Căn bệnh đe dọa tính mạng trẻ trong mùa đông

Lượng trẻ nhỏ đăng ký khám bệnh trong mùa đông ngày một đông hơn tại các bệnh viện
Lượng trẻ nhỏ đăng ký khám bệnh trong mùa đông ngày một đông hơn tại các bệnh viện
(PLO) - Nhiều năm trở lại đây người dân ít quan tâm đến bệnh ho gà, thậm chí có người nghĩ bệnh đã được loại trừ từ lâu. Vì vậy, một số bậc cha mẹ chủ quan không cho con tiêm vắc - xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ho gà là bệnh khá phổ biến và diễn ra quanh năm, khoảng thời gian giao mùa là thời điểm bệnh bùng phát thành dịch và chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ.

Dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác 

Tại Hà Nội, lũy tích tính đến hết năm 2017 là 123 trường hợp mắc ho gà với 1 trường hợp tử vong. Mới đây nhất, tại Quảng Ninh, ngày 27/12/2017, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bé trai Triệu Thị L. (45 ngày tuổi), dân tộc Dao, thường trú tại xã Đồng Lâm huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh. Trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh nhiều ngày, ho cơn dài kèm theo khó thở, tím mặt được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh. Kết quả xét nghiệm và chụp Xquang sau đó cho thấy bạch cầu của bệnh nhi tăng cao bất thường, phản ứng dương tính với trực khuẩn ho gà…

Kết quả chụp Xquang phổi cho thấy dải mờ thùy trên phổi trái, đậm rốn phải. Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp, viêm phổi và ho gà, tiên lượng bệnh nhân rất nặng, nguy cơ tử vong cao... 

Cháu Nguyễn Linh Chi mới hơn 2 tháng tuổi đã phải điều trị ở bệnh viện gần 3 tuần. Những cơn ho kéo dài, khiến con mệt lả, mặt ửng đỏ rồi tím tái. Trước đó, khi mới được hơn 1 tháng tuổi, cháu đã mắc ho gà. “Mới đầu tôi thấy cháu khò khè nên đưa đến bệnh viện huyện, điều trị 7 ngày thấy đỡ. Sau đó vài ngày, tôi thấy cháu ho nhiều hơn nên đưa lên Bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị tiếp 5 ngày. Thấy cháu vẫn ho nhiều, gia đình cho chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Cháu được làm xét nghiệm dịch mũi họng, kết quả dương tính với vi khuẩn ho gà. Ngoài ra, cháu còn có biểu hiện viêm phổi và tiêu chảy, khiến việc điều trị khó khăn hơn”, mẹ cháu bé chia sẻ.

Còn trường hợp bé Nguyễn Minh ở Hà Nam mắc ho gà khi vừa mới chuẩn bị đi tiêm phòng mũi vắc - xin Quinvaxem đầu tiên. Chị Nguyễn Thị Liên, mẹ cháu bé cho biết: “Tôi thấy con vài ngày, ban đầu cũng nghĩ con bị viêm phế quản. Sau đó, con xuất hiện cơn ho kéo dài, nước mũi giàn giụa nên đã cho lên bệnh viện tuyến trung ương, mặc dù đã nhập viện điều trị được hơn một tuần nhưng cháu vẫn còn những cơn ho dài”.

Một điều đáng lưu tâm là hầu hết các trẻ đều được đưa vào viện trong tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng, và phụ huynh rất ít người biết trẻ mắc ho gà. Theo các bác sĩ, đa số bệnh nhi mắc ho gà phải nhập viện vì thời gian đầu thường được chẩn đoán là viêm đường hô hấp hoặc viêm phế quản, viêm phổi. Đến khi uống thuốc mãi không khỏi, trẻ bị suy hô hấp mới được đưa đến bệnh viện. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có bệnh nhi chỉ điều trị 1 - 2 tuần, nhưng cũng có trường hợp phải điều trị hàng tháng.

Dựa vào cơn ho của trẻ để phân biệt bệnh

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Ho gà là bệnh diễn ra quanh năm và cách thức lây truyền rất dễ dàng chỉ qua đường hô hấp vì vậy rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi sức đề kháng của các bé còn yếu, chưa được tiêm phòng vắc xin”.

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên, sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố có tên là Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Vào mùa thời tiết thường xuyên ẩm ướt, không khí không nóng cũng không lạnh là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ thường xuất hiện những cơn ho nhẹ.Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn ho gà là từ 7-10 ngày, sau đó trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, chảy nước mũi. Khi hít thở sẽ xuất hiện tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà.

Theo bác sĩ, để phân biệt được ho thường và ho gà theo thông thường sẽ dựa vào cơn ho của trẻ: “Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, khi xuất hiện ho gà, trẻ sẽ ho một tràng dài, sau đó hít một hơi tiếp tục lại ho một tràng như vậy.Thậm chí, sau cơn ho thì nôn ọe, có nước dãi chảy ra, đôi khi còn có xuất huyết ở củng mạc mắt. Đó là biểu hiện bệnh đối với những trẻ có đủ sức khỏe. Tuy nhiên ở những trẻ sơ sinh, khi sức khỏe còn yếu, cơn ho không giống người lớn như có thể biểu hiện cơn ho bằng những cơn ngừng thở, cả người trẻ sẽ tím tái do thiếu oxy nặng. Các đợt ho ở trẻ sẽ liên tiếp, thậm chí kéo dài vài phút đến nửa tiếng.

Các biến chứng nguy hiểm có thể là viêm não và viêm phổi. Ngoài ra, trẻ có thể bị xuất huyết võng mạc và suy hô hấp hay một số biến chứng như rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác, lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi”, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.

Cách tốt nhất để dự phòng ho gà ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thiếu niên và người lớn là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch (loại vắc xin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván - DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virut viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem). Tuy nhiên, hiện nhiều trẻ bị ho gà chưa được tiêm phòng vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ mũi, thậm chí có trẻ còn chưa đến tuổi tiêm phòng.

Để phòng tránh bệnh, khi bà mẹ mang thai trên 20 tuần nên chủ động đến các điểm tiêm chủng để được tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi trẻ chào đời để có hệ miễn dịch cho các bé từ sớm. Ngoài ra, để phòng bệnh ho gà, phụ huynh cần hướng dẫn cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Cần đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ. Khi thấy trẻ nghi ngờ mắc bệnh, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ bị biến chứng.

Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách tốt nhất

Để chủ động phòng bệnh ho gà, Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội khuyến cáo người dân tiêm vắc xin phòng bệnh là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh. Cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm chủng tại các trạm y tế xã, phường hoặc các cơ sở tiêm chủng đóng trên địa bàn Hà Nội bằng vắc xin phối hợp phòng bệnh ho gà Quinvaxem (miễn phí), Pentaxim hoặc Infanrix Hexa (dịch vụ) theo lịch như sau: mũi 1 khi trẻ đủ 2 tháng tuổi (60 ngày tuổi); mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 30 ngày; mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 30 ngày; mũi 4 (nhắc lại)  cách mũi 3 tối thiểu 1 năm.

Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi có thể tiêm chủng vắc xin Adacel phòng Bạch hầu, ho gà, uốn ván, đặc biệt là phụ nữ độ tuổi có thai nhằm tạo kháng thể bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.