’Cán cân thanh toán tổng thể 2011 sẽ thặng dư 1 tỷ USD’

Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát TCQG đưa ra nhận định, 2011 sẽ là năm đầu tiên cán cân tổng thể thanh toán quốc tế của Việt Nam có thăng dư kể từ năm 2008.

’Cán cân thanh toán tổng thể 2011 sẽ thặng dư 1 tỷ USD’ ảnh 1
 

Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát TCQG đưa ra nhận định, 2011 sẽ là năm đầu tiên cán cân tổng thể thanh toán quốc tế của Việt Nam có thăng dư kể từ năm 2008.

Tại hội thảo "Chính sách tài khóa tiền tệ và phát triển thị trường tài chính Việt Nam" do Trường Đại học Kinh tế Luật tổ chức ngày 23/4, ông Nghĩa cho hay, Ủy ban giám sát đã dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm nay sẽ thặng dư khoảng 1 tỷ đôla Mỹ (trước đó Ngân hàng Nhà nước dự báo thặng dư là 2,5 tỷ đôla). Năm 2009 cán cân thanh toán thâm hụt 9 tỷ USD, năm 2010 là 3,06 tỷ USD.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí lại cho rằng, theo tính toán của ông, thâm hụt cán cân thanh toán năm nay sẽ lên đến 3 tỷ đôla Mỹ với lý do là khi Ngân hàng Nhà nước áp lãi suất trần cho tiền gửi tiết kiệm bằng USD, thì lượng kiều hối gửi về nước để hưởng chênh lệch lãi suất sẽ giảm.

"Không thể dương về cán cân vì giảm lãi suất huy động USD thì kiều hối đầu tư sẽ giảm còn khoảng 5 tỷ đôla, trong khi nhập siêu sẽ là 12 tỷ USD. Tôi tính toán cán cân thanh toán vẫn sẽ thâm hụt khoảng 3 tỷ đôla", ông Chí nhấn mạnh.

Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia dự báo cán cân thanh toán quốc tế VN năm nay sẽ thặng dư 1 tỷ USD. Ảnh: Lệ Chi.

Phản đối nhận định này, ông Nghĩa cho biết, kiều hối năm 2010 là 8 tỷ đôla Mỹ, trong đó có khoảng trên 4 tỷ USD do người Việt Nam lao động ở nước ngoài gửi về; lượng kiều hối ổn định hàng năm vào khoảng 3 tỷ đôla, và kiều hối gửi về nhằm hưởng chênh lệch lãi suất cao chỉ trên dưới 1 tỷ USD. "Thế nhưng, chưa chắc là người ta sẽ rút tiền về khi lãi suất đôla giảm vì lãi suất đôla của các nước khác vẫn thấp hơn so với Việt Nam", ông Nghĩa nói.

Riêng việc hơn 10.000 lao động Việt Nam từ Lybia về khiến không ít người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến kiều hối, vị Phó chủ tịch Nghĩa cho rằng ủy ban đã tính toán và dự báo kiều hối từ lao động ngoài nước gửi về năm nay sẽ giảm không đáng kể, từ mức 4,3 tỷ đôla xuống còn 4,1 tỷ đôla.

Không chỉ dự báo cán cân thanh toán quốc tế VN sẽ thặng dư, tiến sĩ Nghĩa còn tỏ ra lạc quan khi cho rằng, Ủy ban giám sát dự báo năm nay tỷ giá sẽ không biến động nhiều. Căn cứ cho dự báo về tỷ giá trên bao gồm lạm phát của Việt Nam mặc dù cao hơn Mỹ, nhưng bù lại đôla Mỹ lại đang mất giá so với các ngoại tệ khác.

"Cho nên, tính trên một rổ tiền tệ gồm 19 đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam thì tỷ giá thực tăng không đáng kể", ông Nghĩa lý giải.

Cùng quan điểm, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cũng cho biết nhiều tổ chức nước ngoài dự báo rằng từ nay đến cuối năm nếu tiền đồng có mất giá sẽ không quá 3% so với hiện nay. "Điều này cũng phù hợp với ý muốn của Chính phủ nhằm giữ sự hấp dẫn của đồng nội tệ", ông Thành chia sẻ.

Trong khi đó, Tiến sĩ Hoàng Công Gia Khánh, Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế Luật, ĐHQG TP HCM lại tỏ ra lo ngại về sự ổn định tỷ giá.

Theo ông, sau gần hai tháng kể từ lần mạnh tay điều chỉnh tỷ giá VND/USD vào ngày 11/2 và quyết liệt triển khai các biện pháp kinh tế lẫn hành chính, thị trường ngoại tệ Việt Nam đã phần nào lắng dịu, đỡ căng thẳng hơn so với trước đây.

Thế nhưng, theo ông Khánh có thể dễ dàng thấy rằng sự "yên ắng" này sẽ rất tạm thời nếu như không giải quyết tận gốc rễ những vấn đề còn bất cập trong cơ chế tỷ giá ở Việt Nam: việc xác lập tỷ giá VND/USD theo thiên hướng của cơ chế tỷ giá cố định dù xuất hiện dày đặc các chỉ báo bất ổn trong kinh tế vĩ mô; đặc biệt là lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán, phản ứng khá chậm trễ của chính sách tiền tệ trong bối cảnh vấn nạn đôla hóa trầm trọng đã đặt Ngân hàng Nhà nước vào tình huống phải dựa khá nhiều vào các can thiệp hành chính trực tiếp. Hậu quả là thị trường càng trở nên kém minh bạch, méo mó.

"Do đó, Việt Nam cần minh bạch hơn trong tiến trình điều hành tỷ giá để tránh rơi vào tình trạng lưỡng cực tạo sự khác biệt xa giữa cơ chế tỷ giá trên pháp lý và cơ chế tỷ giá theo thực tế do không làm được những điều đã công bố hoặc công bố điều không làm", ông Khánh nhấn mạnh.

Theo Lệ Chi
VnExpress

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.