Cách mạng Tháng Tám 1945 của dân tộc nổ ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến có lợi cho phong trào đấu tranh đòi độc lập, dân tộc, dân chủ của nhân loại tiến bộ.
Cục diện chiến tranh thế giới thứ hai nghiêng dần về phe đồng minh khi phát xít Đức và phát xít Nhật lần lượt đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh vô điều kiện. Trong nước, trải qua các cuộc diễn tập quan trọng như cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh (1931 – 1939) và cao trào dân chủ (1936 – 1939), phong trào kháng Nhật, cứu nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nắm bắt thời cơ này, ngày 9-3-1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương quyết định phát động rộng rãi phong trào kháng Nhật, cứu nước. Ngày 12-3, chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được ban hành chỉ rõ phương hướng và biện pháp hành động cách mạng, mở đường đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi. Ngày 16-4, Chỉ thị về việc tổ chức các Ủy ban dân tộc giải phóng được ban hành chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời cách mạng Việt
Cách mạng Tháng Tám thành công dẫn đến sự ra đời nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người chủ của đất nước và vận mệnh của chính dân tộc mình. Đó cũng là dấu mốc mở ra trang sử mới trong tiến trình lịch sử: trang sử của kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dân tộc Việt
Không chỉ mang ý nghĩa quốc tế, ý nghĩa nhất thời, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và quá trình trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ một chính đảng non trẻ trở thành người chèo lái vững vàng đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua giai đoạn gian nan đầy thách thức của những ngày đầu mới thành lập còn để lại cho dân tộc ta những bài học to lớn, những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho sự nghiệp cách mạng xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Đó là các bài học về việc nhận thức và nắm bắt thời cơ, từ đó có những quyết sách đúng đắn và kịp thời giúp đạt được mục tiêu cách mạng một cách nhanh chóng và ít tổn thất nhất; về việc nắm vững nguyên tắc giành, giữ và bảo vệ chính quyền, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng hợp lý đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân; về vai trò, vị thế của chính đảng cầm quyền trong cuộc cách mạng, biết “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Và hơn hết, đó là bài học về sự sáng suốt và quyết tâm chống giặc nội xâm ngay trong hàng ngũ của chính quyền cách mạng, bảo đảm cho sự tồn tại vững vàng của thể chế chính trị tốt đẹp mới thành lập.
Trong bài viết “Cách mạng Tháng Tám: Tầm cao trí tuệ, sức mạnh toàn dân” đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng số tháng 8-2010, tác giả Trần Đình Huỳnh phân tích rất rõ bài học này. Chống giặc nội xâm cũng giống như chống bất cứ thứ giặc nào, cần một bộ máy lãnh đạo có mưu lược và trung thành, gương mẫu, sẵn sàng đi tiên phong, dẫn dắt toàn dân tộc với tinh thần “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”. Với việc xác định kẻ thù bên trong làm suy thoái nền chính sự quốc gia có những biểu hiện là làm trái phép nước, lách luật, vi phạm pháp luật, ngang tàng phóng túng, sa đọa, óc quân phiệt, quan liêu, hình thức chủ nghĩa, mắc bệnh “quan cách mạng”, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ ra cần tuyệt đối tránh dung túng, không xử phạt hay xử phạt hình thức, che mắt nhân dân. Ngay từ năm 1946, khi đội ngũ cán bộ, công chức của Nhà nước ta còn rất thiếu và yếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh bên cạnh lời răn anh em viên chức phải có 4 đức tính cần, kiệm, liêm, chính, đã đưa ra 10 điều thưởng: “Ai làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng. Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được dân chúng mến phục sẽ được thưởng…” và 10 điều phạt: “Trộm cắp của công sẽ bị xử tử. Hãm hiếp, cướp bóc sẽ bị xử tử”. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước ngày một trưởng thành, người làm được việc không thiếu mà ngày càng nhiều hơn, giỏi giang hơn.
Kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thi đua lập thành tích sôi nổi chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ 11 của Đảng, chúng ta càng hiểu rõ giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc mà Cách mạng Tháng Tám mang lại; nhận thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ sau trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá, những tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Tám vào công cuộc đổi mới và đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Hoàn cảnh lịch sử trải qua 65 năm có nhiều thay đổi, vị thế đất nước ta cũng đã khác xưa, nhưng những bài học kinh nghiệm đúc rút từ cuộc cách mạng có ý nghĩa bước ngoặt trong tiến trình lịch sử dân tộc soi vào thực tiễn hiện nay vẫn luôn tươi mới, mang tính thời sự và vẹn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Lê Vân tổng hợp