Cần Thơ: Chế tạo thành công “bộ kít” xét nghiệm Covid-19

(PLVN) - Đề tài nghiên cứu chế tạo “bộ kít” xét nghiệm Covid-19 mang tính cấp thiết và tính ứng dụng rất cao trong giai đoạn dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần giảm thiểu gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc chẩn đoán cho cộng đồng,


Chiều 11/6, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ phối hợp Viện Pasteur TP HCM nghiệm thu đề tài “Chế tạo và thẩm định chứng dương nhân tạo và đoạn mồi chuẩn đoán tác nhân gây viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona”. Đề tài do PGS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM và TS.BS Hoàng Quốc Cường – Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM làm chủ nhiệm đề tài.

Các nhà nghiên cứu thực hiện đề tài báo cáo trước Hội đồng nghiệm thu.
 Các nhà nghiên cứu thực hiện đề tài báo cáo trước Hội đồng nghiệm thu.

Dịch bệnh Covid-19 có mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống và là đại dịch đối với toàn nhân loại. Việc chẩn đoán, xác định bệnh bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR là tiêu chuẩn vàng. Tuy nhiên, hiệu suất của xét nghiệm này lại phụ thuộc vào sinh phẩm chẩn đoán (mồi, đoạn dò và thuốc thử…).

Do đó, việc nghiên cứu chế tạo, sản xuất chứng dương, đoạn mồi và đoạn dò hỗ trợ cho việc sàng lọc, tầm soát dịch bệnh Covid-19 là công việc hết sức cần thiết trong tình trạng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng để phục vụ công tác chẩn đoán bệnh. Được biết, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã chế tạo được chứng dương để chẩn đoán Covid-19 tuy nhiên loại này chỉ sử dụng được trên 1 loại máy, các máy khác không sử dụng được.

Ông Ngô Anh Tín, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cho biết, Hội đồng nghiệm thu đánh giá rất cao về giá trị của đề tài và nhất trí xếp loại Xuất sắc
 Ông Ngô Anh Tín, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cho biết, Hội đồng nghiệm thu đánh giá rất cao về giá trị của đề tài và nhất trí xếp loại Xuất sắc

Nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, đồng thời góp phần giảm thiểu gánh nặng ngân sách nhà nước của việc chẩn đoán cho cộng đồng, việc thực hiện đề tài “Chế tạo và thẩm định chứng dương nhân tạo và đoạn mồi chuẩn đoán tác nhân gây viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona” để cho ra đời “bộ kít” xét nghiệm Covid-19 là vô cùng cần thiết.

TS.BS Hoàng Quốc Cường – Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết, kết quả nghiên cứu phần nào đóng góp vào việc sản xuất sinh phẩm chẩn đoán Covid-19 với nguồn nguyên vật liệu trong nước, cung ứng được số lượng lớn phục vụ cho công tác phòng chống dịch, sàng lọc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 trở về từ các vùng dịch.

Đồng thời, những phát hiện của nghiên cứu cũng có thể góp phần hiểu rõ hơn về sự kết hợp giữa các thuốc thử tối ưu để sàng lọc Covid-19 trong bối cảnh bệnh đang diễn ra phức tạp và sự thiếu hụt thuốc thử trên thế giới.

Hội đồng nghiệm thu đi xem thực nghiệm công trình nghiên cứu
 Hội đồng nghiệm thu đi xem thực nghiệm công trình nghiên cứu

Theo ông Cường, kết quả thẩm định và đánh giá cho thấy các sản phẩm của  nghiên cứu gồm chứng dương và đoạn mồi, đoạn dò đầy đủ tiêu chuẩn để có thể sản xuất và sử dụng trên quy mô lớn nhằm góp phần đẩy lùi Covid-19. Cụ thể, chứng dương nhân tạo đã được đề xuất hướng dẫn phục vụ cho việc sử dụng trong thực tế.

Đối với sản phẩm đoạn mồi, nghiên cứu đã tổng hợp thành công theo quy trình đề nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa kỳ. Chất lượng sản phẩm, đoạn mồi có độ nhạy và độ tin cậy tương đồng với các sinh phẩm chẩn đoán trên thị trường.

"Bộ kít" xét nghiệm Covid-19
 "Bộ kít" xét nghiệm Covid-19

Theo đó nhóm nghiên cứu kiến nghị: đưa vào sử dụng các sản phẩm vừa được nghiên cứu thành công để tăng độ chính xác các xét nghiệp, tránh bỏ sót các trường hợp dương tính thật và tránh sai sót đối với các trường hợp dương tính giả.

Từ đó góp phần giảm thiểu chi phí và gánh nặng ngân sách nhà nước. Sử dụng sản phẩm đoạn mồi, đoạn dò, thông số của thuốc thử nhằm mục tiêu tối ưu hóa hiệu suất xét nghiệm trong bối cảnh cả thế giới đang trong tình trạng thiếu hóa chất, sinh phẩm để chẩn đoán Covid-19. Bên cạnh đó, tiến hành đánh giá hạn dùng của sinh phẩm chẩn đoán và tối ưu hóa điều kiện bảo quản.

Đưa vào sử dụng các sản phẩm vừa được nghiên cứu thành công để tăng độ chính xác các xét nghiệp, tránh bỏ sót các trường hợp dương tính thật và tránh sai sót đối với các trường hợp dương tính giả.
 Đưa vào sử dụng các sản phẩm vừa được nghiên cứu thành công để tăng độ chính xác các xét nghiệp, tránh bỏ sót các trường hợp dương tính thật và tránh sai sót đối với các trường hợp dương tính giả.

Hội đồng phản biện đánh giá cao sự nỗ lực và kết quả đạt được của nhóm nghiên cứu. Theo đó, đề tài đạt hầu hết các tiêu chí của một đề tài khoa học. Đầu tiên là tính mới. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam và đề tài này thể hiện tính tiệm cận với các nghiên cứu của thế giới.

Đồng thời, đề tài còn mang tính cấp thiết và tính ứng dụng rất cao trong giai đoạn dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.  Theo TS Lê Minh Quân Bộ môn Công nghiệp Dược, ĐH Y Dược TP HCM, sản phẩm sau nghiên cứu ứng dụng được sẽ trả lời cho tất cả các tiêu chí đánh giá. 

 

Ông Ngô Anh Tín, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cho biết, Hội đồng nghiệm thu đánh giá rất cao về giá trị của đề tài và nhất trí xếp loại Xuất sắc. Theo ông Tín, đây là đề tài khoa học mang tính cấp bách và mang tính ứng dụng thực tiễn rất cao. Những nghiên cứu này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề đáng quan ngại hiện nay liên quan đến công tác phòng chống và xét nghiệm Covid-19.

Bên cạnh đó, ông Tín còn cho biết, giá thành của sản phẩm chắc chắn sẽ thấp hơn hoặc cao nhất chỉ bằng 2/3 giá nhập khẩu và có thời gian lưu hành lâu nhất hiện nay.

Đọc thêm

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…