10 vụ can thiệp trắng trợn của CIA ở nước ngoài

Mỹ có lịch sử đáng nể trong việc cung cấp quân sự cho các quốc gia có nhu cầu. Nhiều vụ thành công nhưng cũng có không ít vụ thất bại như 10 sự kiện dưới đây.

Mỹ có lịch sử đáng nể trong việc cung cấp quân sự cho các quốc gia có nhu cầu. Nhiều vụ thành công nhưng cũng có không ít vụ thất bại như 10 sự kiện dưới đây.

Vụ Ukrainian Partisans

Trong thời gian từ 1945 đến 1952, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã đào tạo, cung cấp cho nhóm người Ukraina, tổ chức có tên Ukrainian Partisans do Đức hậu thuẫn nhằm chống lại Liên Xô trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II. Trong suốt 7 năm, Ukrainian Partisans đã hoạt động rùm beng tại khu rừng Carpathian Mountains và thực hiện nhiều vụ phá hoại quy mô lớn nhưng đến năm 1952 đã bị quân đội Xô Viết quét sạch.

 

Vụ Chinese BrigadeChinese Brigade (tạm dịch: Cây cầu người Hoa) để nói về vụ can thiệp của CIA đối với cách mạng Trung Quốc còn non trẻ. Đây là chiếc cầu được xây dựng tại Miến Điện, ngay sau khi Trung Quốc giành được độc lập.

Đầu những năm 50 ở thế kỷ trước, CIA đã sử dụng ngay những người tị nạn Trung  Quốc (thuộc phe đối lập, khoảng 12.000 người) để xây dựng một cây cầu hay còn gọi là chiếc cầu 12.000 người, làm công cụ tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc vừa mới ra đời.

Sau này, những kẻ bại trận được lợi rất nhiều nhờ cây cầu này để buôn bán thuốc phiện.

 

Ủng hộ tàn quân Guatemala

Sau khi Tổng thống Guatemala Jacobo Arbenz hợp thức hoá vai trò Đảng Cộng sản ở quốc gia này và thu hồi trên 400.000 mẫu đất của trang trại United Fruit thì CIA đã quyết định một chiến dịch nhằm lật đổ chính phủ của Arbenz bằng cách thu dung lực lượng phiến quân, tiến hành đào tạo trên quy mô lớn tại Honduras, đồng thời ủng hộ máy bay chiến đấu, máy bay nén bom để tấn công Guatemala.

Năm 1954, đội quân này đã mở đợt tấn công Guatemala và lật đổ chính phủ của Arbenz. 

10 vụ can thiệp trắng trợn của CIA ở nước ngoài ảnh 3
 

Ủng hộ phiến quân Sumatra

Năm 1958, nhằm lật đổ Tổng thống Indonexia Sukarno, CIA đã đưa các chuyên gia bán quân sự và vô tuyến điện đến đảo Sumatra để tổ chức và thực hiện kế hoạch lật đổ nguy hiểm này.

Với sự hỗ trợ của không quân CIA, phiến quân đã tiến hành vụ nổi dậy quy mô lớn, đáng tiếc lại bị thất bại nhục nhã, trong khi đó Chính phủ Mỹ lại từ chối sự can thiệp mặc dù máy bay B-26 của CIA kèm theo phi công Allen Pope đã bị bắt sống.

10 vụ can thiệp trắng trợn của CIA ở nước ngoài ảnh 4
 

Vụ Khamba Horseman

Khamba Horseman (Đội kỵ binh Khamba) để nói về sự dính líu của CIA vào sự kiện Tây Tạng, Trung Quốc đầu thập niên 50 ở thế kỷ trước. Ngay sau khi sự kiện Tây Tạng xảy ra, CIA bắt đầu tuyển mộ các kỵ binh Khamba để ủng hộ lãnh tụ tinh thần tôn giáo Đại La Lạt Ma khi trốn sang Ấn Độ năm 1959.

Đội kỵ binh Khamba được đào tạo rất công phu tại trại Camp Hale, vùng núi hiểm trở gần Leadville Colorado, sau đó cho hồi hương bằng những chuyến  phi cơ đặc biệt của CIA. Đội kỵ binh Khamba có lúc cao điểm lên tới trên 14.000 người và đến giữa thập kỷ 60 sau khi bị CIA đã bỏ rơi chỉ còn lại vài chục người, sống lay lắt cho đến tận năm 1970.

 

Vịnh Con Lợn

Vụ xâm lược Cuba mang tên Vịnh Con Lợn là vụ can thiệp trắng trợn, quy mô lớn và cũng là dự án thất bại nặng nề nhất của CIA. Năm 1960, CIA đã tuyển mộ 1.500 người Cuba tị nạn sống ở Miami để tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Cuba.

Đội quân lưu vong này được đào tạo khá bài bản tại Guatemala, được trang bị cả máy bay ném bom B-26 , đổ bộ xuống Vịnh Con lợn (Bay of Pigs) vào ngày 19/4/1961 nhưng đã bị thất bại thảm hại, tất cả 1500 người này đã bị bắt gọn sau 3 ngày đặt chân lên lãnh thổ Cuba.

Vụ L’armée Claudestine (LC)

Năm 1962, CIA đã tiến hành tuyển mộ những người ở bộ tộc Mèo sống ở miền núi của Lào để chống lại lực lượng quân đội cách mạng Phathet Lào. Phiến quân nói trên có tên là L’armée Claudestine (LC).

CIA đã cung cấp tặng răng cho LC từ lương thực, chi phí đào tạo cho đến những vật dụng cần thiết khác với tổng cộng trên 30.000 người. Đến 1975, đội quân người Mèo từ 250.000 người năm 1962 xuống còn khoảng 10.000 và buộc phải chạy trốn sang sống tị nạn tại Thái lan.

Cuộc đảo chính ở Campuchia

Trong suốt 15 năm liên tục, CIA đã theo đuổi một chiến dịch đầy tham vọng nhằm lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Suhanouk thông qua việc ủng hộ lực lượng chống đối có tên là KKK và thực hiện thành công vào tháng 3/1970.

Cuộc đảo chính dài hơi này được cấp tiền bởi những người đóng thuế Mỹ, trang bị bằng vũ khí Hoa Kỳ và được chính đội quân mũ nồi xanh của Mỹ trực tiếp huấn luyện và chỉ đạo. KKK (Khampuchia Khmer Krom) đã làm chủ thủ đô Phnom Penh, kiểm soát chính phủ.

Với sự hỗ trợ của chính quyền Nixon, KKK do Lon Nol cầm đầu đã nhanh chóng kiểm soát đất nước, và dùng chính bàn tay của quân đội để tiến hành chiến dịch diệt chủng, giết hại hàng chục nghìn người dân vô tội, biến quốc gia này thành cánh đồng chết.

Đảo chính ở Haiti

Năm 1988, CIA đã tìm mọi cách can thiệp vào cuộc bầu cử ở Haiti bằng một chương trình bí mật mang tên CAP nhằm phá hoạt kết quả cuộc bầu cử, đặc biệt là của người chiến thắng là Jean Bertrand Aristide.

Ba năm sau, Aristide đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính đẫm máu kéo theo trên 4.000 người bị thiệt mạng. Rất nhiều gương mặt chóp bu trong cuộc đảo chính này đã được CIA trả lương từ giữa thập niên 80.

Ví dụ, Emmanuel ’Toto’ Constant, đứng đầu tổ chức FRAPH, một băng nhóm tội phạm giết người, bảo kê và bắt cóc khét tiếng. Chính tên này đã khai ra bí mật, kể cả việc ăn tiền từ CIA. Tương tự, người đứng đầu Tổ chức tình báo quốc gia Haiti (NIS) do CIA tạo ra để chống buôn bán ma tuý cũng thú nhận sự thật tham gia đảo chính.

Năm 1994, Mỹ đã đưa tới Haiti một lực lượng đặc biệt, gồm 20.000 binh lính và cho phép Aristide trở lại nắm quyền và nực cười thay sau sự kiện “phục hồi” chức này CIA vẫn hợp tác với FRAPH và NIS. Đến năm 2004, Aristide lại bị lật đổ lẫn nữa và theo lời của Aristide thì ông ta bị lực lượng đặc biệt Mỹ bắt cóc.

Đảo chính thất bại ở Venezuela

Vào ngày 11/4/2002, những người đứng đầu quân đội Venezuela đã tổ chức một cuộc đảo chính nhằm lật đổ tổng thống dân chủ cánh tả vừa đắc cử Hugo Chavez nhưng đã bị thất bại sau hai ngày do hàng trăm nghìn người đổ ra đường phản đối và chính những đơn vị quân đội từng tham gia đảo chính nay lại đứng về phía người dân để bảo vệ chính phủ.

10 vụ can thiệp trắng trợn của CIA ở nước ngoài ảnh 6
 

Chính quyền George W. Bush chỉ quan tâm đến dân chủ ở vùng Tây bán cầu chứ không phê phán cuộc đảo chính này. Theo chuyên gia phân tích tình báo người Mỹ, Wayne Madsen, thì CIA đã rất tích cực trong cuộc đảo chính này bằng cách cung cấp nhân viên thuộc tổ chức hoạt động bí mật do một trung tá của ở Fort Bragg North Coroline được biệt phái tới để chỉ huy. Nhưng cuộc đảo chính đã bị thất bại thảm hại do người dân hết lòng ủng hộ tổng thống Hugo Chavez.

Khắc Nam (theo LVC)

Tin cùng chuyên mục

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.