Cân nhắc giao thêm nhiệm vụ cho Kiểm ngư

Kiểm ngư là một trong những lực lượng được đề xuất điều tra ban đầu. (Ảnh minh họa)
Kiểm ngư là một trong những lực lượng được đề xuất điều tra ban đầu. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Đối với Kiểm ngư, mặc dù có hoạt động trên biển nhưng trên địa bàn này cũng có lực lượng Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng nên đề nghị cân nhắc việc bổ sung Kiểm ngư được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. 
Hôm qua (27/5), Chính phủ đã trình Dự thảo Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự xin ý kiến Quốc hội với nhiều nội dung mới.
Giảm tải nhiệm vụ điều tra
Trình bày Tờ trình về Dự thảo Luật này, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, vì tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản trên biển, thuế, chứng khoán ngày càng gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, Dự thảo Luật đề nghị bổ sung Kiểm ngư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan Thuế là cơ quan được tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu để huy động được sức mạnh tổng hợp tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là ở những lĩnh vực có tính chất đặc thù, góp phần giảm tải ở các cơ quan điều tra chuyên trách. 
Riêng cơ quan Kiểm ngư, việc giao cơ quan này được tiến hành một số hoạt động điều tra còn góp phần tăng cường vai trò quan trọng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Hiện các cơ quan này chỉ có chức năng thanh tra các vụ việc, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra chuyên trách. Trong nhiều trường hợp, hoạt động này không đủ sức ngăn chặn, xử lý và răn đe tội phạm. 
“Nếu cơ quan Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp giải quyết, xác minh, lấy lời khai ban đầu, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (không tiến hành điều tra toàn diện một vụ án hình sự) sẽ kịp thời ngăn chặn, xử lý tội phạm trong các lĩnh vực này” – một số Ủy viên Ủy ban Tư pháp nhận định.
Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban này đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành về các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra vì cho rằng các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra hiện thường có địa bàn hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 
Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ yếu làm việc tại trụ sở cơ quan, kiểm tra vụ việc trên giấy tờ, tài liệu, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì có thể chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra chuyên trách nên không cần thiết phải giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra cho các cơ quan này. 
Đối với Kiểm ngư, mặc dù có hoạt động trên biển nhưng trên địa bàn này cũng có lực lượng Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng nên đề nghị cân nhắc việc bổ sung Kiểm ngư được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. 
Khắc phục tình trạng tách vụ án, kéo dài thời gian điều tra 
Với mục đích này, Dự thảo Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự qui định, khi Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà phát hiện người phạm tội còn thực hiện tội phạm khác thì cũng được khởi tố, điều tra đối với tội phạm này để bảo đảm tính liên tục. 
Ủy ban Tư pháp cũng nhận thấy quy định như vậy sẽ bảo đảm tính liên tục, khắc phục tình trạng tách vụ án hoặc kéo dài thời gian điều tra vụ án. Thực tế trong một số trường hợp rất khó tách vụ án. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với một số tội quy định tại Chương các tội phạm về tham nhũng, chức vụ và Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật Hình sự; đồng thời cần quy định cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan điều tra và tiêu chí được khởi tố, điều tra cụ thể hơn để tránh trường hợp lạm dụng, chồng chéo và tranh chấp về thẩm quyền điều tra. 
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung thẩm quyền của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an được điều tra các vụ án hình sự có dấu hiệu oan, sai đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng Thẩm phán TANDTC hủy để điều tra lại nhằm tháo gỡ những vướng mắc thực tiễn và bảo đảm tính khách quan hơn đối với những loại án này. 

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.