Cấm phim có cảnh khỏa thân cho khán giả dưới 18 tuổi

Một số cảnh trong các bộ phim 16+ hiện tại tại Việt Nam
Một số cảnh trong các bộ phim 16+ hiện tại tại Việt Nam
(PLO) -Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đang lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo lần 2 “Thông tư quy chế thẩm định, phân loại và cấp giấy phép phổ biến phim”. Trong dự thảo lần này, Ban soạn thảo đã đưa ra nhiều tiêu chí để phân loại phim được phép phổ biến rộng rãi; phim cấm phổ biến dưới 13 tuổi, dưới 16 tuổi và dưới 18 tuổi.

Các cấp độ phim

Theo đó, phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13 (C13) được coi là chủ đề của phim không phù hợp với khán giả ở lứa tuổi dưới 13. Nội dung phim phản ánh những vấn đề khiến nhận thức, cảm xúc của khán giả ở lứa tuổi dưới 13 bị lệch lạc, tâm lý bị xáo trộn hoặc rơi vào tình trạng lo sợ, bi quan, buồn chán.

Phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16 (C16) là những phim phản ánh sâu hơn những vấn đề của người trưởng thành như các vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, tâm lý, tội phạm… nhưng không phù hợp với nhận thức, tâm sinh lý của khán giả dưới 16 tuổi.

Và phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18 (C18) là những phim có nội dung phản ánh những vấn đề của người trưởng thành như các vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, tâm lý, tội phạm tình dục nhưng không phù hợp với nhận thức, tâm sinh lý của khán giả dưới 18 tuổi.

Không chấp nhận việc sử dụng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục trừ một số từ chửi thề, tiếng lóng trong lời thoại, chữ viết thể hiện ở mức độ mạnh hơn so với phim được phân loại ở mức C16.

Tất cả các bộ phim dành cho 3 lứa tuổi này đều không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành động bạo lực như gây ra đau đớn, thương tích được miêu tả chi tiết, căng thẳng, thời lượng kéo dài, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó được thể hiện ở mức độ vừa phải và phù hợp với nội dung phim.

Không chấp nhận hình ảnh khỏa thân, trừ các trường hợp sau: hình ảnh khỏa thân không trực diện phía trước, phía sau của phụ nữ không liên quan đến tình dục; hình ảnh khỏa thân phần trên phía trước của phụ nữ không liên quan đến tình dục hoặc trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số. Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh hoạt động tình dục.

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên, có thời lượng kéo dài, trừ trường hợp những hình ảnh, âm thanh và ngôn ngữ đó cần thiết cho nội dung phim và phù hợp với lứa tuổi. Không chấp nhận việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục.

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim nhằm mục đích phản đối, lên án những hành vi nêu trên nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài…

Không chấp nhận việc sử dụng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục, trừ trường hợp sử dụng một số từ chửi thề, tiếng lóng của các nhân vật phản diện phù hợp với nội dung phim nhưng không tục tĩu, không làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng thường xuyên, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục.

“Chấm điểm” cho phim

Ngoài ra, Ban soạn thảo cũng đưa ra quy định với phim được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng (P) có nội dung phim phản ánh những vấn đề của tự nhiên và xã hội mang tính giải trí, giáo dục, khuyến khích những giá trị đạo đức và quan hệ xã hội tích cực.

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh uy hiếp, đe dọa người khác, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó được thể hiện ở mức độ nhẹ và phù hợp với nội dung phim.

Không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân, trừ trường hợp hình ảnh khỏa thân phần trên của nam giới, khỏa thân phần trên phía sau của nữ giới không liên quan đến tình dục, không có các hình xăm phản cảm.

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hoạt động tình dục. Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện.

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó được thể hiện ở mức độ nhẹ, không gây tác động, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ em. Không chấp nhận việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục.

Tại điều 10 của dự thảo, Thông tư đã quy định rõ trình tự, thủ tục thẩm định phim. Theo đó, nếu thành viên Hội đồng đồng ý cho phép phổ biến thì xếp bậc và cho điểm theo tiêu chuẩn: Bậc I là phim có chất lượng xếp loại trung bình (cho các điểm 5,0; 5,5; 6,0; 6,5) bao gồm tiêu chuẩn: có nội dung tư tưởng tốt; nghệ thuật thể hiện trung bình, tính hấp dẫn chưa cao, hình ảnh, âm thanh chưa phát huy được hiệu quả.

Bậc II là phim có chất lượng xếp loại khá (cho các điểm 7,0; 7,5; 8,0; 8,5) bao gồm tiêu chuẩn: có nội dung tư tưởng tốt, có ý nghĩa nhân văn, có tính phổ cập; nghệ thuật thể hiện hấp dẫn, có tìm tòi về ngôn ngữ điện ảnh, hình ảnh, âm thanh trung thực sinh động.

Bậc III là phim có chất lượng xếp loại xuất sắc (cho các điểm 9,0; 9,5; 10) bao gồm tiêu chuẩn: có nội dung tư tưởng tốt, có ý nghĩa nhân văn, sâu sắc, sáng tạo, có tính phổ cập cao; nghệ thuật thể hiện hấp dẫn, có nhiều tìm tòi độc đáo về ngôn ngữ điện ảnh, hình ảnh đẹp, có nhiều sáng tạo, độc đáo, âm thanh đạt hiệu quả cao...

Từng gây nhiều tranh cãi

Tháng 9/2015, dự thảo "Thông tư sửa đổi Quy chế thẩm định và cấp phép phổ biến phim ở Việt Nam" đã được đưa ra góp ý lần cuối tại Cục Điện ảnh, Hà Nội. Lần đầu tiên phim Việt sẽ được gán mắc 18+ và các phim sẽ phân loại khán giả đến 13 tuổi. Quy chế này vốn được xây dựng từ khá lâu với nhiều lần soạn thảo, tham khảo ý kiến rộng rãi từ phía công chúng, các nhà chuyên môn.

Đây là điều cả giới làm phim cũng như khán giả chờ đợi vì việc phân loại phim lâu nay ngoài dành cho mọi đối tượng thì chỉ có dạng phim bị dán nhãn 16+. Việc phân loại này được cho là đã rất lạc hậu khi không phân loại được chính xác đối tượng khán giả đến rạp. Trong khi ở các nước có nền điện ảnh phát triển, đặc biệt là Mỹ, có tới 5 cấp phân loại.

Trong dự thảo đưa ra thảo luận vào tháng 9/2015, Cục Điện ảnh đã giới thiệu bảng phân loại phim ở 4 cấp độ khác nhau theo từng lứa tuổi: Phim dành cho mọi lứa tuổi (dán nhãn là P), Phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi (C13), Phim không dành cho người dưới 16 tuổi (C16) và Phim cấm khán giả dưới 18 tuổi (C18). Việc phân loại phim được dựa trên các tiêu chí về chủ đề, nội dung, mức độ bạo lực, khỏa thân, tình dục, ma túy, ngôn ngữ tục và tính chất kinh dị có trong tác phẩm điện ảnh. 

Dự thảo này từng gây tranh cãi về tiêu chí “5 giây và 3 lần 5 giây” cho cảnh nóng trong phim. Cụ thể, với các phim bị dán nhãn C18, nội dung “khỏa thân và tình dục” được quy định như sau: “Khỏa thân”: Chấp nhận hình ảnh khỏa thân toàn phần, nhưng phải phù hợp với nội dung phim, không miêu tả cận cảnh các bộ phận sinh dục, không diễn ra thường xuyên (miêu tả quá 3 lần) và không kéo dài thời lượng (vượt quá 5 giây).

“Tình dục”: Chấp nhận các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện hoạt động tình dục phù hợp với nội dung phim nhưng không được miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên và không kéo dài thời lượng; miêu tả hoạt động tình dục của người đồng tính ở mức độ nhẹ như ôm, hôn nhưng phải phù hợp với nội dung phim, không kéo dài thời lượng.

Nhiều nhà làm phim, phát hành, sản xuất phim cho rằng quy định “5 giây và ba lần 5 giây” đối với cảnh “nóng” phim 18+ được đánh giá là “cứng nhắc”, có thể ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật và nội dung truyền tải của bộ phim.

Có ý kiến lại băn khoăn: “Có quy định khỏa thân nữ toàn phần cơ thể, nhưng lại chưa nhắc đến khỏa thân nam”. Hay cần nói rõ khỏa thân phía trước, phía sau như thế nào, nếu không sẽ dễ gây tranh cãi. Ngôn ngữ trong phim cũng là vấn đề được quan tâm.

Trong dự thảo, phim 18+ chấp nhận một số từ chửi thề, tiếng lóng trong lời thoại, chữ viết mạnh hơn so phim 16+ (không tục tĩu, thiếu văn hóa...). Có ý kiến đưa ra là nên quy định cụ thể các từ không được sử dụng.

Trước những băn khoăn này, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim Quốc gia lúc đó đã nói việc quy định thời gian và định lượng cảnh khỏa thân cũng như tình dục trong phim là rất khó bởi điện ảnh là cảm nhận và cảm xúc. Tuy nhiên, đây là công việc xây dựng luật nên cần con số cụ thể để lấy đó làm căn cứ áp dụng.

Trên thế giới, nhìn chung, bảng phân loại của các quốc gia đều được chia thành cách mức: Phổ biến mọi lứa tuổi; Trẻ em dưới 9 (hoặc 12) tuổi cần phụ huynh giám sát;  Cấm trẻ em dưới 13 tuổi; Cấm trẻ em dưới 16 tuổi; Chỉ dành cho người trên 18 tuổi.

Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có sự điều chỉnh để phù hợp với văn hóa của đất nước. Mỹ là một quốc gia có hệ thống phân loại phim kỹ càng với các mức độ G (dành cho mọi lứa tuổi), PG (trẻ em dưới 9 tuổi phải có phụ huynh xem cùng), PG-13 (trẻ em dưới 13 tuổi phải có phụ huynh xem cùng), R (giới hạn độ tuổi chỉ dành cho người trên 16) và NC-17 (cấm người dưới 17 tuổi).

Ở Mỹ, ngay cả những phim có chứa nội dung tình dục nhẹ nhàng cũng có thể bị hạn chế chỉ dành cho người lớn tuổi, thì ở Pháp hay Đức, nội dung tình dục được đánh giá thoáng hơn. Ngược lại, yếu tố bạo lực khiến những phim bạo lực bị xếp loại cao và kiểm duyệt ở Phần Lan hay Đức, còn ở Mỹ lại xếp loại nhẹ hơn cho những bộ phim loại này.

Hàn Quốc là quốc gia châu Á có những quy định ngặt nghèo về độ tuổi xem phim chiếu rạp. Có những phim được dán nhãn R tại Mỹ khi về Hàn Quốc sẽ lại nằm trong khung phân loại cấm người dưới 18 tuổi. Còn những phim có nhãn NC-17 của Mỹ sẽ bị cấm chiếu rộng rãi tại Hàn mà chỉ được lưu hành nội bộ tại một số rạp đặc biệt.

Những bộ phim ở Hàn muốn thoát khỏi nhãn Giới hạn sẽ phải làm mờ toàn bộ những cảnh liên quan đến tình dục, cắt bỏ những cảnh bạo lực hoặc sử dụng các chất kích thích để được ra rạp với nhãn 18+.

Philipines lại thoáng hơn trong việc phân loại phim chiếu rạp với hai mức phân loại phim dành cho lứa tuổi 16+ tương đương với mức R của Mỹ và mức dành cho lứa tuổi 18+ tương đương với NC-17 của Mỹ (có thể kèm theo việc chỉnh sửa, cắt bỏ bớt những yếu tố nhạy cảm).

Hồng Kông có hệ thống phân loại phim đơn giản hơn với cấp I (Cho mọi người xem), cấp IIA (Cấm trẻ em dưới 10 tuổi), cấp IIB (cấm trẻ em dưới 13 tuổi) và cấp III (chỉ dành cho người trên 18 tuổi).

Đặc biệt với những phim được dán nhãn cấp III, người xem phim cũng như người bán vé sẽ bị xử lý theo pháp luật nếu cho phép người dưới 18 tuổi vào rạp. Các cửa hàng băng đĩa cũng sẽ bị phạt nếu bán phim cấp III cho người dưới 18 tuổi. Những phim được dán nhãn cấp III của Hồng Kông cũng bị quản lý rất khắt khe.

Argentina với sự thông qua của Hội đồng Tư vấn Biểu diễn Điện ảnh đã có hệ thống phân loại phim mà ngoài phim 18+ còn có những phim được dán nhãn X với ý nghĩa 'khiêu dâm rõ ràng'.

Trung Quốc hiện không có hệ thống phân loại theo tuổi. Tất cả các phim điện ảnh tại Trung Quốc đều chỉ có hai loại: Dành cho tất cả mọi người và bị cấm hoàn toàn. 

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.