Cách nào ngăn chặn tài xế uống rượu bia gây tai nạn giao thông?

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát biểu tại buổi Tọa đàm
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát biểu tại buổi Tọa đàm
(PLVN) - Sáng 3/5, tại tọa đàm “Cách nào ngăn chặn tài xế uống rượu bia gây tai nạn giao thông?” do Báo Giao thông tổ chức, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật - Phó Trưởng Phòng Tuyên truyền và Phổ biến pháp luật về An toàn giao thông - Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) (C08), Bộ Công an cho biết, hiện nay, nhiều người uống rượu bia nhưng vẫn lái xe tham gia giao thông mà không hề nghĩ đến hậu quả nặng nề, không quan tâm đến sự an toàn của bản thân và mọi người, làm dư luận xã hội bức xúc.

Thống kê của Cục CSGT cho thấy, năm 2018, lực lượng chức năng xử lý hơn 91.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong bốn tháng đầu năm 2019, CSGT đã xử lý gần 50.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Nhấn mạnh lực lượng CSGT đã cương quyết xử lý các vi phạm giao thông liên quan đến rượu bia cũng chỉ là phần ngọn, theo Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, vấn đề gốc là cần kiểm soát bằng pháp luật. Chúng ta cần một môi trường pháp lý chặt chẽ, có sự ràng buộc rõ ràng để khi người tham gia giao thông nghĩ đến hình phạt, chế tài hành chính, quy định quản lý giấy phép lái xe… là không muốn, không dám vi phạm.

Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện nay, các chế tài xử lý vi phạm trong luật và Nghị định 46 rất mạnh, phạt tiền rất cao, khiến nhiều người e ngại. Mức vi phạm 0,4mg/lít khí thở bị phạt tiền từ 16-18 triệu đồng. Với mức xử lý đó nhiều người đã rất lo ngại.

Tuy nhiên, bà Hiền đặt ra sự băn khoăn khi mức xử phạt đó đã đủ để răn đe hay chưa thì cần nghiên cứu thêm bởi thực tế có rất nhiều đề xuất xử lý hình sự đối với hành vi uống rượu gây tai nạn nghiêm trọng.

Tại nhiều quốc gia, hành vi vi phạm nồng độ cồn có thể bị xử phạt 20 năm tù. Do đó, Tổng cục Đường bộ sẽ có nghiên cứu cụ thể để có thể tăng mức tiền xử phạt, tước giấy phép lái xe và nhiều hình thức phạt bổ sung.

Được biết, tháng 6/2019, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến sẽ trình Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, trong đó nhóm hành vi liên quan đến nồng độ cồn sẽ tăng mức xử phạt lên 20-30 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 24 tháng thay vì phạt tiền 16-18 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 4-6 tháng như hiện nay. 

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.