Cần sự sẻ chia của cộng đồng khi điều trị cho trẻ tự kỷ

 Mấy năm gần đây, nhu cầu khám chữa bệnh của trẻ mắc chứng tự kỷ (TK) ngày càng tăng lên. Vẫn biết đây là chứng bệnh không hề lây nhiễm, nhưng cộng đồng vẫn thờ ơ, vô cảm với những số phận đáng thương này.

Mấy năm gần đây, nhu cầu khám chữa bệnh của trẻ mắc chứng tự kỷ (TK) ngày càng tăng lên. Vẫn biết đây là chứng bệnh không hề lây nhiễm, nhưng cộng đồng vẫn thờ ơ, vô cảm với những số phận đáng thương này.

Nhầm lẫn tai hại…

TK là rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ và kéo dài với các dấu hiệu như: Giảm tương tác xã hội (ít nhìn mắt; ít chỉ tay; gọi ít quay đầu lại; ít chơi với bạn; không chia sẻ, quan tâm tới người khác...); giảm giao tiếp (chậm nói; nhại lời; phát âm vô nghĩa; giọng nói khác thường...); đặc biệt là có những hành vi bất thường như hành động rập khuôn; cầm lâu một thứ; cuốn hút quá mức với ti vi, quảng cáo, chữ số, bấm nút đồ điện; đi kiễng gót; chạy vòng quanh; nhìn tay; ăn ít nhai...

Bác sỹ khoa Tâm bệnh đang hướng dẫn cho trẻ
Bác sỹ khoa Tâm bệnh đang hướng dẫn cho trẻ

Cùng với thời gian, sự không may mắn và sự thiếu quan tâm từ phía gia đình, số trẻ mắc chứng TK ngày càng gia tăng. Cụ thể, theo BS. Quách Thúy Minh, Trưởng Khoa Tâm bệnh (Bệnh viện - BV Nhi Trung ương), nếu như trước kia BV chỉ tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhân (BN) TK/năm, thì nay đã lên tới 900-1.000 BN/năm; đặc biệt năm 2010 lên tới 1.800 BN (trong đó BN nội trú chiếm 20%). Đây không phải là chứng bệnh mới, thông tin về căn bệnh cũng không phải là ít, thế nhưng BS Minh cho hay, vẫn còn có quá ít người hiểu biết về căn bệnh này.

“Nhiều người thấy con chậm nói, ít nói, suốt ngày chỉ ăn, ngủ và ngồi một chỗ lại nghĩ là con mình ngoan. Một số phụ huynh khác lại tưởng con mình thông minh, xuất chúng khi thấy chúng nghịch ngợm, hiếu động… Đây là những ngộ nhận cực kỳ tai hại!”- BS.Minh khẳng định.

Đâu đã hết. Qua quá trình khám chữa bệnh cho BN, BS Thúy Minh nhận thấy, muốn trị bệnh có hiệu quả, trẻ cần được phát hiện và can thiệp càng sớm càng tốt, nhưng có trường hợp trẻ 6-7 tuổi gia đình mới phát hiện các dấu hiệu bệnh của trẻ và đưa tới khám. Nhiều trường hợp sau khi đã đưa trẻ đi cầu cúng khắp đền to, phủ lớn; đi chùa làm lễ đổi tên cho con; cướp quà ngoài chợ cho con... không khỏi mới đưa con đến BV khám chữa...

Những số phận đáng thương...

Phát hiện con trai thứ hai có những biểu hiện bất thường như: Gọi không quay đầu lại; suốt ngày xem vô tuyến; đi kiễng gót; gần 2 tuổi rồi mà không biết nói..., chị Nguyễn Kim C ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc vô cùng lo lắng nên đã vận động chồng, bố mẹ chồng đưa cháu đi khám. Thế nhưng, bỏ qua những mối hoài nghi và sự lo lắng về căn bệnh TK, bố mẹ chồng chị cương quyết phản đối vì cho rằng: Thằng bé chỉ bị chậm nói. Đợi con đến hơn 2 tuổi vẫn chưa nói được, chị C quyết định đưa con lên BV Nhi Trung ương khám và tá  hỏa khi hay tin: Con chị bị mắc chứng TK.

Sau khi được các BS Khoa Tâm bệnh, BV Nhi Trung ương can thiệp; tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc và các kỹ năng dạy trẻ, hai vợ chồng anh chị đã lên kế hoạch dạy con rất tỉ mỉ và để mắt tới cháu từng li từng tí. Hiện, bé Kh (3 tuổi) con trai anh chị đã nói được 2 từ (mẹ bế, mẹ mở, cái ô, con mèo…); biết nghe lời, hiểu lời người khác; thực hiện được những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của cá nhân... Kinh qua hoàn cảnh, có được kinh nghiệm chăm sóc và trị bệnh cho con, chị còn truyền đạt lại cho các phụ huynh khác có cùng cảnh ngộ và khuyên họ biết chấp nhận và nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa khám và can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, chị cũng không khỏi buồn khi thực tế vẫn còn có trường học không nhận trẻ mắc chứng TK; rồi nhiều gia đình kỳ thị, không cho con cái chơi với các bạn mắc chứng bệnh này.

... Cũng chỉ vì sợ bị nhiều người biết con mình bị mắc chứng TK, chị Lê Thị L (Đồng Hới, Quảng Bình) tỏ vẻ hơi ngần ngại khi cho tôi biết con chị bị TK ở thể nhẹ. Trong khi đó, theo kết luận của BS Khoa Tâm bệnh, BV Nhi Trung ương, cháu Q con chị bị TK thể nặng với các triệu chứng rất điển hình của bệnh như: Không biết nói; thích xem quảng cáo; hay ăn vạ; chỉ chơi với trẻ lớn hơn mình; hay lấy tay đập vào đầu mình... Can thiệp một đợt 3 tuần tại BV Nhi Trung ương; rồi được bố mẹ kiên trì dạy bảo bé Q đã nói được, hát được, biết phân biệt một số hình học, ăn ngủ bình thường, biết vệ sinh cá nhân, sai được một số việc lặt vặt, chơi với các bạn cùng lứa...

Thấy những người xung quanh có con cái có biểu hiện của bệnh mà không biết, chị L thương xót lắm. Chị thường xuyên động viên, an ủi và hướng dẫn họ cách chăm sóc và tác động vào tâm lý của con. Không thể tránh khỏi “sốc” khi biết con bị bệnh nhưng vợ chồng chị L vẫn kiên trì trị bệnh cho con và mừng vui khi thấy những tiến triển của quá trình điều trị. Nhưng, chị vẫn rất lo khi nghĩ đến tương lai của cháu: “Không biết, nó có được đến trường không? Có học theo kịp chúng bạn không???” - chị luôn thẫn thờ tự hỏi.

Cần sự sẻ chia của cộng đồng

Có tới trên 90% trẻ TK có biểu hiện chậm nói, kèm theo các dấu hiệu rất khó nhận biết như: Không biết khoe; ánh mắt thẫn thờ; ít thể hiện cảm xúc; chỉ mải mê, thích thú một vài trò chơi... Bởi vậy, “các bậc phụ huynh cần phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn thì mới phát hiện được”...

Tư vấn cho người nhà bệnh nhân cách điều trị bệnh
Tư vấn cho người nhà bệnh nhân cách điều trị bệnh

BS Minh cũng khuyến cáo: Khi trẻ đã mắc bệnh, gia đình cần tích cực tìm hiểu TK, điều chỉnh cảm xúc bản thân; tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ; dành nhiều thời gian cho trẻ quan sát, hiểu, tương tác và dạy trẻ phù hợp; dạy trẻ mọi nơi, mọi lúc bằng vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, biểu tượng... Cùng với đó, cha mẹ trẻ cũng cần phải biết kết hợp với các nhà chuyên môn (BS tâm lý, giáo viên tâm lý, phục hồi chức năng...) trong suốt quá trình can thiệp cho trẻ; chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc, phương tiện dạy trẻ với các cha mẹ khác...

Ngoài vai trò trung tâm của gia đình, theo BS Minh, trẻ bệnh và gia đình trẻ rất cần sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng và xã hội. Cụ thể: Với những trẻ đã qua thời gian can thiệp, trở lại cộng đồng, các thầy cô giáo nên đặc biệt quan tâm và lưu ý đến các cháu (không nên xa lánh, ghét bỏ); nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các đối tượng này (xây dựng các trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ TK; thành lập các lớp học đặc biệt dành cho trẻ TK... tại các địa phương...), nếu không hiệu quả các can thiệp đối với trẻ TK khó lòng mà đạt được – BS Minh nhấn mạnh.

Đoan Trang

Đọc thêm

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư
(PLVN) – Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
(PLVN) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào về nước

Lãnh đạo 2 tỉnh tiến hành ký kết bàn giao hài cốt các liệt sĩ.

(PLVN) - Ngày 16/5, tại tỉnh Salavan – nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ban chỉ đạo 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 – 2024 về nước.

Khẳng định vai trò kiểm soát, phục vụ giám sát quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

hoạt động kiểm toán của KTNN đã phục vụ tích cực cho việc kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong quản lý, sử dụng NSNN. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với vị thế đó, vai trò của KTNN ngày càng được khẳng định là công cụ kiểm tra, kiểm soát, phục vụ giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), tiền và tài sản của Nhà nước.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ kỷ niệm. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Hôm qua (15/5), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5); kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959 - 2024); Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Nâng tầm vị thế quốc gia”.

Không nên chỉ phản biện các dự thảo văn bản

Hội nghị do Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. Ảnh: Tiến Đạt
(PLVN) - Không nên chỉ dừng lại ở việc phản biện xã hội các dự thảo văn bản mà phải tiến hành phản biện xã hội các văn bản đã ban hành. Bởi quá trình thực hiện mới phát sinh các bất cập, hoặc triển khai trong thời gian dài cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng

Phó Chủ tịch QH, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; xử lý buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng thị trường bảo đảm cho thị trường vàng ổn định, minh bạch, lành mạnh.

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).
(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đề nghị Trung ương Đảng xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải

Đề nghị Trung ương Đảng xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải
Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng, xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải. Ban Bí thư quyết định Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Thái Hà, Nguyễn Văn Khước, Lê Tuấn Hồng và Hồ Văn Điềm...

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.