lâu gây tiêu chân răng.  
Quá trình niềng răng, bệnh nhân lưu ý phải tái khám đúng chu kì. Những móc cài, dây niềng, lò xo, các sợi chun cao su có thể giữ thức ăn và mảng bám lại trên răng, dần làm hại men răng và gây viêm lợi nếu thức ăn không được chải sạch. 
Những người niềng răng phải đánh răng hết sức cẩn thận, đảm bảo loại sạch thực phẩm mắc kẹt trong niềng răng. Cách vệ sinh răng miệng phải cẩn thận gấp 2-3 lần người bình thường. Ví dụ, người bình thường chỉ cần một loại bàn chải, người niềng răng phải dùng nhiều loại bàn chải khác nhau, mỗi khi ăn xong phải đánh răng sạch sẽ. 
Chế độ ăn và cách ăn của người niềng răng cũng rất nghiêm ngặt: Không cắn trực tiếp lên trái cây mà phải cắt thành những miếng nhỏ, chỉ ăn thức ăn mềm, không ăn thực phẩm dính như bánh dẻo, kẹo dừa, kẹo dẻo; cần tránh đồ ăn ngọt, nước uống có ga, các thức ăn có đường và nhiều tinh bột vì những loại thức ăn này dễ gây sâu răng và phát triển bệnh về lợi. 
Nha sĩ tư vấn niềng và phòng tránh sâu răng./.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.