'Cái khó' của Phim kinh dị Việt: Làm ma mà không phải là ma

Một cảnh trong phim “Lời nguyền gia tộc”.
Một cảnh trong phim “Lời nguyền gia tộc”.
(PLO) - Khán giả cảm nhận được đồng thời cả hai cảm giác sợ hãi và thích thú, thế nên người ta dù sợ nhưng vẫn thích xem phim kinh dị. Họ muốn nếm trải cảm giác được nỗi sợ hãi xâm chiếm. “Tóm” được câu trả lời này, phim kinh dị Việt hiện đang sinh sôi, nảy nở với tốc độ cũng rất “kinh dị”. Tuy nhiên, cái khó cho các nhà sản xuất là làm phim ma nhưng không được nói đó là con ma mà phải là... gì đó không phải là ma!

Đua nhau trình làng với tốc độ “kinh dị”

Phim kinh dị luôn là món ăn tinh thần giúp khán giả thoát ly hoàn toàn khỏi thế giới thực tại, quên bẵng đi những căng thẳng, vất vả thường nhật, dù chỉ là trong chốc lát. Nó đã khuấy động những sợ hãi tiềm thức của người xem. Đơn giản con người ta luôn muốn thấy những thứ mà mình sợ, càng sợ càng muốn xem mà tò mò vốn là thứ bản năng lâu đời nhất của con người. Phim kinh dị Việt Nam đã xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20. Khi đó, từng có một vài bộ phim thực sự kéo người xem đến rạp như “Lệ đá” (1971), “Con ma nhà họ Hứa” (1973). Vào đầu thập niên 1990, khán giả yêu điện ảnh Việt bắt đầu được chứng kiến sự trở lại của thể loại phim kinh dị với “Ngôi nhà oan khốc” và “Chiếc mặt nạ da người” của đạo diễn Nguyễn Chánh Tín. 

Đầu những năm thế kỷ XXI, những bộ phim kinh dị đua nhau trình làng để hù dọa người xem. Có thể điểm tên: “Khi yêu đừng quay đầu lại”, “Mười”, “Suối oan hồn”, “Lời nguyền huyết ngải”, “Giữa hai thế giới”, “Ngôi nhà trong hẻm”, “Giao lộ định mệnh”, “Biết chết liền”, “Bóng ma học đường”, “Cột mốc 23”, “Scandal - Bí mật thảm đỏ”, “Đoạt hồn”, “Scandal - Hào quang trở lại”, “Mất xác”, “Bẫy cấp ba”, “Chung cư ma”, “Thám tử Hênry”, “Ngủ với hồn ma”, “Oan hồn”, “Ma dai”, “Hợp đồng bắt ma”, “Con ma nhà họ Vương”, “Chết lúc nửa đêm”, “Bẫy cấp 3”, “Những con búp bê”, “Mùa Noel năm ấy”, “Cô hầu gái”, “Linh Duyên” và mới đây là “Lời nguyền gia tộc”. Các bộ phim kinh dị vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Điểm mặt tất cả các phim, có thể thấy chất liêu trai thấm đẫm trong hầu hết các chuyện tình giữa ma và người, cộng thêm một vài linh hồn oan khuất lởn vởn đòi nợ máu; những cảnh ma trong phim đều hiện lên giữa một không gian với những ngọn nến leo lét, ánh trăng mờ ảo, không khí lạnh lẽo, âm u... kèm theo những tiếng gào thét, tiếng rên la ghê rợn. Đó chỉ là yếu tố, còn sử dụng chúng như thế nào để tạo nên logic cho câu chuyện và cảm giác sợ hãi thật sự cho khán giả là cái tài của mỗi nhà làm phim.

Không khéo thành phim “dị nghị”

Đối với các nhà sản xuất, phim kinh dị chưa bao giờ là dễ làm. Cái khó đầu tiên là truyền được nỗi sợ hãi đến với khán giả vì xem phim kinh dị mà không sợ là thất bại. Có nhiều cách để làm, chẳng hạn như hiệu ứng quay phim, cách kể chuyện, diễn xuất của diễn viên, thắt nút các sự kiện… Dù nhiều bộ phim kinh dị đã “lên tay” nhưng vẫn rơi vào những “hạt sạn” không đáng có. Một số đạo diễn đã lạm dụng thủ pháp gây giật mình một cách bừa bãi gây nhàm chán cho người xem. Đó là chưa kể mạch phim rời rạc, cốt truyện lủng củng, khó hiểu, bất hợp lý.

Trong khi tại Hollywood rất nhiều phim kinh dị được xây dựng trên các câu chuyện có thực. Những câu chuyện này hoặc đã được đưa lên báo chí, hoặc được chính người trong cuộc viết thành tự truyện. Yếu tố này trước hết đảm bảo cho tính chân thực. Và qua bàn tay nhào nặn của các nhà sản xuất, đạo diễn họ có thể “thêm, bớt” để câu chuyện cuốn hút hơn mà không hề vi phạm nguyên tác. Nhưng tại Việt Nam, hầu hết phim kinh dị, các con ma chỉ xuất hiện ở… những giấc mơ. 

Cái khó của các nhà làm phim kinh dị Việt đó là để qua được cửa kiểm duyệt. Luật Điện ảnh không cho phép những cảnh quay gây sợ hãi, bạo lực, hoang mang, truyền bá tệ nạn mê tín dị đoan. Bộ phim phải khẳng định ma quỷ không có thật, tất cả chỉ là ảo giác con người tạo ra. Vì những hạn chế này, hầu hết các phim chọn hướng pha lẫn nhiều thể loại, giảm nhẹ độ kinh dị hoặc sử dụng các thủ pháp khác nhau. 

NSƯT Nguyễn Chánh Tín (Hãng phim Chánh Tín) từng thốt lên: “Làm phim kinh dị ở Việt Nam quá phức tạp và gian khổ, do phải trải qua quá nhiều khâu xét duyệt từ khi xin giấy phép cho đến khi hoàn tất hậu kỳ. Đó là chưa kể khi phim ra rạp lại bị cắt xén những hình ảnh, phân đoạn hấp dẫn, gây khó hiểu cho người xem”. 

Còn nghệ sĩ Phước Sang - Giám đốc Hãng phim Phước Sang thẳng thừng: “Làm phim kinh dị ở Việt Nam không khéo sẽ thành phim “dị nghị”, phim tốn tiền đầu tư mà khi chiếu thì bị cắt bỏ hết các phân đoạn bị cho là “mê tín dị đoan”, chiếu lên không “ép phê” gì hết, khán giả chê không xem”.  

Đạo diễn Lê Bảo Trung cũng cho rằng đã là phim kinh dị thì coi phải sợ, phải ám ảnh. Nhà quản lý văn hóa thường lo phim kinh dị làm khán giả sợ quá thì ảnh hưởng tới người xem. Làm phim ma nhưng không được nói đó là con ma mà phải là... gì đó không phải là ma! 

Có thể thấy, đây là vấn đề khó của các nhà làm phim Việt. Tuy vậy, phim kinh dị đang là mảnh đất màu mỡ của các nhà sản xuất. Dù khó nhưng các nhà sản xuất vẫn muốn sáng tạo nhiều bộ phim để đáp ứng nhu cầu thưởng thức phim kinh dị của khán giả Việt.

Tin cùng chuyên mục

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.