Cái kết đắng của biệt kích quân đội Việt Nam Cộng hòa

Cựu Tổng thống John F. Kennedy (trái) và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Strange McNamara năm 1962.
Cựu Tổng thống John F. Kennedy (trái) và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Strange McNamara năm 1962.
(PLO) -Cuối năm 1963, hoạt động của các nhóm biệt kích của Việt Nam Cộng hòa bị gián đoạn vì phải đợi một kế hoạch từ Nhà Trắng. Mãi đến ngày 26/10/1963, Tổng thống Johnson mới cho phép thực hiện Kế hoạch OPLAN34A tại Nam Việt Nam. 

Có lẽ, đây là kế hoạch về chiến tranh Việt Nam bị “nằm trong bào thai” Nhà Trắng lâu nhất vì nhiều lý do.

Kẻ “ngáng chân” OPLAN34A

Ngày 9-9, Maxwell Taylor, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ đã phê duyệt Kế hoạch OPLAN34A (gọi tắt là Kế hoạch 34A). Trong khi đang chờ các điều kiện thuận lợi để báo cáo, phê duyệt theo quy trình của Bộ Quốc phòng và Tổng thống Mỹ thì một lần nữa, kế hoạch 34A bị “ngáng chân”.

Từ tháng 9/1963, tình hình chính trị ở Nam Việt Nam đã đạt đến đỉnh điểm khủng khoảng, khiến cho Nhà Trắng đau đầu tìm kế sách giải quyết. Hơn nữa, giả sử Maxwell Taylor có muốn nhanh chóng triển khai các chương trình theo đề xuất của Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương thì MACV cũng không có bất kỳ một tổ chức bán quân sự nào để thực hiện nhiệm vụ này.

Bởi Ngô Đình Diệm không quan tâm đến đề nghị này vì còn mải lo lắng củng cố quyền lực, chống đỡ khủng hoảng chính trị, là điều trái ngược với những gì mà chính quyền Kenedy tính toán, mong đợi.

Chưa hết, sự kiện Ngô Đình Diệm bị ám sát vào ngày 1/11/1963 đã khiến cho việc phê duyệt kế hoạch 34A lại bị chậm. Cuối cùng, vào ngày 20/11/1963, Kế hoạch 34A của Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương mới được đưa vào chương trình nghị sự tại một cuộc họp đặc biệt về Việt Nam tổ chức tại Honolulu, do McNamara chủ trì.

Trong cuốn sách “Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội”, tác giả Richard H.Shultz tả về cuộc họp trước khi Tổng thống Mỹ Kenedy bị ám sát hai ngày: “Với những diễn biến trong 11 tháng trước đó, không khí cuộc họp thật ảm đạm.

Ngoài việc tìm ra những biện pháp tiến hành chiến tranh hiệu quả hơn với Hội đồng cách mạng quân sự của các viên tướng miền Nam đã thay thế Diệm, cuộc họp thảo luận cách củng cố sự phối hợp giữa MACV và CIA và mở rộng hoạt động bí mật chống lại miền Bắc”. 

Cũng phải nói thêm rằng, ở giai đoạn này, các thất bại trong chương trình tổ chức lực lượng đặc biệt xâm nhập miền Bắc Việt Nam không mang lại kết quả đã khiến cho quan hệ giữa CIA và MACV căng thẳng, nhất là những thất bại xung quanh chiến dịch "Switchback".

Từ những thất bại ấy, chính quyền Kenedy đưa ra kết luận rằng, CIA không đủ khả năng hoạt động chống lại Hà Nội. McNamara cho rằng, quân đội có thể mang lại kết quả tốt hơn khi tổ chức các hoạt động ngầm rộng khắp, chứ không hạn hẹp theo cách mà CIA đã thực hiện.  Trước những lời chỉ trích sâu cay, Colby đã phát biểu và cho rằng, cần bổ sung thêm nguồn lực thì sẽ có thể làm thay đổi đáng kể tình thế.

Ông ta kết luận cay đắng rằng, hoạt động ngầm  chống lại Bắc Việt Nam ở bất kể quy mô nào đều không thể thành công. Và chính điều này đã khiến cho ông ta đưa ra quyết định, giới hạn các hoạt động ngầm trong phạm vi chiến tranh tâm lý khi giữ cương vị Cục trưởng Cục Viễn Đông của CIA trước đây. 

Ông ta phân tích thêm trong cuộc họp: “Chúng tôi đã xem xét lại kinh nghiệm của chúng ta ở Bắc Triều Tiên, ở Liên Xô trong những năm cuối 1940, đầu 1950 và ở Trung Quốc - không có một nơi nào hoạt động của chúng ta thật sự tỏ ra thành công". Trong mỗi trường hợp, Colby chỉ ra "chúng ta phải đương đầu với những hệ thống xã hội độc tài, kỷ luật theo kiểu cộng sản". 

Trái lại, McNamara có cách nhìn hoàn toàn khác. Ông ta tin rằng, quân đội đã có cái mà họ cần: Nguồn lực lực lượng, học thuyết về chiến tranh đặc biệt để gây sức ép tổng lực với Hà Nội. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đương nhiệm tin rằng, một nỗ lực ngầm với quy mô lớn sẽ tạo ra hoảng loạn bên trong Bắc Việt Nam và buộc họ ngừng ủng hộ hoạt động lật đổ ở miền Nam.

Colby bác lại: "Thưa ngài Bộ trưởng, tôi đã nghe những gì ngài nói, nhưng quả thật nó không mang lại kết quả. Hoạt động ngầm sẽ không mang lại kết quả trong kiểu xã hội này". Như vậy, Colby đã đầu hàng. 

Sau này Colby nhớ lại phát biểu của ông ta tại cuộc họp đó khi trả lời phỏng vấn: "Thái độ chung của phía quân sự là CIA làm quá ít và quá ì ạch. Một nhóm điệp viên, vài chuyến bay trên bầu trời miền Bắc không phản ánh hết sức mạnh của Mỹ. Vai trò của CIA mới chỉ là hỗ trợ và cung cấp cho  người Việt Nam tự thi hành nhiệm vụ. Quan điểm của McNamara là CIA "chỉ làm hời hợt mà không thật sự đưa một số lượng lớn vào Bắc Việt Nam đến mức có thể tạo ra tác động".

Biểu tượng của SOG.
Biểu tượng của SOG.

Kết luận số 273 của Johnson

Cho dù tranh luận gay gắt đến đâu thì cuối cùng các thành viên tham dự Hội nghị ở Honolulu cũng đồng ý với kế hoạch chống phá Hà Nội của Hội đồng an ninh quốc gia. Tổng thống Johnson phê duyệt Kết luận số 273  vào ngày 26/10, tức là sau 4 ngày mà Kenedy bị ám sát. 

Ở Sài Gòn, Herb Weisshart được Phó trung tâm CIA giao cho nhiệm vụ giúp hoàn tất bản kế hoạch CIA-MACV. Ông nhớ lại "Chúng tôi xem xét toàn bộ những gì CIA đang thực hiện chống lại Bắc Việt Nam... chúng tôi xây dựng một kế hoạch bắt đầu từ mức độ hiện có cho đến các giai đoạn có cường độ cao hơn".

Trên giấy tờ, Kế hoạch 34A rất "hấp dẫn". Kế hoạch này đưa ra hàng loạt các hoạt động ngầm phong phú và đa dạng nhằm quấy nhiễu, lật đổ và trừng phạt Bắc Việt Nam. Nó đặt ra 5 loại hình hoạt động lớn. Thứ nhất là việc thu thập tình báo về Bắc Việt Nam. Những tin tức này được thu thập thông qua việc cài cắm điệp viên và thông qua các biện pháp điện tử, thu tin và viễn thông.

Thứ hai, hoạt động chiến tranh tâm lý nhằm vào cả hai mục tiêu là giới lãnh đạo và dân chúng Việt Nam để khai thác tối đa tác động và tạo ra sự chia rẽ. Thứ ba, là tổ chức các hoạt động bán quân sự chuyên sâu được vạch ra để làm cho Hà Nội ý thức được tính nghiêm trọng và giá phải trả cho sự tiếp tục dính líu vào Lào và Nam Việt Nam.

Các hoạt động này bao gồm việc phá hoại các cơ sở kinh tế và an ninh quan trọng của Bắc Việt Nam. Nếu Hà Nội không bị thuyết phục thì sẽ có “các hành động trả đũa nặng nề hơn". Thứ tư là thúc đẩy việc hình thành một phong trào chống đối từ trong lòng Bắc Việt Nam. Hoạt động này được coi là khía cạnh chủ chốt của Kế hoạch 34A, nhằm mang lại sức ép hữu hiệu, buộc giới lãnh đạo Hà Nội phải đánh giá lại và chấm dứt chính sách xâm lược của họ".

Các nhà vạch kế hoạch của MACV và CIA tin rằng, đây là chìa khóa của cả kế hoạch, thúc đẩy phong trào chống đối là cách để làm tăng "nhiệt độ” ở Hà Nội. Cuối cùng là hoạt động phá hoại thông qua việc tập kích đường không và đường biển cùng với hoạt động thám báo phối hợp với không kích nhằm vào Bắc Việt Nam. 

Cũng xin nói thêm, ở giai đoạn đầu, Kế hoạch 34A dự kiến kéo dài một năm chia ra làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn bốn tháng theo hướng dần gia tăng cường độ. Để thực hiện kế hoạch cần phải hình thành một bộ máy, mặc dầu chưa ai rõ tổ chức đó sẽ như thế nào. Khi nhìn lại, đây chính là điểm đã bị bỏ qua. 

Ngày 21/12/1963, Tổng thống Johnson giao cho một Uỷ ban liên bộ nghiên cứu Kế hoạch 34A để "chọn ra những hoạt động ít rủi ro nhất". Chủ tịch Uỷ ban là Thiếu tướng Krulak, trợ lý đặc biệt của Lầu Năm Góc về chống bạo loạn và hoạt động đặc biệt. Ngày 2/1/1964, Uỷ ban này chọn ra những hoạt động ít nguy hiểm nhất để tiến hành và kiến nghị giai đoạn một của hoạt động ngầm chống lại Bắc Việt Nam bắt đầu vào 1/2/1964. 

Vào giữa tháng 1/1964, Lyndon Johnson phê chuẩn kiến nghị của McCone, McNamara, Rusk, và Bundy được nêu trong báo cáo của Uỷ ban Krulak. Chương trình hành động của Kế hoạch 34A bao gồm "tổng cộng 72 loại hoạt động và nếu được thực hiện sẽ có 2.962 điệp vụ riêng biệt được tiến hành trong 12 tháng đầu tiên. Trong số 72 loại hoạt động đó, có 33 loại được phê duyệt cho thực hiện ở giai đoạn một". 

Như vậy, phải mất tới 3 năm từ khi Kenedy chỉ thị thì Mỹ mới có một kế hoạch hành động để thực hiện mong muốn chống phá Hà Nội bằng lực lượng bí mật một cách hệ thống, quy mô.

Ngày 24/1/1964, Bộ chỉ huy MACV ở Sài Gòn ra chỉ thị số 6, thành lập một tổ chức hết sức bí mật để tiến hành các hoạt động ngầm. Tổ chức này mang một cái tên rất giản dị: "Nhóm nghiên cứu và quan sát" thuộc MACV và thường được biết đến dưới cái tên viết tắt là MACVSOG, hay đơn giản hơn là SOG...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.