Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”, hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.

“Chuỗi Đối thoại Khám phá Tương lai VinFuture” lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2023, nhằm mở ra cơ hội hợp tác và chuyển giao công nghệ tiềm năng trên thế giới cho Việt Nam. Tại sự kiện, các nhà khoa học là thành viên Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo VinFuture, cùng những chuyên gia hàng đầu thế giới ở những lĩnh vực công nghệ “nóng”, sẽ cùng giao lưu, trao đổi tri thức, chia sẻ kinh nghiệm với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Việt Nam, đồng thời truyền cảm hứng về hành trình khoa học cho hàng chục nghìn sinh viên và nhà nghiên cứu trẻ trong nước.

Trong năm 2024, 8 tổ chức gồm các viện nghiên cứu, trường đại học lớn nhất Việt Nam và các doanh nghiệp sẽ tham gia thảo luận chuyên sâu với những nhà khoa học hàng đầu thế giới xoay quanh lĩnh vực trọng yếu như trí tuệ nhân tạo (AI), y học, năng lượng, và môi trường...

Các nhà khoa học VinFuture sẽ trở lại Hà Nội trong Tuần lễ Khoa học – Công nghệ tháng 12 này để cùng trao đổi, đối thoại với cộng đồng nghiên cứu Việt Nam

Mong chờ cơ hội lĩnh hội tri thức mới

“Cơ hội lớn” là cụm từ được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất khi nói về “Chuỗi Đối thoại Khám phá Tương lai” nằm trong Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024.

Theo PGS.TS Ngô Văn Minh, Trường Đại học Giao thông Vận tải, hoạt động kết nối khoa học quy mô này này đang tạo ra làn sóng hứng khởi chưa từng có đối với giảng viên và sinh viên trường. “Bởi việc mời được các giáo sư hàng đầu thế giới, trong đó có cả chuyên gia phát triển bộ chỉ số đổi mới sáng tạo quốc tế, đến chia sẻ về trí tuệ nhân tạo - lĩnh vực đang ‘làm mưa làm gió’ toàn cầu - là điều không dễ dàng”, ông nhấn mạnh.

Đại diện Trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết thêm nhà trường mong đợi sẽ tận dụng tối đa cơ hội này để tìm hiểu cách ứng dụng AI trong giảng dạy và đào tạo, đồng thời nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc thù của trường đại học Việt Nam.

Cũng là một trong những đơn vị tham gia tổ chức sự kiện thuộc chuỗi đối thoại, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội kỳ vọng, không chỉ cán bộ, giảng viên mà cả sinh viên sẽ được hưởng lợi từ chia sẻ của các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - cho biết cùng Quỹ VinFuture, nhà trường đã lựa chọn chủ đề năng lượng và vật liệu tiên tiến, vừa hấp dẫn người tham dự vừa gắn với định hướng phát triển thiết thực.

“Tôi hy vọng chủ đề này sẽ mang lại giá trị cao cho trường, cũng như các đơn vị chuyên môn”, ông chia sẻ, “Đây là nguồn tri thức mới, có ích đối với công tác đào tạo, nghiên cứu cũng như định hướng phát triển khoa học công nghệ trong tương lai”, PGS TS Nguyễn Hồng Sơn nói.

Trong khi đó, PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu - hào hứng với khả năng mở rộng cơ hội hợp tác đa phương thông qua sự kiện đối thoại trực tiếp này.

Các nhà khoa học trong nước và quốc tế đề cao vai trò của VinFuture đem đến cơ hội gia tăng trao đổi, kết nối tri thức toàn cầu

Theo PGS.TS Thanh Ngà, từ trước đến nay, các đơn vị trong nước thường gặp khó khăn về nguồn lực và phương thức làm việc theo lối truyền thống, nhưng VinFuture đang tạo ra sự khác biệt lớn. “VinFuture có hướng đi đột phá trong việc phát triển khoa học, tạo cơ hội cho Viện tiếp cận những gì tiên tiến nhất mà Quỹ cũng đang hướng tới”, bà nhấn mạnh.

Không dừng lại ở đó, Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 mang tới cho cộng đồng khoa học Việt Nam cơ hội được trực tiếp gặp những trí tuệ kiệt xuất thế giới trong lĩnh vực của mình.“Khi được trao đổi với chuyên gia, chúng ta có thể nhanh chóng tiếp cận ý tưởng và phương pháp nghiên cứu mới nhất, hòa nhập với tri thức tiên tiến toàn cầu", bà nhận định thêm.

Đưa khoa học Việt tiến nhanh hơn

Thông qua sự kiện, giới khoa học Việt Nam cũng có cơ hội trực tiếp nêu lên thách thức đang đối mặt, thảo luận cùng các nhà khoa học hàng đầu thế giới để tìm lời giải đáp hiệu quả nhất.

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà nhận xét, vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu là mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu cùng các ngành, đặc biệt là nông nghiệp cùng năng lượng - hai lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam. Với nông nghiệp, thách thức đang trở nên đa chiều khi vừa phải thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa cần giảm thiểu phát thải từ trong chính lĩnh vực này. Trong khi đó, với năng lượng, chuyển đổi xanh được kỳ vọng là chìa khóa để mở ra tương lai bền vững hơn.

PGS.TS Thanh Ngà hy vọng chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu trên thế giới sẽ mang đến cái nhìn toàn diện, giúp Viện có thể tiếp cận phù hợp về vấn đề trên. “Những nghiên cứu chuyên sâu sẽ đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải mà Việt Nam đặt ra, đồng thời giúp chúng ta đạt được chiến lược phát triển bền vững”, bà khẳng định.

Đứng từ góc độ đào tạo, PGS.TS Thanh Ngà cũng đề cao giá trị mà sự kiện mang lại cho quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ.

“Đây là cơ hội quý giá mà chúng ta cần nắm bắt, nhất là đối với thế hệ trẻ. Với sự chia sẻ kinh nghiệm từ các giáo sư quốc tế, chúng ta có thể tiến nhanh hơn, rút ngắn khoảng cách với nền khoa học toàn cầu, và ứng dụng hiệu quả cho Việt Nam”, PGS.TS Thanh Ngà nhấn mạnh.

PGS.TS. Phạm Thị Thanh Ngà (phải) cho rằng vươn ra thế giới là hướng đi đúng đắn cho cộng đồng khoa học trong nước (Ảnh: UNESCO)

Bên cạnh đó, PGS.TS Ngô Văn Minh khẳng định Quỹ VinFuture đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa nghiên cứu tập trung và bài bản, giống như các trường đại học trên thế giới. “Sự đồng hành của VinFuture được xem là ví dụ điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam. Việc Quỹ VinFuture tập trung hỗ trợ đúng hướng vào nhu cầu thiết thực của các nhà nghiên cứu không chỉ mang ý nghĩa khuyến khích sáng tạo mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của khoa học Việt Nam trong môi trường toàn cầu", PGS.TS Ngô Văn Minh khẳng định.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia bày tỏ mong muốn sau hội thảo, mối quan hệ hợp tác với Quỹ VinFuture sẽ tiếp tục được mở rộng. “Với tinh thần làm việc bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả, tôi tin tưởng Quỹ VinFuture sẽ thành công trong sứ mệnh của mình. Tôi cũng hy vọng sau hội thảo, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Quỹ sẽ duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, góp phần hỗ trợ các nhà khoa học của trường và thúc đẩy sự phát triển của Quỹ theo đúng tôn chỉ đề ra”, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn nhìn nhận.

Tin cùng chuyên mục

Mô phỏng mạng lưới vệ tinh Starlink trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: SpaceX)

EU khởi động dự án hệ thống vệ tinh an ninh mới trị giá hơn 10 tỷ Euro

(PLVN) - Liên minh Châu Âu vừa ký kết các hợp đồng quan trọng để triển khai dự án hệ thống vệ tinh IRIS² trị giá 10,6 tỷ euro (11,1 tỷ USD), nhằm đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của Starlink do Elon Musk dẫn đầu và các mạng internet vệ tinh khác. Đây là bước tiến lớn trong nỗ lực củng cố chủ quyền số và an ninh thông tin của Châu Âu.

Đọc thêm

Tàu năng lượng mặt trời ứng dụng trí tuệ nhân tạo lọc sạch 2,5 triệu lít nước mỗi ngày

Healing Boat Ecopeace. (Ảnh: interestingengineering.com)
(PLVN) - Startup Hàn Quốc Ecopeace đang dẫn đầu cuộc cách mạng trong việc làm sạch hồ nước với tàu năng lượng mặt trời tự hành mang tên Healing Boat. Con tàu này không chỉ lọc sạch đến 2,5 triệu lít nước mỗi ngày mà còn mang đến trải nghiệm độc đáo với các chuyến tham quan và sự kiện ẩm thực trên mặt nước.

Xây dựng niềm tin trên không gian mạng

Đội ngũ chuyên gia giám sát và ứng cứu tấn công mạng tại Vnetworkhttpswww. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vnetwork.vn)
(PLVN) - Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 25/12, các nhà mạng Viettel, VNPT... phải triển khai giải pháp an toàn thông tin trên thiết bị mạng cung cấp tới hộ gia đình, tổ chức để bảo vệ người dùng ở mức cơ bản.

Thay đổi văn hóa ứng xử mạng bằng pháp luật

Mỗi người dùng mạng xã hội cần có thói quen suy nghĩ cẩn thận trước khi gõ phím. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Từ ngày 25/12, người dùng tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động hoặc định danh cá nhân để hoạt động trên mạng xã hội. Đồng thời, nhiều quy định mới cũng được ban hành nhằm thay đổi thói quen của người dùng mạng, hướng tới hình thành một xã hội số minh bạch và văn minh.

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới

ChatGPT 'sập' gây gián đoạn hoạt động trên toàn thế giới
(PLVN) - Dữ liệu từ Downdetector cho biết sự cố bắt đầu xuất hiện từ khoảng 7 giờ 10 phút sáng ngày 12/12. Nhiều dịch vụ của công ty có trụ sở tại Mỹ bị gián đoạn, trong đó phần lớn các báo cáo sự cố liên quan trực tiếp đến ChatGPT.

Robot có khả năng bắt tội phạm tại Trung Quốc

Các video trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những robot hình cầu chạy bằng AI tuần tra đường phố cùng cảnh sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm. (Hình ảnh: X)
(PLVN) - Trung Quốc gây chú ý toàn cầu với việc thử nghiệm robot hình cầu tự động RT-G, được trang bị súng bắn lưới, hơi cay, bom khói và công nghệ nhận diện khuôn mặt. Đây là bước tiến mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tăng cường an ninh công cộng.

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo

FBI cảnh báo nguy cơ từ lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa phát đi cảnh báo rằng tội phạm đang tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Từ các vụ lừa đảo tình cảm, đầu tư đến các chiêu trò tuyển dụng giả mạo, AI đang giúp kẻ gian tạo ra các nội dung có độ chân thực cao, khiến nhiều người dễ dàng sập bẫy.

Công nghệ AI: Cầu nối tiềm năng giúp người khuyết tật hòa nhập

Một người khiếm thị đang sử dụng phiên bản AI của Be My Eyes để gọi taxi. (Ảnh: OpenAI/Be My Eyes)
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật bằng cách đáp ứng các nhu cầu cá nhân và mở rộng khả năng sống độc lập. Các hệ thống hỗ trợ dựa trên AI mang đến nhiều tiện ích như nhận diện chuyển động mắt, nhận diện giọng nói và xác định tuyến đường dễ tiếp cận. Những công cụ này không chỉ cải thiện khả năng di chuyển cá nhân mà còn giúp người khuyết tật tiếp cận thông tin, giáo dục và thị trường lao động.

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián

Robot côn trùng của Trung Quốc nhanh hơn gián (Ảnh: China Daily)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển thành công một robot côn trùng có tốc độ di chuyển nhanh hơn gián và khả năng ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ cứu hộ thảm họa đến kiểm tra thiết bị cơ khí.

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

10 doanh nghiệp Ý giới thiệu công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
(PLVN) - Từ ngày 19-22/12 tại Sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Tham gia chương trình, gian hàng của Thương vụ Ý tại Việt Nam hứa hẹn thu hút đông đảo khách tham quan với sự hiện diện của 10 doanh nghiệp hàng đầu giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự và an ninh.

Hoàn thiện thể chế khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sẽ đột phá trong kỷ nguyên mới

Những sản phẩm KHCN Quảng Bình. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.