“Call boy” trải lòng sau cuộc truy hoan

“Call boy” trải lòng sau cuộc truy hoan
(PLO) - Tìm hiểu về cuộc đời một “call boy”, không còn cách nào khác là phải “liều mạng” đi thực tế. Họ không thuộc nhóm người “thế giới thứ 3”, 100% chuẩn men, nhưng tự “hóa kiếp” thành “thân con gái, kiếp con trai”, sống giữa lằn ranh giới tính mập mờ trong những cuộc truy hoan tình – tiền ngắn ngủi.
Ngày làm thợ hồ, đêm hóa trai gọi
Tôi quen Lành khá tình cờ trong một tiệc cưới trọn gói tại nhà hàng ở Vũng Tàu. Tôi thuộc đám bạn chú rể, còn Lành là bạn phía cô dâu. Khi nhóm thanh niên nhà trai đang nói chuyện râm ran thì Lành cầm ly bia tới mời “zô”, không quên giới thiệu tên. Một lúc sau, cậu ta kéo ghế lại gần tôi, gạ gẫm: “Xong tiệc, em mời anh đi uống cà phê nhé. Anh cho em số điện thoại đi”. 8 giờ tối, chuông điện thoại reo, tiếng người thanh niên lúc chiều gợi mở: “Anh ơi, đi cà phê với em nhé. Đêm nay em bao anh, sáng mai em trả anh về”. 
Vũ trường Distar đêm cuối tuần nhộn nhịp khác thường. Trong ánh đèn chớp nhoáng và tiếng nhạc đập muốn vỡ lồng ngực, giữa sàn nhảy là từng cặp tóc xanh - váy ngắn đang giậm giật ngả ngớn. Vài chiếc bàn nhỏ bên kia bóng tối, chẳng khó khăn lắm để nhận ra Lành. Lành rủ ra sàn nhưng tôi không biết nhảy, bèn rủ đi tâm sự, miệng nói, tay kéo lôi tôi đi.
10 giờ đêm, Lành dẫn tôi đến một ngôi nhà 3 tầng trên đường Hoàng Hoa Thám và nhanh chóng lấy chìa khóa phòng số 2 tầng lầu. Tôi hoảng hồn thấy trong phòng kê giường ngủ nhưng cố trấn tĩnh bước vào. Dường như đoán tôi sợ sệt, Lành trấn an: “Đừng sợ, ở đây rất an toàn”. 
Sau khi uống hết 4 lon bia, Lành cởi chiếc áo ngoài để lộ bộ ngực trần săn chắc và nâng cánh tay lên khoe. “Anh thấy em thế nào? Em không phải “hai phai” đâu. “Men” xịn 100%” và mời mọc: “Đêm nay mình cho nhau nhé”. Sau khi lời đề nghị bị từ chối, câu chuyện trong căn phòng nghỉ chuyển thành cuộc tâm sự về những đắng cay trong “nghề nghiệp” của Lành.
"Call boy" chào hàng qua mạng.
"Call boy" chào hàng qua mạng. 
“Em quê ở Cần Thơ, lên đây làm “call boy” được 3 tháng. Nghề này em chỉ làm tạm thời thôi” – Lành nói. Về nguyên nhân làm “nghề” này, cậu ta chia sẻ: “Em túng quá mới làm liều thôi, em không phải dân gay hoặc làm “call boy” chuyên nghiệp. Em cũng đã từng làm công nhân giày da và nhiều nghề khác, song nhiều lúc bí quá. Nhiều bữa đi đám cưới, gặp mấy người đồng tính cứ rủ em đi chơi, họ bao cà phê. Lúc đầu em nghĩ chẳng mất mát gì, nhưng sau đó em hiểu tất cả những người ấy họ đều có mục đích, họ cần tình, còn em cần tiền. Nhưng chỉ lúc nào bí quá như phải cần tiền trả tiền phòng trọ em mới làm việc ấy thôi, còn em vẫn đi làm thợ hồ bình thường”.
Có tiền xa mấy cũng đi
Khác với Lành tự tìm mối trong các cuộc gặp gỡ ngoài xã hội, nhiều “call boy” đều giao dịch qua mạng, thỏa thuận chốt giá xong mới lên điểm hẹn. Phong - một “call boy” 6 năm trong nghề nói làu làu qua điện thoại: “Em là trai thẳng nên “đi” khác với mấy thằng “bóng lộn” kia. Ở Sài Gòn em đã đi 600 (600 ngàn đồng – PV) rồi, trong khi bọn kia chỉ 300. 
Hẹn qua phà Cát Lái là sang huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) rồi anh, bèo cũng cho em 700 anh nhé. Còn nếu đi Vũng Tàu là 1 triệu, tiền phòng anh lo. Em ở với anh 4 tiếng thôi. Còn qua đêm là 2 triệu. Nạp trước cho em 200 ngàn vào điện thoại. Em làm tốt, anh bồi dưỡng em chút đỉnh để đổ tiền xăng nha anh. Có tiền xa mấy em cũng đi”. 
Sau 1 tiếng đồng hồ từ khi hẹn trên mạng, Phong đi xe máy từ khu du lịch Suối Tiên qua phà Cát Lái quận 2 TP.Hồ Chí Minh tới xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai đúng giờ hẹn. Chàng “call boy” trên mạng xuất hiện với cặp kính đen, chân mày rậm, râu quai nón. Không đợi khách lên tiếng, Phong hỏi ngay”: “Được không anh? Em đã nói em là trai thẳng mà. Nếu anh không ưng, cho em xin trăm ngàn đổ xăng coi như công đi về”.
Khách sạn S.G.Đ nằm khá sâu trong khu dân cư mới của xã Đại Phước, nhưng Phong đã rất thông thạo. Việc đi vào khách sạn với người khác có thể ngại ngùng, còn đối với “call boy” họ coi đó như niềm tự hào thản nhiên. Lần đầu gặp gỡ nhưng Phong đã kể hết chuyện đời. Cậu ta cho biết nghề chính là bán bảo hiểm, còn làm thêm “call boy” được 6 năm: “Trước đây em học mátxa và làm trong sau-na (Phòng mátxa tập trung), song làm trong đó công sức bỏ ra nhiều mà thù lao thì ít vì thường bị chủ ăn chặn nên em ra ngoài tự làm. Anh cởi đồ ra đi, em mátxa cho, còn anh thích chơi côn thì em chiều anh”. 
Thấy khách ngạc nhiên, Phong không ngần ngại giải thích: “Mátxa Thái là dùng ngôn ngữ của cơ thể “call boy” tác động vào thân thể của khách qua lớp dầu tắm dạng của em bé. Mátxa Thái chủ yếu ở lưng và hai lòng bàn chân có bấm huyệt đạo. Còn chơi côn là làm chuyện vợ chồng đó”.
Không ai “khai” tên thật
Tiếp xúc với các “call boy”, hầu như không một “call boy” nào không nói: “Em con nhà lành nhưng khó khăn quá nên em làm thử thôi”, hoặc “Mấy bữa nay bà chủ đòi tiền nhà dữ quá”, hoặc “Em thiếu mấy tháng tiền nhà rồi, anh ủng hộ em nha”. Thậm chí có “call boy” bịa chuyện “Má em ung thư máu đang nằm viện, em phải hy sinh thôi, đành kiếm chút tiền coi như báo hiếu vậy”. Nhưng thực tế, những lời này phần nhiều không đúng sự thật.
Trường Sơn - một “call boy” từ Hà Tây cũ dạt vào Sài Gòn làm call boy hơn ba năm nay, trông rất lịch thiệp, chuyên mặc áo đen quần jean nam tính, râu rậm và rất có duyên “bịa chuyện”: “Em cũng có ước mơ làm ca sĩ. Khi nào em ra đĩa sẽ tặng anh một cái”. Sơn còn “vẽ” ra chuyện cố làm thêm để lấy tiền đi học thanh nhạc, còn khoe cuối tuần nào cũng chơi đàn ở Đầm Sen. Sơn còn nhiệt tình mời người mới quen về phòng cho biết, nhưng khi hỏi đến chứng minh nhân dân thì từ chối: “Em không mang theo. Mà anh biết em là được rồi, cần gì phải chứng minh chi cho phức tạp, người thật, việc thật còn chẳng ăn ai nữa là”.
“Call boy” có tên Phong ở trên cũng chia sẻ: “Em nói thiệt nha, không có ai nói tên thiệt hết. Tất cả là tên giả, ai cũng có hai, ba tên. Nếu không than nghèo khó hoặc là sinh viên, trai thẳng thì khách không thích. Làm nghề này cũng nhục nhã lắm, nhưng không nói thế, chẳng ai tin mình”.
(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.