Cải cách hành chính và sự phát triển thành phố

Trong nhiều năm qua cùng với thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, công tác CCHC đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào việc xây dựng bộ máy Nhà nước, đội ngũ CBCC vững mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và kết quả là 5 thành phố luôn ở tốp dẫn đầu,  trong đó hai năm liền giữ vị trí thứ nhất, từng bước tạo thương hiệu cho thành phố Đà Nẵng.

Trong nhiều năm qua cùng với thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, công tác CCHC đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào việc xây dựng bộ máy Nhà nước, đội ngũ CBCC vững mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và kết quả là 5 thành phố luôn ở tốp dẫn đầu,  trong đó hai năm liền giữ vị trí thứ nhất, từng bước tạo thương hiệu cho thành phố Đà Nẵng.

Mô tả ảnh.

Bằng nhiều biện pháp triển khai cụ thể mà trọng tâm là thông qua các văn bản chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố tạo ra cơ chế mạnh mẽ để thực hiện cải cách hành chính. Điểm nhấn và sự khác biệt trong công tác chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính là thành phố đã đề ra những giải pháp và mô hình mới và là địa phương thực hiện có kết quả một số nội dung về cải cách hành chính.

Công tác xây dựng thể chế hành chính tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ ban hành và rà soát văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Tư tưởng xuyên suốt trong công tác xây dựng thể chế là thông qua các quy định tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho mọi công dân, tổ chức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Với hơn 1.371 văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, cùng với việc rà soát 1.057 văn bản nhằm tự bãi bỏ hoặc sửa đổi đã nói lên được tính năng động, tạo sự đồng bộ và phù hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo…nên hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên một cách rõ rệt.

Thành phố xác định ngay từ đầu CCTTHC là khâu đột phá, đặc biệt lưu ý đến các lĩnh vực trọng tâm nên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống hoá các quy định về thủ tục hành chính để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, thuận lợi nhất cho người dân, phấn đấu giảm từ 1/3 đến 1/2 thời gian giải quyết các dịch vụ hành chính công trên tất cả các lĩnh vực.

Bên cạnh đó từ 2001-2010, toàn thành phố đã tiến hành rà soát 3.170 thủ tục hành chính và nhờ những nỗ lực thường xuyên hằng năm này mà khi triển khai Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010, việc rà soát đã thuận tiện hơn với kết quả có 1.278 thủ tục hành chính được tiếp tục rà soát. Việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp thông qua cơ chế một cửa ,một cửa liên thông đã trở thành điểm sáng nhất sau 10 năm cải cách hành chính Nhà nước tại thành phố Đà Nẵng.

Mô tả ảnh.
Tổ chức tập huấn cho công chức xã phường về công tác cải cách hành chính.

Đã thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong thủ tục hành chính và góp phần tạo điều kiện cho người dân thực hiện việc giám sát. Thành phố đã bãi bỏ những khoản thu không còn phù hợp; các biểu mẫu độc quyền của một số loại hồ sơ do các ngành, địa phương ban hành, thay bằng việc phổ biến rộng rãi các bộ biểu mẫu của thành phố đến tận phường, xã để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân khi có nhu cầu giải quyết công việc.  Giai đoạn 2001-2010, thành phố tập trung kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND quận, huyện, phường, xã phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới.

Cùng với việc hoàn thành công tác phân loại các đơn vị hành chính, thành phố đã thành lập thêm 1 quận mới và 9 phường, tập trung xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh, đặc biệt là hệ thống chính trị phường, xã, đủ năng lực để phục vụ nhân dân và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian đô thị kể từ sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Những kết quả trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác chỉnh trang, phát triển đô thị có cơ sở từ cách làm năng động của thành phố trong việc hình thành các tổ chức chuyên ngành để thực thi nhiệm vụ, sẵn sàng vào cuộc triển khai có hiệu quả các dự án, chương trình lớn của thành phố như Chương trình “5 không”, Chương trình “3 có”; triển khai chủ trương thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, thực hiện cùng với việc thí điểm chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND tại 10 phường, xã và quận Cẩm Lệ.

Kết quả bước đầu cho thấy đã giảm tầng nấc trung gian, tinh gọn bộ máy, giảm bớt các quy trình, thủ tục hành chính, rút ngắn một số thời gian xử lý công việc, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước, đồng thời vẫn bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương. Thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể và Chủ tịch UBND quận, phường cũng được nâng lên, tính chủ động của lãnh đạo UBND trong việc thực thi trách nhiệm và quyền hạn được phát huy.

Trong 10 năm qua, số lượng và chất lượng của đội ngũ CBCCVC đã có những chuyển biến rõ nét; phẩm chất chính trị, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ đã được nâng lên rõ rệt; trẻ hóa và từng bước trưởng thành đảm nhận các chức danh chủ chốt của chính quyền các cấp; đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển của thành phố. Những kết quả này xuất phát từ sự nhất quán trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ bằng hệ thống giải pháp đồng bộ về cơ chế quản lý và nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBCCVC của thành phố, trong đó tập trung vào công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực.

Mô tả ảnh.

Với quyết tâm tạo sự chuyển biến trong việc tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, thành phố đã triển khai thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo, đến nay, đã tổ chức thi tuyển 53 vị trí chức danh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC từng bước ổn định, đi vào nền nếp và đã tạo những chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng cũng như chất, theo hướng chuyên nghiệp. Ngoài ra nhằm phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, thành phố đã đề ra các chương trình cử CBCC đi học tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài, chủ động tạo nguồn từ cách tuyển chọn học sinh giỏi ở các trường phổ thông đi học đại học trong và ngoài nước để phục vụ cho thành phố. Bên cạnh phát huy nội lực, thành phố đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài với nhiều cơ chế ưu đãi.

Sau 10 năm, thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận và bố trí công tác cho 727 trường hợp (trong đó có 7 tiến sĩ và 111 thạc sĩ). Đây là những chính sách mới, mang tính đặc thù trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và là giải pháp quan trọng, tạo nguồn kế thừa có chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhằm tăng cường chất lượng CBCC cho cấp cơ sở phường, xã, thành phố rất quan tâm nâng cao chất lượng, trong đó tập trung quy định tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng loại CBCC, đã tiếp nhận và bố trí 105 sinh viên tốt nghiệp đại học trực tiếp làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của phường, xã.

Đồng thời đã tuyển đào tạo theo chức danh lãnh đạo phường, xã theo Đề án 89 để tăng cường CBCC cho phường, xã.Về cải cách tài chính công, cơ chế chính sách quản lý thu chi ngân sách và quản lý sử dụng tài sản Nhà nước từng bước được cải thiện hơn. Việc công khai hóa các nguồn thu và các khoản chi ngân sách Nhà nước đã góp phần nâng cao tính dân chủ và minh bạch trong hoạt động công vụ. Thủ tục hành chính trong việc cấp phát thanh toán kinh phí được kiểm soát tập trung qua Kho bạc Nhà nước, giảm thủ tục cấp phát từ cơ quan tài chính, giao quyền chủ động chi tiêu ngân sách cho thủ trưởng đơn vị...

Song song với việc chấn chỉnh kỷ luật, lề lối làm việc, nhiều năm liền, thành phố Đà Nẵng đã được đánh giá cao về mức độ sẵn sàng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Với những cách làm tích cực nầy người dân đỡ tốn thời gian đi lại và tiến độ giải quyết công việc nhanh chóng hơn, chất lượng hơn, hạn chế phần nào sự nhũng nhiễu, tiêu cực, đồng thời tạo ra cơ chế để giám sát hoạt động của cán bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ. Hiện nay, thành phố đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại các đơn vị hành chính nhằm xác lập các quy trình quản lý khoa học, từng bước hiện đại, chuyên nghiệp.

Mặc dù hệ thống thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp gây nhiều khó khăn, phiền hà cho công dân, tổ chức khi thực hiện các giao dịch hành chính, nhưng những nỗ lực cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị là yếu tố quyết định góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn thành phố. Nếu như năm 2007 chỉ có 83,1% ý kiến hài lòng về chất lượng phục vụ của chính quyền, thì đến năm 2009, tỷ lệ hài lòng đã được cải thiện với 96,1% (Theo số liệu do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố tiến hành với vai trò là một tổ chức khảo sát độc lập thì tỷ lệ hài lòng là khá cao, từ 80-90% trên các lĩnh vực đăng ký đầu tư, kinh doanh, thương mại và công nghiệp, thuế và xây dựng).

Từ những nỗ lực chung về cải cách hành chính, đặc biệt trong việc nỗ lực tạo môi trường đầu tư - kinh doanh lành mạnh, giảm thiểu chi phí không chính thức, rút ngắn thời gian giao dịch hành chính, từ năm 2006-2009, thành phố Đà Nẵng luôn là một trong những địa phương dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (là địa phương dẫn đầu trong 2 năm liền 2008 và 2009), nhiều mô hình mới, cách làm mới của thành phố Đà Nẵng được nhiều địa phương trong cả nước quan tâm.

Tuy tốc độ cải cách còn chậm, kết quả còn thấp so với sự mong đợi của lãnh đạo và nhân dân thành phố về xây dựng được một nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và mạnh mẽ của thành phố. Nhưng so sánh với các mục tiêu đề ra, nhìn lại chặng đường 10 năm cải cách hành chính tại thành phố, đã thiết lập thể chế hành chính pháp lý phù hợp với sự vận hành của bộ máy hành chính và quyền làm chủ, tham gia các hoạt động quản lý Nhà nước của nhân dân; giữ vững kỷ luật kỷ cương hành chính, cải tiến lề lối làm việc, xây dựng đội ngũ CBCC và chính quyền các cấp vững mạnh, đủ sức bảo đảm hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành và chất lượng phục vụ nhân dân.  Bên cạnh đó, các mục tiêu về xây dựng một bộ máy hành chính chuyên nghiệp và hiện đại cũng đã đạt nhiều kết quả bước đầu khá quan trọng làm tiền đề cho những nỗ lực cho những năm tiếp theo. 

Nhìn lại kết quả thực hiện 10 năm cải cách hành chính 2001-2010 và những bài học kinh nghiệm đã đúc kết, có thể khẳng định rằng với tinh thần chủ động và hiệu quả cải cách hành chính đã tạo chuyển biến tích cực, rõ nét, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của bộ máy chính quyền địa phương; góp phần thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền và quy chế dân chủ cơ sở trong các cơ quan Nhà nước.

Những thành tựu về kinh tế - xã hội của thành phố không tách rời vai trò của công tác cải cách hành chính tại thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn 2011-2020, cải cách hành chính tại thành phố phải tiếp tục phát huy để đáp ứng yêu cầu xây dựng Đà Nẵng thành một đô thị phát triển, một trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, từng bước xây dựng chính quyền điện tử… đòi hỏi chính quyền và nhân dân thành phố phải tiếp tục tập trung xây dựng và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính theo hướng chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, vì nhân dân phục vụ.

ĐẶNG CÔNG NGỮ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.