Các nhân vật tham gia vụ CIA tra tấn tù nhân lộ mặt (P1)

(PLO) - Ngày 10/12, Liên Hiệp Quốc, các nước lên tiếng kêu gọi truy tố các quan chức Mỹ sau khi Thượng viện Mỹ công bố báo cáo mô tả những hành vi tra tấn tù binh tàn bạo của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).
Theo AFP, ông Ben Emmerson, đại diện đặc biệt của LHQ về chống khủng bố và nhân quyền khẳng định  bản báo cáo cho thấy chính quyền cựu Tổng thống Mỹ George Bush đã thực hiện một chính sách rõ ràng, cho phép thực hiện các hành vi tội ác mang tính hệ thống và vi phạm trắng trợn luật nhân quyền quốc tế.
Các tù nhân bị cấm ngủ tới 180 giờ liên tục, luôn bị khóa tay. Nhân viên CIA tra tấn họ bằng chiêu trấn nước kinh điển và tấn công tình dục họ.
 Các tù nhân bị cấm ngủ tới 180 giờ liên tục, luôn bị khóa tay. Nhân viên CIA tra tấn họ bằng chiêu trấn nước kinh điển và tấn công tình dục họ.
Báo cáo mới mà Thượng viện Mỹ đưa ra nói về một câu chuyện của hai cuộc chiến, hàng chục quan chức tình báo và những tù nhân bị giam giữ trong một hệ thống "các địa chỉ đen" cũng như các kỹ thuật tra tấn được sử dụng trên thế giới như Afghanistan, Ba Lan và Romania.
Ông Anthony Romero, giám đốc Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU) tuyên bố bản báo cáo khiến người ta rùng mình sởn gáy và nổi giận vì chính phủ Mỹ đã thực hiện các tội ác khủng khiếp.
Những chương trình tra tấn của Mỹ thời hậu 11/9 đã bị rò rỉ trong nhiều năm qua. Tờ Guardian, với những nguồn tin thân cận trong chính giới Mỹ, đã nhanh chóng vẽ lên sơ đồ một số nhân vật liên quan đến bản báo cáo "động trời" này:
Những quan chức nước Mỹ
1. George Tenet - giám đốc CIA 1997-2004:
George Tenet từng được Tổng thống G.W. Bush (con) trao huân chương Tự do.
 George Tenet từng được Tổng thống G.W. Bush (con) trao huân chương Tự do.
Tenet chính thức phê duyệt các kỹ thuật tra tấn sau khi chúng được sử dụng ít nhất với một tù nhân Abu Zubaydah. Tháng 12/2004, Tổng thống Mỹ George W Bush khi ấy trao cho ông Huân chương Tự do - phần thưởng dân sự cao nhất của nước Mỹ.
2. John Brennan – giám đốc CIA 2013 đến nay:
John Brennan
 John Brennan
Trước khi làm giám đốc CIA, ông là trợ lý điều hành cho Tenet trong việc thiết lập chương trình tra tấn. Chưa rõ vai trò của ông trong vụ việc này thế nào.
Ông được cho là người chỉ trích việc tra tấn nhưng các nghị sĩ Cộng hòa trong ủy ban tình báo Thượng viện cho biết không có bằng chứng nào chứng tỏ. Và ông bị Uỷ ban này lên án mạnh mẽ việc CIA do thám các nhà điều tra Thượng viện. Ông đã phải thừa nhận và xin lỗi các nghị sĩ Mỹ hồi tháng 7.
3. John Yoo, Jay Bybee – các luật sư cấp cao Bộ Tư pháp:
John Yoo.
 John Yoo.
Họ được coi là những người đã soạn thảo và ký thông qua nhiều tài liệu có nội dung cho phép CIA được sử dụng những biện pháp thẩm vấn nhục hình đối với  các nghi phạm khủng bố.
Tháng 4/2009, Đảng Dân chủ đã thông qua một nghị quyết thúc giục Hạ viện Mỹ bắt đầu tiến trình luận tội thẩm phán Jay Bybee. Đảng này cho rằng ông Bybee, với quyền hành lúc còn làm việc cho Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống Bush, đã tạo điều kiện cho các nhà chức trách lúc đó được phép sử dụng các hình thức xét hỏi tù nhân mà thế giới lên án là tra tấn nhục hình.
John Yoo từng là phó trưởng phòng luật của Bybee. Ông này đã soạn thảo một tài liệu đề ngày 14.3.2003 mang tên “Điểm chỉnh sửa thứ 8 trong Hiến pháp”chỉ rõ lực lượng quân sự làm nhiệm vụ thẩm vấn nghi phạm ở nước ngoài không bị ràng buộc bởi các điều cấm trong luật hình sự của liên bang về tội hành hung và nhiều tội khác về xâm phạm thân thể.
4. John Rizzo – cố vấn CIA: Luật sư hàng đầu của CIA trong thời gian thiết lập chương trình tra tấn, Rizzo tự mô tả ông là "một trong những kiến trúc sư trưởng về mặt pháp lý của chương trình".
5. Bruce Jessen và James Mitchell – nhà tâm lý và cố vấn CIA: Mitchell và Bruce Jessen là những người kiến tạo nên chương trình thẩm vấn của CIA. Các cựu quan chức tình báo cho biết Mitchell và Jessen cũng liên tục áp dụng phương pháp trấn nước nhằm vào các nghi can khủng bố bên trong nhà tù bí mật của CIA.
Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Mitchell và Jessen bán cho Chính phủ Mỹ một chương trình thẩm vấn chống lại các nghi phạm Al-Qaeda đáng giá.
Họ có nhiều năm đào tạo các sĩ quan quân sự "chống thẩm tra" và thông qua đó giúp binh lính Mỹ học cách thực hiện các kỹ năng như khỏa thân bắt buộc, học các tư thế stress đau đớn, mất ngủ và trấn nước.
Tuy các kỹ thuật thẩm vấn ấy luôn được đào tạo tại quân trường với tên gọi tắt là SERE - Tồn sinh, Lẩn trốn (chuồn), Đối kháng, Thoát hiểm - nhưng không bao giờ áp dụng trong bất cứ cuộc thẩm vấn thực tế nào.
Trong thời gian "thử nghiệm" tra tấn Abu Zubaydah vào tháng 4-tháng 5/2002, Mitchell hầu như viết báo cáo thường xuyên cho trung tâm chống khủng bố CIA về các yêu cầu cụ thể để triển khai kỹ thuật tra tấn.
6. Condoleezza Rice – cố vấn an ninh quốc gia:
Condoleezza Rice.
 Condoleezza Rice.
Khi còn là cố vấn an ninh quốc gia vào năm 2002, bà Rice đã đích thân phê chuẩn những hình thức tra khảo bằng nước. Các tài liệu mà Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ tiết lộ rằng bà Rice đã phê chuẩn hình thức tra tấn này đối với nghi phạm Al-Qaeda là Abu Zubaydah.
(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.