Cái chết tức tưởi của bé gái Abeer Qasim

Ngày 12/3/2006,  nhóm lính Mỹ trong Trạm kiểm soát giao thông ở Iraq đã đến tàn sát cả gia đình cô bé Hamza Abeer Qasim, sau đó hãm hiếp và giết chết cô bé 14 tuổi. Sau đó, như sự “trả đũa”, một nhóm nhỏ nhân danh Al-Queda đã tấn công trại lính này.

Ngày 12/3/2006,  nhóm lính Mỹ trong Trạm kiểm soát giao thông ở Iraq đã đến tàn sát cả gia đình cô bé Hamza Abeer Qasim, sau đó hãm hiếp và giết chết cô bé 14 tuổi. Sau đó, như sự “trả đũa”, một nhóm nhỏ nhân danh Al-Queda đã tấn công trại lính này.

Nạn nhân 14 tuổi Hamza Abeer Qasim
Nạn nhân 14 tuổi Hamza Abeer Qasim

Thiếu nữ mới lớn

Cô bé Hamza Abeer Qassim al-Janabi (28/2/1992 – 12/3/2006) sống với cha mẹ là bà Muhasen Fakhriya Taha, 34 tuổi và ông Qassim Hamza Raheem cùng 3 anh chị em ruột của mình ở một làng phía Tây thị trấn Al- Mahmudiyah (thuộc khu vực được gọi là Tam giác Chết). Ngôi nhà nhỏ của họ ở một làng cách Trạm kiểm soát giao thông phía Tây Nam vùng Yusufiyah chỉ 200m. Trong Trạm kiểm soát đó có sáu binh sĩ Mỹ.

Những người hàng xóm kể lại, cô bé Abeer hầu như lúc nào cũng chỉ ở nhà và giúp đỡ mẹ làm nội trợ. Cha mẹ cô bé đã không cho cô đi học vì mối lo ngại an ninh. Từ Trạm kiểm soát giao thông, những người lính Mỹ thường trông thấy Abeer làm những việc vặt và chăm sóc khu vườn. Những người hàng xóm đã cảnh báo cha của Abeer về điều này, nhưng ông trả lời rằng đó không phải điều đáng lo ngại, vì Abeer mới chỉ là đứa con nít.

Anh trai của Abeer là cậu Mohammed – người đã sống sót vì khi vụ giết chóc xảy ra khi cậu đang ở trường – kể lại rằng, những người lính Mỹ thường đến lục lọi nhà của họ. Một lần, tên lính Steven D. Green còn ấn ngón trỏ của hắn vào má Abeer khiến cô bé sợ hãi.

Mẹ của Abeer cũng từng bày tỏ lo ngại với những người họ hàng rằng: Lần nào những tên lính gặp Abeer họ cũng nhìn cô bé chằm chằm, họ thường giơ ngón tay cái lên biểu thị sự hứng thú và nói “Được lắm, được lắm”. Rõ ràng, những tên lính này đã quan tâm đến cô bé đang dậy thì có vẻ đẹp rất dễ thương. Bà Muhasen Fakhriya Taha đã cảnh giác bằng cách sắp xếp cho Hamza Abeer thường xuyên ngủ ở nhà chú ruột của mình là Ahmad Qassim.

Hiếp dâm và giết chóc

Ngày 12/3/2006, nhóm lính Mỹ tại Trạm kiểm soát đã uống rượu và thảo luận về kế hoạch cưỡng hiếp Abeer. Năm binh sĩ thuộc Trung đoàn Bộ binh 502 này đã để lại giấy tờ của mình ở trong lán coi trang trại của gia đình Qassim. Binh sĩ còn lại của Trạm kiểm soát là Trung sĩ Anthony W. Yribe, tuy không tham gia vụ việc nhưng về sau cũng đã bị cáo buộc tội che giấu tội ác. Bốn binh sĩ bị cáo buộc đã trực tiếp gây ra cuộc tấn công, trong khi binh nhất Brian L. Howard thì làm nhiệm vụ cảnh giới.

Ngày hôm đó, năm binh sĩ đã đi bộ đến nhà Qassim (không mặc đồng phục của họ). Những kẻ côn đồ đã tách Abeer và những người còn lại trong gia đình cô vào hai phòng khác nhau. Steven D. Green – tên này đã bị sa thải khỏi quân đội trước khi vụ việc bị phát giác – đã sát hại bà mẹ Muhasen Fakhriya Taha và cô con gái nhỏ 6 tuổi. Sau đó, Green vào phòng đang giam giữ Abeer cùng với các “đồng đội” và nói đơn giản: “Tao giết xong rồi, tất cả đều chết”.

Sau đó, hắn trực tiếp hãm hiếp Abeer và cuối cùng bắn vào đầu, giết chết cô bé. Những tên lính này còn châm lửa đốt xác cô bé để phi tang. Toàn bộ phần thân dưới của Abeer đbị châm lửa. Ngọn lửa sau đó đã lan rộng đến xung quanh căn phòng. Khói bốc lên đã khiến hàng xóm láng giềng chú ý và họ chạy sang, phát hiện ra thảm cảnh nhà Qassim.

Một người hàng xóm nhớ lại "Tội nghiệp con bé, nó xinh xắn như vậy. Khi chúng tôi đến thì một chân của con bé bị kéo duỗi ra trong khi quần áo thì bị kéo lên tận cổ”. Những người láng giềng đã báo ngay cho một người chú của Abeer là ông Abu Firas Janabi, trong khi ngôi nhà của gia đình Qassim vẫn đang cháy từ ngoài nhìn vào có thể thấy những xác chết bất động. Janabi và vợ của ông đổ xô đến trang trại Qassim và cố gắng dập tắt lửa. Ngay khi vào được nhà và chứng kiến cảnh tượng bên trong, Janabi đã lao đến một Trạm kiểm soát của các binh sĩ Iraq để báo cáo tội phạm.

Các binh sĩ Iraq ngay lập tức đã đi kiểm tra hiện trường và sau đó đến một Trạm kiểm soát khác của binh sĩ Mỹ để tố cáo sự việc.

Thủ phạm chính Steven D. Green
Thủ phạm chính Steven D. Green

Che giấu tội ác và những cuộc tấn công trả đũa

Steven D. Green và các binh sĩ khác tham gia trong vụ việc đã nói với các binh sĩ quân đội Iraq rằng thảm kịch này là do quân nổi dậy Sunni gây ra. Các binh sĩ Iraq đã chuyển tải thông tin đó đến chú ruột Janabi của Abeer. Lời nói dối này nhằm ngăn cản vụ việc bị đem ra xem xét như một tội phạm, đồng thời ngăn cản việc thông tin đó bị lan truyền sẽ gây nhiều bất lợi trong bối cảnh bạo lực lan rộng đang xảy ra ở Iraq .

Mặc dù mãi đến ngày 22/6, một nhân chứng mới tiết lộ sự thật tội ác của những binh sĩ này, ngày 4/7/2006, phía Mỹ mới tuyên bố chịu trách nhiệm về sự việc, và phía Mỹ đã phủ nhận những hành động của các nhóm nhân danh Al-Qaeda là để “trả đũa” vụ bé Abeer, nhưng những cuộc tấn công vào quân lính Mỹ xảy ra sau sự việc là hoàn toàn không thể chối cãi.

Ngày 16/6, trạm kiểm soát do các binh sĩ thủ phạm bảo vệ đã bị lực lượng Al-Qaeda tấn công và bị thất thủ. Quân nhân bậc 2 David Babineau bị thiệt mạng, binh nhất Lowell Thomas Tucker và Kristian Menchaca bị bắt cóc, bị tra tấn rồi bị giết chết. Ngày 11/7/2006, Hội đồng Shura Mujahideen (bây giờ là một phần của nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq ) đã phát hành một đoạn video quay lại thi thể của hai binh nhất Lowell Thomas Tucker và Kristian Menchaca. Video này được kèm theo một tuyên bố rằng: nhóm thực hiện vụ giết người này là để "trả thù cho em gái của chúng tôi đã bị một tên lính trong lữ đoàn này làm nhục”. Khi binh sĩ Anthony W. Yribe biết tin này, anh ta đã nói ra sự thật với binh nhất Watt rằng Steven D. Green là kẻ giết người.

Chưa dừng ở đó, ngày 04/7/2006, Jaysh al-Mujahidin tuyên bố bắn rơi một máy bay Apache của Mỹ để “trả thù cho bé gái Abeer, mà binh lính Mỹ đã hãm hiếp ở khu vực Al-Mahmudiyah, phía nam Baghdad ”. Ngày 12/7/2006, quân đội Hồi giáo ở Iraq nhận trách nhiệm cho một quả bom xe tự sát ở gần lối vào Vùng Xanh ở Baghdad với tuyên bố vụ nổ bom nhằm ủng hộ “chiến dịch Abir”.

Vào ngày 22/6/2006, vụ hãm hiếp và giết người đã được đưa ra ánh sáng khi Watt tiết lộ trong một buổi tư vấn sức khỏe tâm lý. Tại thời điểm đó, tên thủ phạm chính là Steven D. Green đã xuất quân vào ngày 16/5/2006 vì lí do “rối loạn nhân cách, có tinh thần chống đối”. Dù vậy, khi bị tố cáo, Green đã bị bắt như nghi phạm trong vụ án dân sự. Các đồng bọn của anh ta còn tại ngũ thì bị Toà án quân sự bắt giữ, điều tra.

Green đã bị kết tội hiếp dâm và nhiều tội danh giết người tại Tòa án liên bang ở Kentucky . Ngày 4/9/2009, Green chính thức bị kết án tù chung thân không có khả năng tạm tha, bị giam giữ ở Tucson , bang Arizona . Những đồng bọn của Green liên quan đến vụ tấn công này cũng bị xử lý đích đáng, bởi đến lúc đó sự việc đã thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng. Có ý kiến cho rằng, cuộc chiến leo thang đã khiến binh lính Mỹ ngày càng căng thẳng và những hành vi của họ cũng chịu sự chi phối của tâm lý này …

Thay lời kết

Vào thời điểm năm 2006 – 2009, chiến tranh ở Iraq vẫn đang căng thẳng. Câu chuyện từ cái chết của bé gái Abeer và những biến động sau đó cho thấy, có nhiều lực lượng nhân danh nhân quyền để gây ra bạo lực, xâm phạm nghiêm trọng đến nhân quyền của những người khác. Thật vô lý và nực cười. Đôi khi đó là nguyên nhân (hoặc là cái cớ) cho một cuộc chiến tranh. Lại cũng nhờ nó mà những cuộc tấn công – trả đũa cứ không ngừng tiếp diễn.

Dù thế nào, chiến tranh là sự xâm phạm tàn bạo nhất đến nhân quyền của không chỉ một người mà cả một cộng đồng vì nó gây ra nhiều nhất sự thiệt mạng cũng như hủy hoại nhiều giá trị khác. Nhân tháng 3 –kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, xin chia sẻ câu chuyện và suy nghĩ này với mong đợi 1 thế giới bớt bạo lực, đảm bảo hơn cho nhân quyền của phụ nữ và trẻ em.

Link Zuy (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.