Cần nâng cao năng lực bám biển của ngư dân

Cần nâng cao năng lực bám biển của ngư dân
(PLO) - Sáng  qua (4/5), Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Chính phủ và các bộ, ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. 

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, tính đến ngày 31/12/2016, tổng tàu cá trên toàn quốc có khoảng 109.762 tàu cá, với cơ cấu theo hướng giảm dần tàu công suất nhỏ khai thác vùng biển ven bờ, tăng tàu công suất lớn vươn khơi xa. Hiện tại, cả nước đã đầu tư, xây dựng, nâng cấp và mở rộng 83 cảng cá, đáp ứng cho khoảng 82.000 tàu cá cập cảng, với lượng hàng thủy sản đạt khoảng 1,6 triệu tấn…

Trong giai đoạn 2011- 2016, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản tiếp tục phát triển mạnh mẽ, không ngừng tăng nhanh. Giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2011- 2016 đạt 40,34 tỷ USD, trung bình đạt 6,7 tỷ/năm…

Báo cáo với Đoàn giám sát về kết quả triển khai thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, còn hạn chế trong nhận thức về khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong việc phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững; các bộ, ngành, địa phương chưa triển khai đồng bộ các chính sách phát triển thủy sản, sự phối kết hợp giữa các cơ quan hành chính với người dân và lực lượng vũ trang nói chung chưa thường xuyên, chặt chẽ...

Từ thực tế đó, nhiều đại biểu cho rằng, để khắc phục những khó khăn trong phát triển kinh tế biển, thời gian tới,  cần phải đầu tư đúng mức, đẩy mạnh phát triển sản lượng thủy, hải sản theo hướng chuyên nghiệp, Chính phủ cũng cần đưa ra những giải pháp cụ thể để khuyến khích hoạt động khai thác xa bờ, nâng cao năng lực bám biển của ngư dân nhằm đảm bảo phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.

Ngoài ra đề nghị Bộ NN&PTNT cần làm rõ một số nội dung liên quan đến hiệu quả đầu tư một số công trình neo đậu tránh bão; việc đóng tàu sắt; giải pháp và lộ trình thu hút các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến ở trong và ngoài nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản… 

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc ban hành và thực hiện các chính sách pháp luật nhằm phát triển ngành thủy sản gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong thời gian qua, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cũng lưu ý, hiện nay tính đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản đang ngày càng giảm sút; nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và nước ngọt bị khai thác quá giới hạn cho phép; đánh bắt xa bờ mặc dù đã đẩy mạnh nhưng vẫn còn rất thấp; dịch vụ nghề cá nhỏ lẻ, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng…

Vì vậy, ông Võ Trọng Việt đề nghị trong thời gian tới, cả nước cần tăng cường khuyến khích, đầu tư cho ngư dân khai thác xa bờ, viễn dương trên cơ sở xây dựng đội tàu hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, gắn khai thác với dịch vụ hậu cần trên biển đảo, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển đảo của Tổ quốc.  

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.